Tiến Sĩ Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi các

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu . 4
    7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
    8. Luận điểm cơ bản cần bảo vệ . 6
    9. Những đóng góp mới của luận án . 6
    10. Cấu trúc của luận án 7
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON
    ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI 8
    1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề . 8
    1.1.1. Nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực 8
    1.1.2. Nghiên cứu vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên và giáo viên mầm non . 11
    1.1.3. Nghiên cứu vấn đề phổ cập giáo dục và phổ cập giáo dục mầm non . 20
    1.2 Một số khái niệm cơ bản của luận án . 23
    1.2.1 Quản lý 23
    1.2.2 Phát triển 25
    1.2.3 Nguồn nhân lực 26
    1.2.4 Quản lý nguồn nhân lực . 27
    1.2.5 Phát triển nguồn nhân lực 28
    1.2.6 Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non . 29
    1.3. Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi và một số nét đặc thù về yêu cầu phát triển đội ngũ
    giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi 36 1.4 Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm
    non cho trẻ em 5 tuổi 45
    1.4.1 Quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho
    trẻ em 5 tuổi . 46
    1.4.2 Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho
    trẻ em 5 tuổi 49
    1.4.3 Quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo
    dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. 50
    1.4.4 Thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu
    cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi . 51
    1.4.5 Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm
    non cho trẻ em 5 tuổi 51
    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập
    giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi . 52
    1.5.1 Yếu tố khách quan . 53
    1.5.2. Yếu tố chủ quan 55
    Kết luận chương 1 . 57
    Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON ĐÁP
    ỨNG YÊU CẦU PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI CÁC
    TỈNH TÂY NGUYÊN 58
    2.1. Một số đặc điểm về dân cư, kinh tế, văn hóa - xã hội và giáo dục của các tỉnh Tây
    Nguyên 58
    2.1.1.Đặc điểm về dân cư 58
    2.1.2 Đặc điểm về kinh tế . 60
    2.1.3 Đặc điểm về văn hóa và xã hội 62
    2.1.4. Đặc điểm về giáo dục 63
    2.2 Thực trạng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên 66
    2.2.1 Thực trạng về phát triển quy mô trường lớp, số lượng trẻ MN . 66
    2.2.2 Thực trạng về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi 70
    2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non các tỉnh Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu
    phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi . 74
    2.3.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ GVMN . 74
    2.3.2 Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ GVMN . 83
    2.3.3 Quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN . 85
    2.3.4 Thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giáo viên mầm non 88
    2.3.5 Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non . 89
    2.4 Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm
    non cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên 98
    Kết luận chương 2 . 102
    Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON ĐÁP ỨNG
    YÊU CẦU PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI CÁC TỈNH
    TÂY NGUYÊN 101
    3.1. Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển giáo dục mầm non các tỉnh Tây
    nguyên đến 2020 . 104
    3.1.1 Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo các tỉnh Tây nguyên đến năm 2020 . 104
    3.1.2 Định hướng phát triển giáo dục mầm non các tỉnh Tây Nguyên đến 2020 . 105
    3.2 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp . 107
    3.2.1 Đảm bảo tính cần thiết . 107
    3.2.2 Đảm bảo tính thực tiễn . 107
    3.2.3 Đảm bảo tính hiệu quả . 107
    3.2.4 Đảm bảo tính kế thừa . 108
    3.2.6. Nguyên tắc bảo đảm công bằng trong giáo dục 108
    3.3 Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu PCGDMN cho trẻ
    em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên . 109
    3.3.1 Đổi mới quy hoạch và chỉ đạo thực hiện hiệu quả quy hoạch phát triển ĐNGVMN 109
    3.3.2 Đổi mới công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non . 117
    3.3.3 Quản lý đào tạo, bồi dưỡng ĐNGVMN theo chuẩn đáp ứng yêu cầu PCGDMN5T phù
    hợp với điều kiện cụ thể ở Tây nguyên . 119
    3.3.4 Tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc cho GVMN tại vùng dân tộc thiểu số 123
    3.3.5 Xây dựng và hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với GVMN, đặc biệt đối với GVMN tại
    vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn . 124
    3.3.6. Thực hiện đánh giá ĐNGVMN theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN phù hợp với các tỉnh
    Tây Nguyên . 128
    3.3.7 Mối quan hệ giữa các giải pháp . 130
    3.4 Khảo sát và thử nghiệm các giải pháp đề xuất . 132
    3.4.1. Khảo sát tính cấp thiết và mức độ khả thi của các giải pháp 132
    3.4.2. Thử nghiệm nội dung giải pháp 136
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 147
    1. Kết luận 148
    2. Khuyến nghị 151


    1. lý do chọn đề tài
    Trong sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đội ngũ giáo viên
    (ĐNGV) đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Điều này được khẳng định rất rõ
    trong Điều 14, Luật giáo dục: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm
    bảo chất lượng giáo dục.” [61] Chất lượng ĐNGV ảnh hưởng trực tiếp đến
    chất lượng của giáo dục. Đội ngũ nhà giáo là lực lượng quyết định đến sự
    thành công của ngành giáo dục.
    Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã chú trọng: Phát triển đội
    ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ hết sức cấp thiết của ngành giáo
    dục và đào tạo nói chung và của từng cấp học, bậc học nói riêng. Một trong các
    giải pháp then chốt của Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 là phát
    triển đội ngũ nhà giáo: “Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo dục
    toàn diện theo chương trình giáo dục mầm non và phổ thông, dạy học 2
    buổi/ngày, giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo viên tư vấn học đường và hướng
    nghiệp, giáo viên giáo dục đặc biệt và giáo viên giáo dục thường xuyên.”[84]
    Đội ngũ giáo viên mầm non (ĐNGVMN) có vị trí đặc biệt quan trọng
    trong hệ thống giáo dục quốc dân; ĐNGVMN có nhiệm vụ thực hiện việc nuôi
    dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 - 72 tháng tuổi. Trong thực hiện kế hoạch
    giáo dục và tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các
    bậc cha mẹ và cộng đồng, giáo viên mầm non (GVMN) chủ động phối hợp với
    gia đình trẻ để cùng phối hợp trong việc chăm sóc và giáo dục (CS&GD) trẻ
    mầm non, tạo tiền đề vững chắc cho sự hình thành và phát triển nhân cách con
    người.
    Trong giai đoạn hiện nay, công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
    em 5 tuổi (PCGDMN5T) được xác định là nhiệm vụ thường xuyên và không
    đơn thuần chỉ là huy động số trẻ ra lớp, tạo điều kiện cho nhiều người được đi
    học. Mục tiêu phổ cập giáo dục (PCGD) gắn liền với các mục tiêu phát triển
    kinh tế và xã hội (KT-XH).Trong đó phát triển ĐNGVMN là yếu tố cần thiết
    để thực hiện PCGDMN5T, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và góp
    phần phát triển giáo dục. Để đáp ứng mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho
    trẻ em 5 tuổi “ Bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền được đến
    lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn
    bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi
    học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1” [83] đội ngũ giáo viên mầm non
    càng có vai trò quyết định. Vì vậy, phát triển đội ngũ GVMN thực hiện nâng
    cao chất lượng giáo dục mầm non (GDMN), góp phần phát triển giáo dục các
    tỉnh Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện
    đại hóa (HĐH) đất nước.
    Cùng với cả nước, Tây Nguyên đang thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn
    bản và toàn diện về giáo dục. Trong những năm gần đây, GDMN vùng Tây
    Nguyên đang có những bước chuyển biến căn bản, hệ thống trường lớp mầm
    non (MN) được phát triển; thu nhận trẻ vào nhà trẻ với tỷ lệ 9,3% và mẫu giáo
    60% trẻ em trong độ tuổi, trong đó có 62,3% trẻ em dân tộc trong độ tuổi đến
    trường, lớp MN. Tuy vậy, giáo dục mầm non vùng Tây Nguyên vẫn có những
    khó khăn hạn chế, trong đó khó khăn cơ bản là phát triển ĐNGVMN để đáp
    ứng các mục tiêu của Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Thực
    tế cho thấy, hàng năm bình quân mỗi tỉnh trong vùng Tây Nguyên thường
    thiếu từ 100 – 150 GVMN, tập trung nhiều nhất là ở vùng đồng bào dân tộc,
    vùng sâu, vùng xa; sự thiếu hụt càng tăng khi có chủ trương dạy 2 buổi/ ngày
    tại các lớp mẫu giáo 5 tuổi. Về cơ cấu đội ngũ GVMN chưa thật đồng bộ, các
    kiến thức, kỹ năng, năng lực thực tiễn của GV còn yếu ảnh hưởng đến chất
    lượng đội ngũ, đặc biệt là đa số GV dạy ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    (DTTS) vẫn chưa tiếp cận được việc đổi mới phương pháp dạy học, sự bất
    đồng về ngôn ngữ hay gặp phải ở GV người Kinh dạy trẻ dân tộc; ngược lại
    khả năng sử dụng tiếng Việt của nhiều GVMN người dân tộc còn hạn hẹp nên
    việc thực hiện chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em 5 tuổi vào lớp 1 còn nhiều hạn
    chế. Do đó đã làm nảy sinh nhiều khó khăn, lúng túng, bị động trong công tác
    quản lý, đặc biệt là việc thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
    em 5 tuổi.
    Để thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2011- 2020, đảm
    bảo cho phát triển giáo dục Tây Nguyên nói chung và phát triển đội ngũ giáo
    viên mầm non thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ phổ cập GDMN cho trẻ em
    5 tuổi nói riêng đang là một yêu cầu cấp thiết. Đó cũng chính là lí do tác giả
    chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phổ
    cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên ".
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận phát triển giáo viên đáp ứng yêu cầu phổ
    cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và khảo sát thực trạng về phát triển
    đội ngũ GVMN các tỉnh Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm
    non cho trẻ em 5 tuổi, luận án đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ GVMN
    đáp ứng yêu cầu phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên.
     
Đang tải...