Luận Văn Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông vùng ven thành phố Đà Lạt đáp ứng xây dự

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông vùng ven thành phố Đà Lạt đáp ứng xây dựng trường chuẩn quốc gia
    Giới thiệu chung

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người tổ chức, quản lý trực tiếp và sâu sát nhất về mọi mặt đối với HS và thực hiện GD đạo đức, lối sống, phát triển nhân cách, tư vấn hướng nghiệp cho từng HS. Vì thế, công tác chủ nhiệm lớp giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì nền nếp, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện HS. Đồng thời, người GVCN lớp là “cầu nối” giữa nhà trường và gia đình HS, góp phần thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
    1.2. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, từ năm học 2009 – 2010 Bộ GD&ĐT đã có các qui định, hướng dẫn đề cao vị trí, vai trò và nhiệm vụ của người GVCN. Đồng thời trong Qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) có đề cập đến năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường GD (Tiêu chuẩn 2), năng lực GD (Tiêu chuẩn 4) và năng lực hoạt động chính trị, xã hội (Tiêu chuẩn 5) của ngườiGV, đó cũng là năng lực cần thiết của người GVCN.
    Chỉ thị Số 3399 /CT-BGDĐT, ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của GD mầm non, GD phổ thông, GD thường xuyên và GD chuyên nghiệp năm học 2010 – 2011 trong phần nhiệm vụ chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD có nhấn mạnh: “Tổ chức có hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chú trọng bồi dưỡng kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp”.
    Công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH, ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GD trung học năm học 2010-2011 có hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động GD: “Tiếp tục đổi mới phương thức GD đạo đức, GD ngoài giờ lên lớp, GD hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép và tích hợp; chú trọng GD giá trị, GD kỹ năng sống cho HS”, đây là những nội dung hoạt động có liên quan đến GVCN lớp. Trong phần hướng dẫn triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD trung học, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo: “Tăng cường vai trò của đội ngũ GVCN lớp trong việc GD đạo đức, GD hướng nghiệp, GD giá trị và kỹ năng sống, tư vấn học đường cho HS; thiết lập và duy trì có hiệu quả mối quan hệ giữa GVCN lớp với GV bộ môn, các đoàn thể xã hội và gia đình HS trong việc phụ đạo HS yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi, nắm chắc tình hình, khắc phục nguyên nhân HS bỏ học; GD toàn diện cho HS . Nghiên cứu xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng GV làm công tác chủ nhiệm lớp”, Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động GD ngoài giờ lên lớp theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội cho HS”, Điều này cho thấy Bộ GD&ĐT đã rất quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp nói chung, đến nhiệm vụ của GV chủ nhiệm lớp nói riêng.
    1.3. Thành phố Lào Cai là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Lào Cai. Các điều kiện thuận lợi về kinh tế xã hội đã giúp cho sự nghiệp GD thành phố Lào Cai phát triển nhất so với các huyện trong tỉnh. Thành phố Lào Cai có 4 trường THPT đủ đáp ứng nhu cầu học tập của con em cán bộ, công nhân và nhân dân các dân tộc. Được sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, trong những năm học vừa qua các trường THPT ở thành phố Lào Cai đã thực hiện nhiều biện pháp xây dựng và duy trì nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện HS. Một trong các biện pháp đã được triển khai là tăng cường vai trò của đội ngũ GVCN lớp trong việc GD toàn diện cho học sinh trên cơ sở phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
    1.4. Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng GD toàn diện HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập và tồn tại. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của đội ngũ GVCN trong việc GD toàn diện cho HS ở trường THPT; sự thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa GVCN lớp với GV bộ môn, các đoàn thể xã hội và gia đình HS trong việc phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi; nắm chắc tình hình, khắc phục nguyên nhân HS chưa chăm học và công tác nghiên cứu xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng GV làm công tác chủ nhiệm lớp đã được triển khai thực hiện nhưng chưa thực sự có hiệu quả. Mặt khác, mặt trái của nền kinh tế thị trường và những tiêu cực ngoài xã hội đã có ảnh hưởng không tốt đến GD. Do đó, ở mỗi trường THPT vẫn còn một bộ phận HS chưa có động cơ, thái độ học tập đúng đắn dẫn đến không tích cực học tập hoặc sa sút về đạo đức, lối sống. Những biểu hiện thường gặp đối với các HS đó là sự chểnh mảng học tập, mải chơi, thậm chí bỏ học để đi chơi game online; nói tục, chửi bậy, thiếu lễ phép hoặc gây gổ, thiếu kiềm chế bản thân dẫn đến đánh nhau từ những nguyên nhân đơn giản. Mặt khác, các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm và đối với GVCN lớp chưa thật hợp lý trong nền kinh tế thị trường.
    1.5. Vấn đề công tác chủ nhiệm lớp và quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Thành phố Lào Cai chưa được quan tâm đúng mức để nâng cao chất lượng GD toàn diện. Việc nghiên cứu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT thành phố Lào Cai để đưa ra các biện pháp quản lý đồng bộ, phù hợp với thực tế của giáo dục địa phương nhằm tăng cường vai trò của đội ngũ GVCN, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng GD toàn diện HS là vấn đề cấp thiết.
    Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai” làm vấn đề nghiên cứu của luận văn này.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp, thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng nhằm đề xuất một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường THPT.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    Công tác quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT thành phố Lào Cai.
    4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
    4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
    Một số biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường THPT tỉnh Lào Cai.
    4.2. Khách thể nghiên cứu: họat động quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường THPT
    4.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
    Tại 4 trường THPT ở thành phố Lào Cai.
    5. Giả thuyết khoa học
    Hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp và chất lượng giáo dục toàn diện học sinh các trường THPT ở thành phố Lào Cai sẽ được nâng cao nếu Hiệu trưởng có những biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp một cách khoa học và phù hợp với thực tế giáo dục của địa phương.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng.
    6.2 Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và thực trạng các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT thành phố Lào Cai hiện nay.
    6.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện HS.
    6.4. Khảo nghiệm các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp trường THPT đã nghiên cứu đề xuất.
    7. Các cách tiếp cận nghiên cứu
    7.1. Tiếp cận chuẩn hóa. Tiếp cận chuẩn nghề nghiệp GV THPT để xem xét một số năng lực của GVCN, bởi GVCN cũng chính là người GV thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn học, đồng thời cũng là người làm công tác chủ nhiệm, quản lí một tập thể HS.
    7.2. Tiếp cận hoạt động. Công tác chủ nhiệm lớp là một họat động trong quá trình người GV thực hiện nhiệm vụ GD, trong đó mục đích là GD toàn diện cho HS do lớp mình phụ trách. Tiếp cận họat động giúp cho người nghiên cứu họat động chủ nhiệm lớp theo cấu trúc họat động, đồng thời xem xét công tác quản lí của người hiệu trưởng cũng theo quan điểm cấu trúc họat động.
    7.3. Tiếp cận thực tiễn. Họat động chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp gắn với thực tiễn ở trường phổ thông, cụ thể là trường THPT. Việc nghiên cứu theo tiếp cận thực tiễn giúp cho người nghiên cứu xem xét mọi vấn đề, mọi họat động xuất phát từ HS, GVCN lớp, phụ huynh HS, CBQL GD . những người có liên quan trực tiếp đến quá trình GD học sinh.
    8. Phương pháp nghiên cứu
    8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bản pháp qui, các công trình nghiên cứu khoa học về QLGD, QL công tác chủ nhiệm lớp. Từ đó phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến luận văn.
    Phân tích và tổng hợp các quan niệm về QLGD, quản lý công tác chủ nhiệm lớp; công tác quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT; công tác chủ nhiệm lớp của GV.
    8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
    + Bảng hỏi cha mẹ học sinh về sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhịêm lớp
    với cha mẹ học sinh, cộng đồng trong quá trình giáo dục học sinh.
    + Bảng hỏi giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp về những công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp; những biện pháp quản lý lớp và làm việc với học sinh
    + Bảng hỏi hiệu trưởng, phó hiệu trưởng về công tác quản lý họat động chủ nhiệm lớp và những biện pháp quản lý có hiệu quả đối với họat động chủ nhiệm lớp của giáo viên trong trường.
    + Bảng hỏi học sinh về công tác chủ nhiệm của giáo viên
    - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động chủ nhiệm lớp của các GVCN và công tác quản lý của các hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp của GV.
    - Phương pháp phỏng vấn:
    + Phỏng vấn HS, cha mẹ HS để làm rõ thực trạng công tác chủ nhiệm lớp
    + Phỏng vấn GV để làm rõ thực trạng công tác QL chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng
    8.3. Phương pháp chuyên gia: xin tư vấn thêm từ các chuyên gia có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp, và CBQL có kinh nghiệm QL công tác chủ nhiệm lớp.
    8.4. Nghiên cứu sản phẩm: phân tích những sáng kiến về công tác chủ nhiệm và kế hoạch công tác chủ nhiệm của một số GV.
    8.5 Phương pháp toán thống kê
    Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý và phân tích các số liệu từ các bảng hỏi thu thập được
    9. Cấu trúc luận văn
    Cấu trúc luận văn được chia làm ba phần như sau:
    Phần 1. Phần mở đầu
    Phần 2. Kết quả nghiên cứu bao gồm có ba chương
    - Chương 1: Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
    - Chương 2: Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường THPT phố Lào Cai.
    - Chương 3: Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường THPT thành phố Lào Cai.
    Phần 3. Kết luận và khuyến nghị
    Ngoài phần chính văn còn có phần danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...