Tiến Sĩ Phát triển đội ngũ giảng viên Trường đại học An Giang theo tiếp cận quản lí nhân lực

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
    ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN QUẢN LÍ NHÂN LỰC VÀ KINH NGHIỆM
    QUỐC TẾ . 8
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới 8
    1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 10
    1.2. Khái niệm cơ bản đề tài 16
    1.2.1. Phát triển . 16
    1.2.2. Nhân lực 16
    1.2.3. Quản lí nhân lực 17
    1.2.4. Trường đại học 17
    1.2.5. Đội ngũ và đội ngũ giảng viên 18
    1.3. Trường đại học với sứ mệnh đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu phát
    triển kinh tế - xã hội. 20
    1.3.1. Trường đại học trong hệ thống quốc dân 20
    1.3.2. Trường đại học cấp tỉnh 21
    1.3.3. Giảng viên đại học nhân tố cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo24
    1.3.4. Phát triển giáo dục gắn với kinh tế – xã hội 26
    1.4. Yêu cầu phát triển ĐNGV theo tiếp cận quản lí nhân lực 28
    1.4.1. Yêu cầu chung về phát triển ĐNGV . 28
    1.4.2. Yêu cầu quán triệt chức năng quản lí 33
    1.4.3. Nội dung về quản lí nhân lực 35
    1.5. Quan hệ quản lí giữa hiệu trưởng, trưởng khoa và trưởng bộ môn
    trong phát triển ĐNGV . 37
    1.5.1. Hiệu trưởng . 37
    1.5.2. Trưởng các khoa 37
    1.5.3. Trưởng các bộ môn . 39
    1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV trường đại học . 41
    1.6.1. Yếu tố chủ quan . 41
    1.6.2. Yếu tố khách quan . 41
    1.7. Kinh nghiệm một số nước trong khu vực và trên thế giới về phát
    triển đội ngũ giảng viên đại học 43
    1.7.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc . 43
    1.7.2. Kinh nghiệm của Singapore 43
    1.7.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản . 44
    1.7.4. Kinh nghiệm của Hoa Kì 44
    Tiểu kết chương 1 . 47
    Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG THEO TIẾP CẬN QUẢN LÍ NHÂN
    LỰC 48
    2.1. Giới thiệu việc tổ chức khảo sát thực trạng ĐNGV và phát triển
    ĐNGV của trường ĐH An Giang 48
    2.1.1. Mục tiêu khảo sát 48
    2.1.2. Nội dung khảo sát 48
    2.1.3. Công cụ khảo sát . 48
    2.1.4. Phương thức khảo sát 49
    2.1.5. Tổ chức để kết quả khảo sát có độ tin cậy 50
    2.1.6. Kết quả khảo sát 50
    2.2. Khái quát về kinh tế - xã hội Tây Nam Bộ và tỉnh An Giang . 51
    2.2.1. Đặc điểm về địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội Tây Nam Bộ 51
    2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh An Giang 52
    2.3. Khái quát về Trường đại học An Giang 56
    2.3.1. Quá trình hình thành Trường đại học An Giang . 56
    2.3.3. Tổ chức nhà trường . 56
    2.3.4. Tình hình hoạt động của Trường đại học An Giang 57
    2.3.5. Một số điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục đại học . 60
    2.4. Thực trạng đội ngũ giảng viên Trường đại học An Giang 65
    2.4.1. Số lượng đội ngũ giảng viên . 65
    2.4.2. Chất lượng đội ngũ giảng viên 66
    2.4.3. Cơ cấu đội ngũ giảng viên 68
    2.5. Thực trạng phát triển ĐNGV Trường đại học An Giang theo tiếp
    cận quản lí nhân lực . 70
    2.5.1. Quy hoạch đội ngũ giảng viên trường đại học 70
    2.5.2. Tổ chức phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học 72
    2.5.3. Ý kiến đánh giá chung 76
    2.5.4. Ý kiến đánh giá của CBQL về ĐNGV . 83
    2.5.5. Ý kiến đánh giá của sinh viên tốt nghiệp về chất lượng đào tạo 85
    2.5.6. Ý kiến của CBQL về tình hình sử dụng nhân lực . 87
    2.6. Đánh giá chung 89
    2.6.1. Phân tích ưu điểm 89
    2.6.2. Nhận diện bất cập 90
    2.6.3. Phân tích thuận lợi 90
    2.6.4. Phân tích thách thức 91
    2.6.5. Nhận định nguyên nhân 92
    Tiểu kết chương 2 . 93
    Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG THEO TIẾP CẬN QUẢN LÍ NHÂN
    LỰC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY . 94
    3.1. Đổi mới giáo dục và những định hướng lớn về phát triển ĐNGV . 94
    3.2. Nguyên tắc lựa chọn giải pháp . 94
    3.2.1. Tính kế thừa 94
    3.2.2. Tính thực tiễn 95
    3.2.3. Tính hệ thống 95
    3.2.4. Tính phát triển . 95
    3.3. Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường đại học An Giang
    theo tiếp cận quản lí nhân lực . 95
    3.3.1. Xác định qui hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với động
    thái phát triển của nhà trường . 96
    3.3.2. Tổ chức tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giảng viên nâng cao chất lượng
    theo hướng chuẩn hóa . 99
    3.3.3. Chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV để nâng cao năng lực đào tạo
    của nhà trường đảm bảo sự phát triển bền vững trường đại học An
    Giang .102
    3.3.4. Tăng cường sự kiểm tra, đánh giá đối với công tác phát triển đội ngũ
    giảng viên để thực hiện được mục tiêu phát triển của nhà trường 113
    3.3.5. Xây dựng cơ chế và cụ thể hóa chính sách tạo môi trường thuận lợi
    cho đội ngũ giảng viên làm việc và sáng tạo khoa học . 115
    3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp . 120
    3.5. Thử nghiệm tác động vào thực tiễn . 121
    3.5.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
    . 121
    3.5.2. Thử nghiệm một số giải pháp 123
    - Qui hoạch phát triển đội ngũ giảng viên theo chuyên ngành, 124
    - Đổi mới qui trình tuyển dụng đội ngũ giảng viên, . 125
    - Đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao năng lực GV, trọng tâm là
    việc giảng dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học
    . 127
    Tiểu kết chương 3 . 133
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 134
    1. Kết luận . 134
    2. Khuyến nghị 135
    CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 137
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
    PHỤ LỤC 148
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khẳng
    định: "Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh
    giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển
    nhanh và bền vững", trong đó chất lượng giáo dục có ý nghĩa sống còn đối với sự phát
    triển giáo dục và “Đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Chỉ
    có xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo mới tạo ra bước đột phá về
    giáo dục. Do vậy, đội ngũ nhà giáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao
    dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”, đồng thời “tham gia đào
    tạo nhân lực cho khu vực và thế giới”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức
    IX chỉ rõ: “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định phát triển của đất nước
    trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
    2011 – 2020 nhấn mạnh: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là “một đột phá chiến
    lược” để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển KT – XH. “đào tạo nguồn nhân
    lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các
    lĩnh vực, ngành nghề” [26].
    Phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng
    hiện đại và để thực hiện mục tiêu phát triển con người mà Cương lĩnh 2011 đề ra.
    Đảng ta lựa chọn phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
    cao, là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020.
    Trong ba khâu đột phá chiến lược mà Đảng ta xác định thì “Phát triển nhanh nguồn
    nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản
    và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với
    phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” được xem là khâu đột phá thứ hai.
    Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định: “Phát triển giáo dục là
    quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
    chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi



    mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu
    then chốt” và “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ
    lãnh đạo, quản lí giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn; đội ngũ

    doanh nhân và lao động lành nghề” [27], để giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao
    dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng
    đất nước, xây dựng văn hóa và con người Việt Nam.
    Ngày 04/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành nghị quyết Hội
    nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI (nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi
    mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh: “chất lượng, hiệu quả giáo
    dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề
    nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các
    phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn
    kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động;
    chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc.
    Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực
    chất. Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ
    quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo
    kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức
    nghề nghiệp”.
    Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn
    bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
    nhấn mạnh đến giáo dục đại học: “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân
    lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm
    giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại
    học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân
    lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và
    quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và
    các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”.
    Để có thể thích ứng với xu thế của toàn cầu hóa ngày nay, sự phát triển của
    KH&CN và nền kinh tế tri thức, các trường ĐH phải không ngừng đổi mới chương
    trình đào tạo theo một chiến lược nhất quán với tầm nhìn rộng. Đồng thời, tập trung xây
    dựng và phát triển năng lực cốt lõi và những năng lực phân biệt của ĐNGV để tạo lợi
    thế cạnh tranh bền vững, tăng cường đáp ứng nhu cầu KT - XH của đất nước, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
    Trước những đòi hỏi của xã hội ngày càng cao về trình độ đào tạo đại học, các
    trường ĐH Việt Nam cần tận dụng tốt cơ hội, vượt qua các khó khăn để hội nhập vào
    GDĐH thế giới, đáp ứng sự phát triển của GDĐH trong nền kinh tế tri thức, xứng đáng
    với vai trò GDĐH là đầu tàu của nền kinh tế tri thức mà trong đó vấn đề quan trọng, có
    vai trò then chốt tạo ra chất lượng, hiệu quả của GDĐH chính là phát triển ĐNGV [29].
    An Giang là tỉnh biên giới nằm xa các trung tâm kinh tế, bị chia cắt bởi hệ thống
    sông ngòi chằng chịt, cơ sở hạ tầng chậm phát triển. Bên cạnh đó, là tỉnh có nguồn
    dân số khá đông với trên hai triệu người nhưng nhìn chung trình độ về giáo dục còn
    khá thấp. Do vậy, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là sứ mệnh của trường đại
    học và các cơ sở đào tạo, trong đó xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ
    đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao năng lực đào tạo của nhà trường đáp ứng nhu cầu
    nhân lực phục vụ sự phát triển KT - XH của cả nước và của tỉnh An Giang.
    Với việc mở rộng quy mô đào tạo đa ngành đáp ứng nhu cầu của người học hiện
    nay, trong kế hoạch chiến lược phát triển trường đại học An Giang giai đoạn 2011 –
    2020 xác định sứ mạng: “Trường đại học An Giang là trung tâm đào tạo đa ngành,
    đa trình độ, đáp ứng nhu cầu học tập cho cộng đồng dân cư tỉnh An Giang và vùng
    Đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ đáp ứng
    yêu cầu phát triển KT – XH của địa phương và của cả nước trong quá trình CNH,
    HĐH và hội nhập quốc tế” [114]. Vì vậy, việc phát triển ĐNGV nhằm đáp ứng yêu
    cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển KT - XH của tỉnh là cần
    thiết.
    Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài "Phát triển đội ngũ giảng viên trường
    đại học An Giang theo tiếp cận quản lí nhân lực" làm đề tài luận án.
     
Đang tải...