Thạc Sĩ Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 15/6/14
    Last edited by a moderator: 15/6/14
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Sự hội nhập và giao lưu quốc tế khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của GD-ĐT trong thời kỳ mới; GD-ĐT là nhân tố quyết định sự thành công quá trình CNH-HĐH đất nước. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa VIII lần II của Đảng CSVN chỉ rõ: “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển GD là phải đặc biệt chăm lo đào tạo và tiêu chuẩn hóa đội ngũ GV cũng như CBQLGD cả về chính trị, tư tưởng đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ”, “Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý GD-ĐT” [30].
    Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN (khóa IX) khẳng định: “Phát triển GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và CBQLGD là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng” [36].
    Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã nêu rõ: “Mục tiêu của đổi mới chương trình GDPT là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp GD, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ GDPT ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
    . Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng GV và công tác QLGD .” [79].
    Mục tiêu phát triển GD đã xác định: “Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, CBQL, đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập THCS, đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp GD các cấp học, bậc học. Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô vừa nâng cao chất lượng hiệu quả, đổi mới QLGD tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển GD” [79].
    Quan điểm, mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 và Phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015 trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng CSVN nêu rõ: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung; phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ GV và CBQLGD, đào tạo . Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi ” [37].
    Chiến lược phát triển GD 2011-2020 ban hành theo Quyết định số 711 ngày 13-6-2012 của Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá tình hình GD Việt Nam giai đoạn 2001-2010 về đội ngũ nhà giáo và đội ngũ CBQLGD: “Một bộ phận nhà giáo và CBQL chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ GD trong thời kỳ mới. Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn. Tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học trong GD đại học còn thấp; tỷ lệ sinh viên trên giảng viên chưa đạt mức chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển GD 2001-2010. Vẫn còn một bộ phận nhỏ nhà giáo và CBQLGD có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống, ảnh hưởng không tốt tới uy tín nhà giáo trong xã hội. Năng lực của một bộ phận nhà giáo và CBQLGD còn thấp. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo và CBQLGD, đặc biệt là chính sách lương và phụ cấp theo lương, chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành GD, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới GD” [23].
    Để thực hiện đổi mới GDPT, ngoài việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, trang thiết bị dạy học, tổ chức thi cử, đánh giá, chuẩn hóa trường sở . Trong đó, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ GV và CBQLGD có vai trò quyết định. Trước những yêu cầu của xã hội đòi hỏi ngày càng cao, cần phải nâng cao năng lực cho CBQL để giúp họ có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý được giao ở nhà trường.
    Thực hiện Quyết định số 09/2005/TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2005-2010”, theo tinh thần Chỉ thị số 40/CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; từ đó đến nay, ngành GD-ĐT đề ra nhiều biện pháp thực hiện và bước đầu đạt được những kết quả nhất định.
    THPT là một cấp học của hệ thống GD quốc dân, là cấp học rất quan trọng góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định mục tiêu của cấp học này: “GD THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của GD THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
    Để các trường THPT hoàn thành được nhiệm vụ chính trị của mình trước yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của Đảng, trong bối cảnh đất nước tích cực đẩy nhanh quá trình hội nhập, toàn cầu hóa với thời đại kinh tế tri thức, đòi hỏi thanh niên trong độ tuổi phải có trình độ cao, nguồn lực lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, hiện nay, nhiều địa phương các tỉnh Đông Nam Bộ đã, đang thực hiện nhiệm vụ phổ cập GD THPT cho người dân trong độ tuổi; ngành GD đang thực hiện đổi mới GDPT về: nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá Thực hiện có hiệu quả các yêu cầu trên, rất cần sự chuẩn bị để có được đội ngũ CBQL các trường THPT đủ về số lượng, có phẩm chất và năng lực tốt để thực thi nhiệm vụ đào tạo của nhà trường.
    Trong tình hình hiện nay, chất lượng đội ngũ CBQL ở các trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng do ngành GD đặt ra, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình KT-XH trong thời kỳ mới. Một số địa phương chưa quan tâm, chưa thấy được vị trí, vai trò của đội ngũ này. Do đó, từ việc đề bạt, xây dựng đến việc phát triển đội ngũ CBQL vẫn còn tùy tiện, theo kinh nghiệm, chưa có cơ sở khoa học. Vì vậy, chưa phát huy được vai trò của đội ngũ CBQL trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và GD.
    Do đó, việc nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao phó và đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2020 của các tỉnh miền Đông Nam Bộ là vấn đề mang tính cấp thiết.
    Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học Phổ thông các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Công tác quản lý đội ngũ CBQL trường THPT.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ.
    4. Giả thuyết khoa học
    Đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD của khu vực và đất nước. Nếu xác lập và thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL mang tính khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương, thực hiện GD-ĐT đội ngũ CBQL đạt đến sự chuẩn hóa, trên chuẩn, hiện đại hóa; thực hiện các chính sách, chế độ để đảm bảo sức khỏe (thể lực, trí lực, tâm lực) cho CBQL; tạo ra môi trường làm việc tốt nhất để đội ngũ CBQL nâng cao hiệu quả làm việc; bố trí công việc một cách hợp lý, đồng bộ giữa các yếu tố chất lượng, số lượng và cơ cấu đội ngũ CBQL; thực hiện dân chủ hóa, giúp CBQL phát huy mọi tiềm năng cá nhân và phát triển bản thân thì có thể xây dựng được đội ngũ CBQL đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng, có tâm, có tài, có bản lĩnh, góp phần giúp các trường THPT và ngành GD các tỉnh Đông Nam Bộ thực hiện thắng lợi chủ trương đổi mới sự nghiệp GDPT, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.
    5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL và việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ.
    5.3. Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.
    6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    6.1. Nguyên tắc tiếp cận
    * Nguyên tắc tiếp cận hệ thống
    Các trường THPT là một bộ phận trong phân hệ GDPT của hệ thống GD quốc dân. Những vấn đề về GD THPT được nghiên cứu, xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại giữa GD THPT với các bộ phận GD Tiểu học và GD THCS cũng như với hệ thống lớn là hệ thống GD quốc dân.
    Đội ngũ CBQL trường THPT là chủ thể của quá trình quản lý trường THPT, vì vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT phải gắn liền với việc thực hiện mục tiêu GD THPT, yêu cầu đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở trường THPT hiện nay.
    Mặt khác, công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT cũng là một hệ thống bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều thành tố có quan hệ biện chứng với nhau và với việc phát triển các hoạt động khác của GD THPT nói riêng và GD-ĐT nói chung.
    * Nguyên tắc tiếp cận phức hợp
    Việc nghiên cứu phát triển đội ngũ CBQL trường THPT dựa trên nhiều lý thuyết khác nhau như khoa học QLGD, lý thuyết phát triển nhân sự, GD học, tâm lý học trong sự tác động phức hợp giữa chúng để nghiên cứu thực tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ này một cách có hiệu quả.
    * Nguyên tắc tiếp cận phát triển
    Việc chuẩn hóa đội ngũ CBQL trường THPT cần được đặt trong bối cảnh phát triển chung của nền KT-XH và của hệ thống GD cũng như trong quá trình phấn đấu đạt chuẩn và phát triển trên chuẩn HT trường THPT trong bối cảnh đổi mới GD.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu
    * Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Thực hiện hồi cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa trong quá trình nghiên cứu các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, bao gồm:
    - Các tài liệu, văn kiện của Đảng (Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương) và Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, các Bộ - Ngành) về phát triển GD, xây dựng đội ngũ CBQLGD các cấp.
    - Các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước (nước ngoài, các tổ chức quốc tế) về phát triển GD, xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.
    * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp điều tra: Xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề tài luận án; tổ chức điều tra; thống kê, phân tích các dữ liệu để có những nhận xét, đánh giá chính xác về đội ngũ CBQL trường THPT thuộc khu vực Đông Nam Bộ.
    - Phương pháp chuyên gia: Thông qua hội thảo khoa học, thông qua hỏi ý kiến của các nhà khoa học, của CBQLGD các cấp có nhiều kinh nghiệm (bằng văn bản và phỏng vấn) để đánh giá tình hình đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ và các giải pháp đề xuất.
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết những kinh nghiệm của GD THPT, của việc phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT ở địa bàn nghiên cứu và các địa phương để rút ra kinh nghiệm bổ ích cho việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ.
    - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm:
    + Xin ý kiến đánh giá của chuyên gia thông qua phiếu hỏi, phỏng vấn về các kết quả nghiên cứu, các giải pháp đã được luận án đề xuất.
    + Áp dụng thử vào thực tiễn một giải pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THPT đã được đề xuất trong luận án để đánh giá hiệu quả của giải pháp trên thực tế.
    * Nhóm các phương pháp xử lý thông tin
    Sử dụng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu; sử dụng phần mềm tin học và sử dụng các bảng biểu, mô hình, sơ đồ và đồ thị để phục vụ nghiên cứu và biểu đạt các kết quả nghiên cứu.
    7. Phạm vi nghiên cứu
    - Luận án chỉ tập trung nghiên cứu về các yêu cầu của đội ngũ CBQL trường THPT theo Chuẩn HT trường THPT của Bộ GD - ĐT.
    - Khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL và giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ, bao gồm: tỉnh Tây Ninh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước.
    - Đối tượng CBQL trường THPT mà đề tài nghiên cứu là HT và PHT.
    - Chủ thể quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là UBND tỉnh và Sở GD-ĐT.
    8. Những luận điểm bảo vệ
    - CBQL trường THPT (trong đó hiệu trưởng) là người đứng đầu nhà trường phải thực hiện tốt cả hai vai trò quản lý và lãnh đạo trường học. Mục tiêu là chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL (được thể hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý nhà trường, trình độ ngoại ngữ, tin học .).
    - Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT đạt chuẩn và trên chuẩn là quan điểm quan trọng trong lý luận phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của các tỉnh Đông Nam Bộ.
    - Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD trong bối cảnh hiện nay.
    - Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT chịu sự tác động của nhiều yếu tố về quản lý, kinh tế, môi trường xã hội và tâm lý cá nhân. Thông qua các yếu tố này có thể tác động đến quá trình phấn đấu của đội ngũ CBQL và công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ.
    - Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ thực hiện có hiệu quả nếu có sự tham gia của các cơ quan quản lý, các tổ chức chính trị xã hội, các trường đại học ở địa phương và của đội ngũ CBQL trường THPT.
    9. Những đóng góp mới của luận án
    - Luận án đã hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện lý luận về phát triển đội ngũ CBQL nhà trường nói chung, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, phát triển nguồn nhân lực và đổi mới căn bản, toàn diện GD.
    - Đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ, xác định những hạn chế, bất cập của đội ngũ CBQL trường THPT về năng lực quản lý, lãnh đạo, về số lượng và cơ cấu trước những yêu cầu của đổi mới GD, những bất cập trong các giải pháp đã thực hiện của các cơ quan quản lý giáo dục tại địa phương.
    - Đề xuất 6 giải pháp nhằm phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và của địa phương trong giai đoạn hiện nay.
    - Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ nói riêng và cho các địa phương khác có điều kiện tương tự.
    10. Cấu trúc của luận án
    * Phần mở đầu
    * Phần nội dung: Có 3 chương
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.
    - Chương 2: Thực trạng đội ngũ CBQL và công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ.
    - Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới GD.
    * Phần kết luận và khuyến nghị
    * Tài liệu tham khảo
    * Phụ lục

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa . i
    Lời cam đoan. ii
    Lời cảm ơn. iii
    Mục lục. iv
    Danh mục các chữ viết tắt trong luận án. viii
    Danh mục các bảng trong luận án. ix
    Danh mục các biểu đồ trong luận án. x
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 8
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề. 8
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường trên thế giới 8
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường ở Việt Nam 10
    1.2. Các khái niệm cơ bản. 15
    1.2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông 15
    1.2.2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý. 17
    1.2.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 20
    1.3. Đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục 21
    1.3.1. Vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 21
    1.3.2. Các quan điểm và yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 27
    1.3.3. Những yêu cầu đối với cán bộ quản lý trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 30
    1.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 35
    1.4.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 35
    1.4.2. Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 35
    1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 40
    1.5. Các chủ thể quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông 44
    1.5.1. Ủy ban nhân dân tỉnh. 44
    1.5.2. Sở Giáo dục - Đào tạo. 44
    1.6. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông 45
    1.6.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ. 45
    1.6.2. Kinh nghiệm của Canada. 47
    1.6.3. Kinh nghiệm của New Zealand. 48
    1.6.4. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á 50
    1.6.5. Bài học và kinh nghiệm 52
    Tiểu kết chương 1. 52
    Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ 54
    2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các tỉnh Đông Nam Bộ. 54
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên các tỉnh Đông Nam Bộ. 54
    2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội các tỉnh Đông Nam Bộ. 55
    2.2. Khái quát về giáo dục và đào tạo các tỉnh Đông Nam Bộ. 57
    2.2.1. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo các tỉnh Đông Nam Bộ. 57
    2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục trung học phổ thông các tỉnh Đông Nam Bộ. 62
    2.3. Khái quát về quá trình tổ chức khảo sát thực trạng. 68
    2.3.1. Mục đích khảo sát 68
    2.3.2. Nội dung khảo sát 69
    2.3.3. Phương pháp khảo sát 69
    2.3.4. Đối tượng, địa bàn và khách thể khảo sát 69
    2.4. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh Đông Nam Bộ (nghiên cứu trên các tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước). 69
    2.4.1. Thực trạng về số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 69
    2.4.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 72
    2.4.3. Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 74
    2.4.4. Thực trạng về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 76
    2.4.5. Thực trạng về năng lực quản lý nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 77
    2.4.6. Đánh giá chung về đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 79
    2.5. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh Đông Nam Bộ. 83
    2.5.1. Thực trạng về việc thực hiện các nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 83
    2.5.2. Thuận lợi, khó khăn trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh Đông Nam Bộ. 89
    2.5.3. Nhận định đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh Đông Nam Bộ. 94
    Tiểu kết chương 2. 95
    Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 97
    3.1. Các căn cứ có tính chất định hướng cho việc xác lập các giải pháp. 97
    3.1.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục và vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường 97
    3.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục - đào tạo và công tác cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 99
    3.1.3. Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực khu vực Đông Nam Bộ. 102
    3.1.4. Quan điểm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông 106
    3.1.5. Các nguyên tắc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông 108
    3.2. Các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 110
    3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nâng cao nhận thức và sự phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với cấp ủy địa phương về công tác phát triển cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 111
    3.2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu về số lượng, phù hợp về cơ cấu 114
    3.2.3. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông theo hướng nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 120
    3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, phân công, bố trí và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 123
    3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 125
    3.2.6. Thực hiện tốt chế độ chính sách, tạo điều kiện và động lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. 129
    3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp. 133
    3.4. Khảo nghiệm, thử nghiệm giải pháp. 135
    3.4.1. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 135
    3.4.2. Thử nghiệm giải pháp. 141
    Tiểu kết chương 3. 144
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 146
    1. Kết luận. 146
    2. Khuyến nghị 148
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
    LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 161

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

    BGH : Ban Giám hiệu
    CBQL : Cán bộ quản lý
    CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục
    CNTT : Công nghệ thông tin
    CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
    CSVN : Cộng sản Việt Nam
    ĐTB : Điểm trung bình
    GD : Giáo dục
    GD-ĐT : Giáo dục và Đào tạo
    GDPT : Giáo dục phổ thông
    GV : Giáo viên
    HS : Học sinh
    HT : Hiệu trưởng
    KH-CN : Khoa học công nghệ
    KT-XH : Kinh tế - xã hội
    PHT : Phó Hiệu trưởng
    QLGD : Quản lý giáo dục
    THCS : Trung học cơ sở
    THPT : Trung học phổ thông
    TTCM : Tổ trưởng chuyên môn
    UBND : Ủy ban nhân dân
    XHCN : Xã hội chủ nghĩa



    DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN


    Ký hiệu Nội dung các bảng Trang

    Bảng 1.1. . Trình độ và các điều kiện cần có của HT trường THPT. 50
    Bảng 2.1. . Quy mô HS trường THPT (Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước) giai đoạn 2008 -2013 62
    Bảng 2.2. . Số lượng và trình độ đào tạo của CBQL trường THPT. 70
    Bảng 2.3. . Cơ cấu đội ngũ CBQL trường trung học phổ thông. 72
    Bảng 2.4. . Mức độ đánh giá về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp. 74
    Bảng 2.5. . Mức độ đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm 76
    Bảng 2.6. . Mức độ đánh giá về năng lực quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL trường THPT 77
    Bảng 2.7 . Đánh giá chung về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL trường THPT 79
    Bảng 2.8. . Đánh giá chung về mức độ đáp ứng của đội ngũ CBQL trường THPT đối với yêu cầu đổi mới QLGD. 80
    Bảng 2.9. . Đánh giá các nội dung đang thực hiện để phát triển đội ngũ CBQL trường THPT 83
    Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá yếu tố thuận lợi ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường THPT 89
    Bảng 2.11. Ý kiến đánh giá yếu tố khó khăn ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. 90
    Bảng 2.12. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ CBQL trường THPT 92
    Bảng 2.13. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ CBQL trường THPT 93
    Bảng 3.1. . Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết của các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. 136
    Bảng 3.2. . Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. 137
    Bảng 3.3. . Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp. 139
    Bảng 3.4. . Kết quả đánh giá kiến thức về quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL trước và sau khi dự khóa bồi dưỡng. 142


    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN


    Ký hiệu Nội dung các biểu đồ Trang


    Biểu đồ 2.1. So sánh ĐTB mức độ đánh giá phẩm chât và năng lực của CBQL trường THPT 79
    Biểu đồ 2.2. So sánh ĐTB mức độ đánh giá và mức độ đáp ứng của các phẩm chất, năng lực của CBQL trường THPT. 82
    Biểu đồ 2.3. So sánh ĐTB đánh giá của các nội dung phát triển CBQL trường THPT. 84
    Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp mới đề xuất 140
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...