Thạc Sĩ Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mần non Thành phố Cao Bằng theo hướng chuẩn hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    5. Giả thuyết khoa học . 3
    6. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 4
    7. Cấu trúc luận văn 4
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
    QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA . 5
    1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề . 5
    1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài . 5
    1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam . 6
    1.2. Một số khái niệm công cụ . 9
    1.2.1. Đội ngũ, đội ngũ CBQL trường Mầm non 9
    1.2.2. Phát triển đội ngũ, quản lý phát triển đội ngũ . 12
    1.2.3. Chuẩn, Chuẩn hóa 12
    1.2.4. Phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 14
    1.3. Một số vấn đề cơ bản về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
    mầm non theo hướng chuẩn hóa . 14
    1.3.1. Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non 14
    1.3.2. Nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non theo hướng
    chuẩn hóa . 21
    1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường mầm
    non theo hướng chuẩn hóa . 26
    Kết luận chương 1 32 iv
    Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
    QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ CAO BẰNG
    THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA . 33
    2.1. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục thành phố Cao Bằng . 33
    2.2. Một số vấn đề về khảo sát thực trạng . 34
    2.2.1. Mục tiêu khảo sát . 34
    2.2.2. Nội dung khảo sát 34
    2.2.3. Đối tượng khảo sát . 34
    2.2.4. Phương pháp khảo sát 35
    2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non thành phố Cao Bằng
    theo hướng chuẩn hóa 36
    2.3.1. Thực trạng về số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL trường MN trên địa
    bàn thành phố Cao Bằng 36
    2.3.2. Thực trạng về trình độ ẩm chất, năng lực . 38
    2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường MN thành phố
    Cao Bằng theo hướng chuẩn hóa . 42
    2.4.1. Thực trạng công tác quy hoạch, phát triển độ
    43
    2.4.2. Thực trạng công tác lựa chọn, bổ sung, đề bạt, luân chuyển, miễn
    nhiệm độ ủa Thành phố 44
    2.4.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng độ . 46
    2.4.4. Thực trạng công tác đánh giá, sàng lọc độ 48
    2.4.5. Thực trạng công tác thi đua khen thưởng, chế độ chính sách cho độ
    49
    2.5. Những khó khăn trong quá trình phát triển đội ngũ CBQL các trường
    mầm non thành phố Cao Bằng theo hướng chuẩn hóa 50
    2.5.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 50
    2.5.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kế cận 51
    2.5.3. Chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý 52
    2.6. Đánh giá chung về thực trạng . 53
    2.6.1. Nhữ 53
    2.6.2. Một số tồn tại, hạn chế . 54
    Kết luận chương 2 55
    v
    Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
    TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ CAO BẰNG THEO
    HƯỚNG CHUẨN HÓA 56
    3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 56
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn . 56
    3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống . 56
    3.1.3. Đảm bảo tính toàn diện 57
    3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả . 58
    3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non thành
    phố Cao Bằng theo hướng chuẩn hóa 58
    3.2.1. Đổi mới công tác quy hoạch CBQL trường MN và bố trí sử dụng
    cán bộ đã được quy hoạch . 58
    3.2.2. Đổi mới quy trình tuyển chọn, đề bạt, luân chuyển, miễn nhiệm đội
    ngũ CBQL trường MN 64
    3.2.3. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng của CBQL và cán bộ dự
    nguồn trường MN 67
    3.2.4. Thực hiện kịp thời duy trì và bổ sung chế độ chính sách đối với
    CBQL trường MN . 71
    3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá một cách cụ thể thường
    xuyên và khách quan đối với CBQL . 74
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp . 76
    3.3.1. Mối quan hệ biện chứng 76
    3.3.2. Mối quan hệ thúc đẩy 77
    3.4. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 78
    3.4.1. Về sự cần thiết của các biện pháp 79
    3.4.2. Về tính khả thi của các biện pháp 80
    Kết luận chương 3 81
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 82
    1. Kết luận 82
    2. Kiến nghị . 84
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 86
    PHỤ LỤC

    iv
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    CBGV : Cán bộ giáo viên
    CBQL : Cán bộ quản lý
    CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục
    CNH : Công nghiệp hóa
    GD MN : Giáo dục mầm non
    GD : Giáo dục
    GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
    GV : Giáo viên
    HĐH : Hiện đại hóa
    HĐND : Hội đồng nhân dân
    HT : Hiệu trưởng
    KT - XH : Kinh tế - xã hội.
    MN : Mầm non
    NVQL : Nghiệp vụ quản lý
    QL : Quản lý
    QLGD : Quản lý giáo dục
    THCS : Trung học cơ sở
    THPT : Trung học phổ thông
    TTGDTX : Trung tâm giáo dục thường xuyên
    UBND : Uỷ ban nhân dân





    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ

    Bảng 2.1. Cơ cấu độ tuổi và thâm niên quản lý của đội ngũ CBQL trường
    mầm non thành phố Cao Bằng 37
    Bảng 2.2. Thực trạng trình độ chuyên môn của độ ngũ CBQL trường MN
    thành phố Cao Bằng 38
    Bảng 2.3. Thực trạng về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL
    trường MN thành phố Cao Bằng . 40
    Bảng 2.4. Thực trạng công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL
    trường MN thành phố Cao Bằng . 43
    Bảng 2.5. Thực trạng công tác lựa chọn, bổ sung,đề bạt, luân chuyển,
    miễn nhiệm đội ngũ CBQL trường MN thành phố Cao Bằng 44
    Bảng 2.6. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL
    46
    Bảng 2.7. Thực trạng công tác đánh giá, sàng lọc đội ngũ CBQL
    thành phố Cao Bằng . 48
    Bảng 2.8.
    49
    Bảng 3.1.
    , tỉnh Cao Bằng . 79
    Bảng 3.2.
    thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng . 80
    Sơ đồ 1.1. Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non 20




    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Muôn việc thành công
    hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Suy rộng ra, lời dạy của Người nhắc
    nhở chúng ta hãy lấy chất lượng cán bộ làm thước đo hiệu quả công việc, bởi vì
    cán bộ chính là cái gốc của công việc, cán bộ tốt - hiệu quả công việc chắc chắn
    sẽ cao và ngược lại nếu cán bộ kém - hiệu quả công việc thấp.
    Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ
    tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
    dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
    kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ
    “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi
    mới giáo dục và đào tạo” là một nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể là “ Xây dựng quy
    hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
    dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng
    và hội nhập quốc tế.”
    Như vậy, yêu cầu đặt ra đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của cả nước,
    trong đó ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Cao Bằng là một bộ phận hữu cơ,
    cần phải tạo ra chuyển biến mới, động lực mới, thúc đẩy quá trình đổi mới căn bản
    và toàn diện nền giáo dục, phục vụ hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa, cũng như công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Theo đó, mỗi thầy cô giáo,
    nhất là người cán bộ quản lý phải thấy được trách nhiệm to lớn của mình trong
    giai đoạn cách mạng mới, bởi vì: Kết quả của quá trình giáo dục ở nhà trường
    muốn thu được cao chỉ khi biết phát huy hết tiềm năng và sức mạnh của tập thể sư
    phạm dưới sự điều hành, quản lý hiệu quả của người lãnh đạo nhà trường.
    Trên tinh thần đó, mỗi một bậc học, ngành học trong hệ thống giáo dục
    đều có một vị trí đặc biệt quan trọng, mà sản phẩm của nền giáo dục - tức
    những con người mới - là tổng hòa kết quả của một quá trình giáo dục theo 2
    nguyên tắc đồng tâm. Chất lượng của nền giáo dục cả nước là kết quả liên tục
    của các bậc học, ngành học từ mầm non đến phổ thông rồi chuyên nghiệp . và
    trong toàn bộ hệ thống đó, những đơn vị giáo dục như các trường học mầm non
    có vai trò thiết kế những nền tảng đầu tiên về chất lượng giáo dục, đồng thời là
    chất lượng nguồn nhân lực của xã hội trong tương lai gần. Trong quá trình "thiết
    kế" như vậy, vai trò của cán bộ quản lý giáo dục là rất quan trọng - bởi, mỗi
    trường học là một đơn vị giáo dục có tính độc lập tương đối trong toàn bộ hệ
    thống giáo dục nên hiệu quả giáo dục và đào tạo của các nhà trường phản ánh cụ
    thể nhất hiệu quả công tác quản lý đặc biệt là của người đứng đầu nhà trường.
    Hiện nay, việc đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý nhằm phát huy
    ngày càng hiệu quả tính tích cực, chủ động và sáng tạo của đội ngũ giáo viên
    đặt ra yêu cầu mới đòi hỏi người Hiệu trưởng các trường học cần tiếp tục được
    bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tăng cường năng lực quản lý điều hành, nắm bắt
    kịp thời những thông tin về tình hình giáo dục . để luôn đáp ứng yêu cầu nhiệm
    vụ công việc, xứng đáng là người chỉ huy, “người nhạc trưởng”, con chim đầu
    đàn của tập thể sư phạm nhà trường.
    Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, ta có thể khẳng định rằng việc xây
    dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý trường học theo Chuẩn quy định
    hiện hành của ngành Giáo dục và Đào tạo là vấn đề hết sức quan trọng đối với
    các cấp quản lý, bởi đây chính là lực lượng nòng cốt góp phần quyết định sự
    thành công của mục tiêu “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” trong giai
    đoạn phát triển mới của đất nước.
    Từ nhận thức ấy, trên cơ sở các điều kiện và tình hình cụ thể về chất
    lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục trực thuộc cơ quan Phòng
    Giáo dục và Đào tạo thành phố Cao Bằng, tôi lựa chọn nội dung “Phát triển
    đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non thành phố Cao Bằng theo hướng
    chuẩn hóa” làm đề tài nghiên cứu. 3
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đội ngũ, phát triển đội ngũ
    cán bộ quản lý trường mầm non thành phố Cao Bằng, đề tài đề xuất các biện
    pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non thành phố Cao Bằng
    theo hướng Chuẩn hóa.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non thành phố Cao Bằng theo
    hướng chuẩn hóa.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm
    non theo hướng chuẩn hóa.
    - Khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, phát triển đội ngũ CBQL
    trường mầm non thành phố Cao Bằng theo hướng chuẩn hóa.
    - Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non
    thành phố Cao Bằng theo hướng chuẩn hóa.
    5. Giả thuyết khoa học.
    Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non thành
    phố Cao Bằng đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, chất lượng đội
    ngũ đã và đang từng bước được nâng lên, tuy nhiên so với yêu cầu của Chuẩn
    hiệu trưởng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định. Nếu đề xuất được các
    biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non khoa học, phù hợp
    với điều kiện thực tiễn của tỉnh Cao Bằng thì sẽ nâng cao hiệu quả công tác
    phát triển đội ngũ CBQL, góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục mầm non
    tỉnh Cao Bằng. 4
    6. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ
    quản lý (Hiệu trưởng, phó hiệu phó) trường mầm non công lập thành phố Cao
    Bằng theo chuẩn Hiệu trưởng, giai đoạn 2015 - 2020.
    Khảo sát trên CBQL, GV của 12 trường MN công lập và CBQL Phòng
    Giáo dục và Đào tạo thành phố Cao Bằng.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh hệ thống hóa, khái quát hóa
    các tài liệu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường mầm non theo
    hướng chuẩn hóa.
    6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Điều tra, khảo sát thực tế tại cơ quan Phòng GD&ĐT thành phố và các
    cơ sở giáo dục trên địa bàn, thu thập thông tin.
    - Phỏng vấn trực tiếp CBQL trường Mầm non nhằm bổ sung cho kết quả
    điều tra bằng phiếu hỏi.
    - Nghiên cứu thực tế, tổng hợp thông tin về quy hoạch, bồi dưỡng và quản
    lý đội ngũ CBQL các trường mầm non trên địa bàn theo Chuẩn hiệu trưởng.
    - Phương pháp xin ý kiến chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính hiệu quả,
    tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
    6.2.3. Phương pháp bổ trợ
    Sử dụng toán thống kê, phân tích, tổng hợp và xử lý các số liệu thu thập được.
    7. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm
    non theo hướng chuẩn hóa.
    Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non
    thành phố Cao Bằng theo hướng chuẩn hóa.
    Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non
    thành phố Cao Bằng theo hướng chuẩn hóa.
     
Đang tải...