Thạc Sĩ Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Đại học Quốc gia Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1

    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN 1
    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
    DANH MỤC SƠ ĐỒ . 6
    DANH MỤC BẢNG BIỂU 7
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ . 8
    PHẦN MỞ ĐẦU 9
    1.Tính cấp thiết của đề tài . 9
    2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 13
    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
    4.Kết cấu luận văn . 14
    CHƯƠNG 1 . 16
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
    CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY TRONG CÁC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC . 16
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 16
    1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy tại
    trường đại học 19
    1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 19
    1.2.2. Yêu cầu phát triển đội ngũ giảng dạy . 22
    1.2.2.1. Phát triển đủ về số lượng 22
    1.2.2.2. Phát triển đồng bộ về cơ cấu . 22
    1.2.2.3. Phát triển về chất lượng 23
    1.2.3. Nội dung phát triển đội ngũ giảng dạy . 26
    1.2.3.1. Xây dựng Quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng dạy 26
    1.2.3.2. Tuyển dụng, tuyển chọn, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giảng dạy 26
    1.2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng dạy . 28
    1.2.3.4. Thực hiện đánh giá giảng viên 30 2

    1.2.4. Một số yếu tố chính tác động đến hoạt động quản lý đội ngũ cán bộ giảng dạy
    31
    1.2.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy . 31
    1.2.6. Kinh nghiệm phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trường đại học ở
    một số quốc gia và bài học cho các trường đại học ở Việt Nam . 39
    1.2.6.1. Kinh nghiệm phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trường đại học
    của một số quốc gia Châu Á 39
    1.2.6.2. Kinh nghiệm phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy trong giáo dục đại học ở
    Hoa Kỳ 42
    1.2.6.3. Kinh nghiệm phát triển đội ngũ giảng dạy trong các trường đại học ở
    Trung Quốc . 43
    1.2.6.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với Đại học Quốc gia Hà Nội 44
    CHƯƠNG 2 . 47
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 47
    2.1. Cách tiếp cận . 47
    2.2. Phương pháp thu thập số liệu 47
    2.3. Phương pháp xử lý số liệu 49
    CHƯƠNG 3 . 51
    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY TẠI ĐẠI
    HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI . 51
    3.1. Khái quát về đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Đại học Quốc gia Hà Nội 51
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội . 51
    3.1.2. Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia Hà Nội 52
    3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Đại học Quốc gia Hà Nội 53
    3.1.4. Sơ lược tình hình cán bộ giảng dạy tại Đại học Quốc gia Hà Nội . 53
    3.2. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học tại Đại học Quốc
    gia Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014 56
    3.2.1. Kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Đại học Quốc gia Hà Nội . 56
    3.2.2. Tuyển dụng, bố trí cơ cấu số lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy 57
    3.2.2.1. Tuyển dụng, tăng cường số lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy . 57
    3.2.2.2. Bố trí cơ cấu đội ngũ cán bộ giảng dạy . 61 3

    3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy tại Đại học Quốc gia Hà Nội 65
    3.2.4. Chính sách, chế độ đãi ngộ áp dụng với đội ngũ giảng viên . 69
    3.3. Đánh giá chung về từ thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy tại
    Đại học Quốc gia Hà Nội . 73
    3.3.1. Kết quả đạt được 73
    3.3.2. Những điểm còn hạn chế . 75
    CHƯƠNG 4 . 82
    ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG
    VIÊN Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 82
    4.1.Định hướng và nguyên tắcphát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Đại học
    Quốc gia Hà Nội . 82
    4.1.1. Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy 82
    4.1.2. Nguyên tắc xây dựng giải pháp phát triển đội ngũ giảng dạy tại Đại học Quốc
    gia Hà Nội . 84
    4.2. Những cơ hội và thách thức phát triển mới đối với Đại học Quốc gia Hà
    Nội 85
    4.3. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Đại học Quốc gia Hà Nội
    87
    4.3.1. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội trong việc tuyển dụng,
    tuyển chọn giảng viên 87
    4.3.2. Đảm bảo nguồn tài chính và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy
    học đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo . 89
    4.3.3. Triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ
    năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu 91
    4.3.4. Tạo động lực làm việc, tăng cường các điều kiện làm việc; Xây dựng đội ngũ
    giảng dạy đầu ngành, các chuyên ngành khoa học . 94
    4.4. Đảm bảo sự đồng bộ giữa các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ giảng
    dạy tại Đại học Quốc gia Hà Nội . 98
    KẾT LUẬN 100
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 4

    PHỤ LỤC 1. THỰC TRẠNG PHÂN BỐ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC
    TẠI ĐHQGHN 106
    PHỤ LỤC 02. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN 108
    PHỤ LỤC 03 106
    KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN
    PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY TẠI ĐHQGHN . 106
    5

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    1. ĐH Đại học
    2. ĐNGD Đội ngũ giảng dạy
    3. KH&CN Khoa học và công nghệ
    4. PPGD Phương pháp giảng dạy
    5. CNH-HĐH Công nghiệp hoá – hiện đại hoá
    6. KT&XH Kinh tế xã hội
    7. GDĐH Giáo dục đại học
    8. HS-SV Học sinh – sinh viên
    9. NCKH Nghiên cứu khoa học
    10. GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
    11. NQ-CP Nghị quyết Chính phủ
    12. CBGD Cán bộ giảng dạy
    13. CNKT Công nhân kỹ thuật
    14. ĐNCB Đội ngũ cán bộ
    15. QLGD Quản lý giáo dục
    16. NCKH Nghiên cứu khoa học
    17. ĐT-BD Đào tạo – bồi dưỡng
    18. PPGD Phương pháp giảng dạy
    19. CBKH Cán bộ khoa học
    20. NCV Nghiên cứu viên







    6

    DANH MỤC SƠ ĐỒ

    Sơ đồ 2.1 Quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle
    Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Đại học Quốc gia Hà Nội
























    7

    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng dạy tại Đại học Quốc Gia
    Hà Nội
    Bảng 3.1. Đội ngũ giảng dạy của Đại học Quốc Gia Hà Nội phân chia theo
    chức danh, trình độ
    Bảng 3.2. Số liệu cán bộ, viên chức ở một số trường đại học tại Việt Nam
    Bảng 3.3 Bảng chi ngân sách tuyển dụng giảng viên giai đoạn 2010 - 2014
    Bảng 3.4. Tổng hợp ý kiến đánh giá về năng lực và tiêu chuẩn/tiêu chí của
    cán bộ giảng dạy có khả năng đạt chuẩn quốc tế
    Bảng 3.5. Số lượng cán bộ, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học giai đoạn
    2000-2014
    Bảng 3.6. Số lượng cán bộ, viên chức đã hoàn thành chương trình đào tạo sau
    đại học giai đoạn 2000-2014
    Bảng 4.1. Kết quả khảo sát thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực
    giảng dạy
    Bảng 4.2. Dự báo cơ cấu nhân sự đến năm 2015 tầm nhìn 2020
    Bảng 4.3. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp phát triển đội
    ngũ giảng dạy
    Bảng 4.4. Kết quả khảo sát tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ
    giảng dạy
    Bảng 4.5. Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các giải pháp








    8

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ


    Biểu đồ 2.0 Biểu đồ tăng trưởng khoản chi ngân sách tuyển dụng giảng viên giai
    đoạn 2010 - 2014
    Biểu đồ 2.1 Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng dạy tại Đại học Quốc gia
    Hà Nội
    Biểu đồ 3.1. Số lượng cán bộ giảng dạy trình độ cao tính theo 03 năm học gần
    đây
    Biểu đồ 3.2. Phân chia theo độ tuổi và giới tính đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình
    độ Thạc sỹ
    Biểu đồ 3.3. Phân chia theo độ tuổi và giới tính cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến
    sỹ và Tiến sỹ khoa học
    Biểu đồ 3.4. Phân chia theo độ tuổi và giới tính cán bộ khoa học có chức danh
    Giáo sư và Phó Giáo sư
    Biểu đồ 3.5. Các chỉ số về trình độ học vấn của cán bộ giảng dạy năm học 2012-
    2014
    Biểu đồ 3.6. Thống kê công tác đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn giai đoạn 2000 –
    2014
    Biểu đồ 3.7. Kết quả thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ giảng dạy theo 3 năm
    học gần đây
    Biểu đồ 4.1. So sánh mức độ cấp thiết về điểm trung bình của các giải pháp đề
    xuất
    Biểu đồ 4.2. So sánh mức độ khả thi về điểm trung bình của các giải pháp đề
    xuất
    Biểu đồ 4.3. Mức độ tương quan điểm trung bình về tính cấp thiết và tính khả thi
    của các giải pháp quản lý phát triển nguồn cán bộ giảng dạy




    9

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sự phát triển của kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh
    mẽ đã làm thay đổi căn bản tư duy kinh tế, chính trị, xã hội trên phạm vi toàn thế
    giới theo xu hướng hội nhập cùng phát triển. Toàn cầu hoá cũng tạo ra điều kiện
    thuận lợi thúc đẩy giao lưu, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao và tiếp nhận
    công nghệ đào tạo tiên tiến giữa các trường đại học trên thế giới. Một “thế giới
    phẳng” với những điều kiện thuận lợi hơn bao giờ hết cho phép các trường cung
    cấp, tìm kiếm trao đổi, xử lý và sử dụng thông tin phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.
    Để có thể đáp ứng với xu thế toàn cầu hoá, với sự phát triển của khoa học –
    công nghệ và nền kinh tế tri thức, các trường đại học phải không ngừng đổi mới
    theo một chiến lược nhất quán với tầm nhìn rộng. Đồng thời tập trung xây dựng và
    phát triển năng lực cốt lõi của đội ngũ giảng dạy, tăng cường đáp ứng nhu cầu kinh
    tế - xã hội của quốc gia, lấy người học làm trung tâm trong quá trình đào tạo theo
    hướng cung cấp cho sinh viên kiến thức phù hợp với thời đại và đòi hỏi của thị
    trường.
    Trong bối cảnh đó, các trường đại học – cao đẳng Việt Nam cần tận dụng
    tốt cơ hội vượt qua thách thức để hội nhập sâu vào giáo dục đại học thế giới, đáp
    ứng sự nâng tầm và phát triển của giáo dục đại học, cao đẳng là đầu tàu của nền
    kinh tế tri thức cũng có nghĩa góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội Việt Nam,
    đáp ứng nhu cầu vươn kịp quốc tế, hoà vào dòng chảy hội nhập. Đó là cách giáo
    dục đại học nước ta đã và đang bắt đầu, mà trong đó vấn đề cốt lõi có vai trò then
    chốt tạo ra chất lượng, hiệu quả của giáo dục chính là đội ngũ giảng dạy.
    Về mặt thực tiễn thì phát triển giáo dục và đào tạo là đòn bẩy phát triển đất
    nước, đây là nguyên lý chung của tất cả các quốc gia, dân tộc. Quan điểm chỉ đạo
    của Đảng và Nhà nước ta về phát triển GDĐH cũng hoàn toàn thống nhất với
    nguyên lý này. Theo đó, đội ngũ giảng dạy với yêu cầu ngày càng cao và tập trung
    ở những khía cạnh như: nâng cao vị trí xã hội của ĐNGD; bồi dưỡng phẩm chất,
    năng lực, chuẩn hoá ĐNGD; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ
    giảng dạy; quản lý sử dụng đội ngũ giảng dạy. 10

    Nghị quyết Đảng bộ Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh “Xây dựng đội
    ngũ tri thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất
    nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống
    chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ tri thức là đầu tư cho phát triển bền vững.”
    (1)
    .
    Nhận thức được vấn đề mang tính quyết định của GDĐH đối với tiến trình CNH –
    HĐH đất nước, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành Nghị quyết phê duyệt đề án
    đổi mới cơ bản và toàn diện về GDĐH giai đoạn 2015 – 2020, một bản đề án kết
    tinh sức lực, trí tuệ các chuyên gia, nhà giáo quản lý, nhà nghiên cứu tâm huyết với
    nghề. Đây là văn kiện xuyên suốt cho Đại học Quốc gia Hà Nội từng bước hội nhập
    vào khu vực và quốc tế, mà trong đó đã coi vấn đề nâng cao chất lượng ĐNGD là
    một mục tiêu hết sức quan trọng “Xây dựng đội ngũ giảng dạy và cán bộ quản lý đủ
    về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên
    môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến với mong muốn thúc đẩy một hệ
    thống GDĐH hướng nhiều hơn đến nghiên cứu và tiến gần hơn đến chuẩn chất
    lượng quốc tế”
    (1)

    Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại 3 trường đại
    học lớn ở Hà Nội: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Trường Đại học Sư phạm Hà
    Nội và Trường Đại học Sư phạm ngoại Ngữ (theo nghị định 97/CP ngày 10/12/1993
    của Thủ tướng Chính phủ). Là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các
    trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn
    khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; là
    trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh
    vực, chất lượng cao, trong đó tập trung vào lĩnh vực khoa học, công nghệ cao và một
    số lĩnh vực kinh tế - xã hội mũi nhọn.
    Hiện nay, ở ĐHQGHN, đội ngũ giảng dạy khá mạnh, có chuyên môn sâu,
    phương pháp giảng dạy tốt, nhiều kinh nghiệm, nhất là những thầy cô đã có tuổi.
    Bên cạnh đó, ở ĐHQGHN hiện nay có một đội ngũ hùng hậu các giảng viên trẻ
    được đào tạo bậc tiến sĩ ở nước ngoài có trình độ chuyên môn sâu, hiện đại, giỏi
    ngoại ngữ.
    Tuy nhiên hiện nay ở Đại học Quốc Gia Hà Nội, tải trọng giảng dạy của đội
    ngũ giảng dạy còn lớn tạo thành rào cản trong quá trình phát triển chuyên môn của 11

    họ; nhiều giảng viên còn thiếu một số kiến thức kỹ năng hoạt động thực tiễn và cung
    ứng dịch vụ cho xã hội
    (1)
    Thực tế cho thấy những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng
    Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện mọi chế độ, chính sách đối với mọi cán bộ, viên
    chức nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng, đảm bảo chi trả thường xuyên, đúng
    thời hạn, đúng chế độ tiền lương, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp giảng viên, đảm bảo
    chế độ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đại học Quốc gia Hà Nội
    đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện việc giảm giờ giảng cho những
    giảng viên đi học cao học, thanh toán kịp thời đầy đủ các chế độ chính sách nhà nước
    quy định. Đối với giảng viên kiêm chức thỉnh giảng tại trường, Nhà trường đã thanh
    toán mọi chế độ theo quy định của Nhà nước.
    Tuy nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội chưa thực sự quan tâm đầu tư phát
    triển đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao nên chưa tạo được động lực thúc
    đẩy, khích lệ được nhiều giảng viên tham gia học tập, nghiên cứu ở trình độ Tiến sỹ.
    Chưa có chính sách đãi ngộ thu hút giảng viên có trình độ chuyên môn và chức danh
    cao từ nơi khác, trường khác về trường công tác. Các quy định và cách tính lương
    không hợp lý nên hiện nay phần lớn giảng viên đều giữ một chân biên chế ở một
    trường đại học công lập nào đó, sau khi dạy hết định mức, số giờ dư ra thay vì dành
    cho nghiên cứu, viết các bài báo khoa học, giảng viên buộc phải dành để “chạy sô” ở
    các nơi khác, không chỉ một mà có khi hai, ba trường đại học, cao đẳng cùng buổi.
    Hiệu trưởng một trường đại học ở Hà Nội cho biết, mỗi năm, trường ông phải thỉnh
    giảng từ 30 – 40 giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, chủ yếu từ các trường ở các
    trường đại học khác tại Hà Nội.
    Trong thời gian dài, Đại học Quốc gia Hà Nội nguồn kinh phí được cấp để
    nâng cấp các phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo đại học chưa nhiều, không đáp ứng
    được nhu cầu. Các phòng thực tập cơ bản, cơ sở với những thiết bị cũ kỹ, lạc hậu và
    thiếu kinh phí để bảo trì, bảo dưỡng không đáp ứng được yêu cầu cao về chất lượng
    đào tạo.
    Nguồn thu nhập tăng thêm của cán bộ không cao nên khó thu hút được cán
    bộ giỏi về công tác tại trường. Một bộ phận cán bộ không yên tâm làm việc hoặc
    phải làm thêm những việc ngoài chuyên môn để nâng cao cuộc sống. 12

    Tại lễ khai giảng năm học mới của Đại học Quốc gia Hà Nội năm học 2014
    – 2015 sáng 15/9, Thủ tướng đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng
    những thành tích xuất sắc mà các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên ĐHQG Hà
    Nội nói riêng, của các trường đại học, cao đẳng cả nước nói chung, giành được
    trong năm học vừa qua.
    “Chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học còn thấp, hiệu quả phục vụ sự
    nghiệp phát triển bền vững, bảo vệ đất nước còn hạn chế; cơ cấu đào tạo, nghiên
    cứu chưa hoàn chỉnh; nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu còn có những
    mặt lạc hậu; quản trị đại học còn nhiều bất cập, số lượng cán bộ khoa học đạt trình
    độ quốc tế còn thấp. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu chưa đáp ứng
    được yêu cầu ” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết.
    Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng như các trường đại học, cao đẳng trong cả
    nước cần làm tốt một số nhiệm vụ.
    Một là, đổi mới quản trị đại học, chủ động thực hiện quyền tự chủ, tự chịu
    trách nhiệm cao. Để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng nền
    giáo dục đại học, phải thực hiện đồng bộ, nhiều giải pháp, biện pháp, trong đó thực
    hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học được coi là khâu quyết
    định, là yếu tố đột phá.
    Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật,
    chính sách của Nhà nước về giáo dục, ĐHQGHN và các trường đại học, cao đẳng cần
    phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, chủ động, năng động, trí tuệ, tài năng của tập
    thể lãnh đạo, của các thầy giáo, cô giáo, học sinh, sinh viên, tích cực thực hiện vững
    chắc quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ đào tạo, bộ máy tổ chức – cán
    bộ, về lương, thu nhập, về chi thường xuyên, chi đầu tư , tạo động lực để phát triển
    nhanh và bền vững.
    Hai là, tiếp tục đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo, phương pháp giảng
    dạy và kiểm tra đánh giá theo chuẩn đầu ra, phát huy đến mức cao nhất tính chủ
    động, sáng tạo của người học, bảo đảm chất lượng thực chất đáp ứng nhu cầu xã hội
    và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước; Thực
    hiện phân tầng chất lượng các ngành/ chuyên ngành để ưu tiên đầu tư có trọng tâm,
    trọng điểm, thu học phí theo đặc thù và chất lượng ngành học. 13

    “Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo, cơ sở
    đào tạo theo chuẩn khu vực và quốc tế. Tăng cường hợp tác quốc tế trong NCKH,
    hợp tác triển khai các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, thu hút người nước
    ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Việt Nam. Tập trung triển khai thành công và
    hiệu quả đề án đổi mới tuyển sinh đại học và sau đại học theo phương thức đánh giá
    toàn diện năng lực người học” - Thủ tướng yêu cầu.
    Ba là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
    hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, tạo ra những sản phẩm nghiên cứu khoa học
    có chất lượng, đủ khả năng ứng dụng, giải quyết các vấn đề quan trọng các địa
    phương, các ngành, của quốc gia. Hoạt động khoa học và công nghệ phải đóng vai trò
    chủ đạo để phát triển đại học nghiên cứu, phát triển nguồn lực, nâng cao uy tín và
    năng lực cạnh tranh của đại học Việt Nam.
    Bốn là, triển khai mạnh mẽ các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giảng
    viên, cán bộ quản lí có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ cao, đáp ứng
    yêu cầu phát triển nền giáo dục ĐH Việt Nam tiên tiến, nhân văn, đạt chuẩn quốc tế.
    Chính phủ đang hoàn thiện và sẽ sớm triển thực hiện các cơ chế chính sách phù hợp
    nhất là tạo điều kiện tự chủ, chủ động để thu hút các giảng viên, nhà khoa học xuất
    sắc ở trong và ngoài nước đến giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học; đãi ngộ,
    tôn vinh các nhà giáo, các nhà khoa học tâm huyết, tài năng, có nhiều cống hiến xuất
    sắc cho sự nghiệp chung của đất nước.
    Năm là, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, hệ thống học liệu đáp ứng yêu
    cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học, bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động sáng tạo
    của các thầy giáo, cô giáo, học sinh, sinh viên.
    Trước những yêu cầu đổi mới GDĐH, trước sứ mệnh quan trọng của Đại
    học Quốc gia Hà Nội trong nền kinh tế xã hội về đổi mới, phát triển đội ngũ cán bộ
    giảng dạy, câu hỏi đặt ra là: Nhìn từ góc độ liên ngành quản lý kinh tế và quản lý giáo
    dục, làm thế nào để có thể phát triển hơn nữa đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Đại học
    Quốc gia Hà Nội?
    Để trả lời cho câu hỏi trên tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: ”Phát triển đội
    ngũ cán bộ giảng dạy ở Đại học Quốc gia Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 14

     Mục tiêu
    Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ cán
    bộ giảng dạy của ĐHQGHN trong những năm tới.
     Nhiệm vụ
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nhân lực tại các
    trường đại học, cao đẳng.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Đại học
    Quốc gia Hà Nội, từ đó chỉ ra các bất cập trong việc phát triển đội ngũ cán bộ giảng
    dạy của ĐHQGHN trong những năm qua.
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển đội ngũ cán bộ
    giảng dạy Đại học Quốc gia Hà Nội trong những năm tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
     Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển đội ngũ cán bộ
    giảng dạy của Đại học Quốc gia Hà Nội trên phương diện quản lý kinh tế và quản lý
    giáo dục.
     Phạm vi nghiên cứu
    Không gian : Đề tài tập trung nghiên cứu đội ngũ cán bộ giảng dạy trong
    phạm vi không gian là Đại học Quốc gia Hà Nội
    Thời gian: Bắt đầu từ năm 2010 (Thời gian Đại học Quốc gia Hà Nội bắt
    đầu thực hiện chương trình đổi mới phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy) tới năm
    2014.
    Phạm vi nội dung: Đề tài tiếp cận quá trình phát triển đội ngũ cán bộ giảng
    dạy của ĐHQGHN dưới góc độ quản lý kinh tế và quản lý giáo dục theo đó tập trung
    làm rõ công tác quy hoạch cán bộ giảng dạy, các biện pháp chính sách phát triển đội
    ngũ cán bộ giảng dạy cũng như các chính sách kiểm tra đánh giá công tác phát triển
    này.
    4. Kết cấu luận văn
    Luận văn gồm 4 chương : Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận
    cơ bản về phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trường đại học
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Đại học
    Quốc gia Hà Nội
    Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ giảng dạy tại
    Đại học Quốc gia Hà Nội
     
Đang tải...