Tiến Sĩ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ
    Đề tài: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế

    PHẦN MỞĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Các DNNVV có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của các
    nước. Việc phát triển DNNVV cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các
    nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, công nghệ và thị trường; tạo công
    ăn việc làm cho người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giảm
    bớt chênh lệch giàu nghèo; hỗ trợ cho sự phát triển các DN lớn; duy trì và
    phát triển các ngành nghề truyền thống,
    Với một số lượng đông đảo, chiếm tới hơn 96% tổng số DN, tạo công ăn
    việc làm cho gần một nửa số lao động trong các DN, đóng góp đáng kể vào
    GDP và kim ngạch xuất khẩu của cả nước, các DNNVV Việt Nam đang
    khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong quá trình phát triển kinh tế
    xã hội của đất nước.
    Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu
    vào nền kinh tế thế giới, đã tạo ra không ít những cơ hội và thách thức đối với
    sự phát triển của các DNNVV. Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đòi h i có
    sự thay đổi mạnh mẽ từ phía chính phủ, mà còn đòi h i có sự thay đổi cơ bản
    trong chính các DNNVV để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm tận
    dụng các cơ hội và giảm thiểu các thách thức có thể xảy ra.
    Đề tài về DNNVV đã thu hút được sự quan của nhiều học giả, các nhà
    nghiên cứu, và các nhà hoạch định chính sách trong những năm gần đây. Đã
    có nhiều sách, báo và các công trình nghiên cứu về DNNVV (được nêu chi
    tiết hơn trong phần “tổng quan tình hình nghiên cứu”). Tuy nhiên, cho đến
    nay, chưa có một luận án tiến sỹ nào viết về sự phát triển của các DNNVV
    trong quá trình hội nhập quốc tế.
    Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài "Phát triển DNNVV ở Việt Nam trong
    quá trình hội nhập qu ốc tế" đã được chọn để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Luận án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục khuyến
    khích phát triển DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được những mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có các nhiệm
    vụ sau:
    Nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến sự phát
    triển DNNVV. Tổng kết kinh nghiệm phát triển DNNVV trong quá trình hội
    nhập kinh tế quốc tế của một số nước trên thế giới.
    Phân tích, đánh giá thưc trạng DNNVV và môi trường thể chế phát
    triển DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển
    DNNVV có hiệu quả hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng và lý luận phát triển
    DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Phạm vi nghiên cứu: Luận án giới hạn nghiên cứu sự phát triển
    DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà không nghiên cứu
    DNNVV trong những điều kiện hội nhập khác. Luận án cũng giới hạn nghiên
    cứu sự phát triển DNNVV trong những năm đổi mới (sau năm 1987), nhất là
    sau khi có Luật DN ra đời. Lịch sử phát triển DNNVV của Việt Nam không
    thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp duy vât biện chứng và duy vật lịch sử được luận án sử
    dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu thông qua các công cụ phân tích,
    tổng hợp, so sánh từ các dãy số liệu thống kê của GSO, Tổng cục thuế, MPI
    và các nguồn số liệu khác. Bên cạnh đó, luận án còn tiến hành khảo sát, điều
    tra các DNNVV; tham vấn ý kiến của các nhà DN, các nhà hoạch địch chính
    sách, các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển DNNVV.
    6. Những đóng góp của luận án
    Đánh giá thưc trạng DNNVV và môi trường thể chế phát triển
    DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các cuộc khảo sát
    ở các địa phương trên toàn quốc.
    Đề xuất quan điểm mới về các tiêu chí xác định DNNVV thông qua
    quá trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về phát triển DNNVV. Rút ra bài học
    cho Việt Nam từ việc tổng kết kinh nghiệm phát triển DNNVV trong quá
    trình hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước trên thế giới.
    Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích phát triển
    DNNVV có hiệu quả hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    6. Kết cấu của luận án
    luận án được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển DNNVV trong quá trình hội nhập kinh
    tế quốc tế.
    Chương 2: Thực trạng phát triển DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội
    nhập kinh tế quốc tế.
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển DNNVV ở Việt Nam trong
    quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.



    CHƯƠNG 1
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DNNVV
    TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
    1.1 Những vấn đề chung về DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế
    quốc tế
    1.1.1 Khái niệm và tiêu chí xác định DNNVV
    Việc xác định quy mô DNNVV chỉ mang tính chất tương đối vì nó chịu
    tác động của các yếu tố như trình độ phát triển của một nước, tính chất ngành
    nghề và điều kiện phát triển của một vùng lãnh thổ nhất định hay mục đích
    phân loại DN trong từng thời kỳ nhất định. Nhìn chung, trên thế giới việc xác
    định một DN là DNNVV chủ yếu căn cứ vào hai nhóm tiêu chí phổ biến là
    tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng.
    Tiêu chí định tính được xây dựng dựa trên các đặc trưng cơ bản của các
    DNNVV như trình độ chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ
    phức tạp của quản lý thấp . Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản
    chất của vấn đề nhưng trên thực tế thường khó xác định. Do đó, chúng chỉ
    được sử dụng để tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng để xác định quy
    mô DN.
    Tiêu chí định lượng được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu như số lượng
    lao động, tổng giá trị tài sản (hay tổng vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận của
    DN. Số lao động có thể là số lao động trung bình trong danh sách hoặc số lao
    động thường xuyên thực tế của DN. Tài sản hoặc vốn có thể bao gồm tổng giá
    trị tài sản (hay vốn) cố định hoặc giá trị tài sản (hay vốn) còn lại của DN.
    Các tiêu chí định lượng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác
    định quy mô DN. Vào những thời điểm khác nhau các tiêu chí này rất khác
    nhau giữa các ngành nghề mặc dù chúng vẫn có những yếu tố chung nhất định.
    Các nước trên thế giới có các tiêu chí khác nhau để xác định DNNVV.
    Các tiêu chí đó thường không cố định mà thay đổi tùy theo ngành nghề và
    trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Ví dụ như Đài Loan chẳng hạn. Các DN
    trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo có từ 1 tới 200 lao động được coi là DNNVV,
    trong khi các DN trong ngành thương mại-dịch vụ có từ 1-50 lao động [91]. Ở
    Nhật Bản, các DNNVV trong ngành sản xuất chế tạo có từ 1-300 lao động và
    số vốn kinh doanh không vượt quá 300 triệu Yên, còn các DNNVV trong
    ngành thương mại dịch vụ có số lao động không quá 100 người với số vốn
    kinh doanh không quá 100 triệu Yên. Ngược lại ở Mỹ chỉ có một tiêu chí xác
    định chung cho các DNNVV là số lao động không quá 500 người [93] (xem
    thêm phụ lục số 1)
    Ở Việt Nam, trước năm 1998, chưa có một văn bản pháp luật chính thức
    nào quy định tiêu chuẩn cụ thể của DNNVV. Do đó, mỗi một tổ chức đưa ra
    một quan niệm khác nhau về DNNVV nhằm định hướng mục tiêu và đối
    tượng hỗ trợ hoạt động của tổ chức mình. Ngân hàng Công thương Việt Nam
    đưa ra tiêu chuẩn DNNVV là những DN có giá trị tài sản dưới 10 tỉ đồng, vốn
    lưu động dưới 8 tỉ đồng, doanh thu dưới 8 tỉ đồng và số lao động thường
    xuyên dưới 500 người, tồn tại dưới bất kỳ hình thức sở hữu nào. Thành phố
    Hồ Chí Minh lại xác định những DN có vốn pháp định trên 1 tỉ đồng, doanh
    thu hàng năm trên 10 tỉ đồng và lao động thường xuyên có trên 100 người là
    những DN có quy mô vừa. Những DN dưới mức tiêu chuẩn đó là các DN
    nh . Tổ chức UNIDO tại Việt Nam lại đưa ra tiêu thức xác định DN nh là
    DN có ít hơn 50 lao động, tổng số vốn và doanh thu dưới 1 tỉ đồng, DN vừa là
    các DN có số lao động từ 51 đến 200 người, tổng số vốn và doanh thu từ 1 tỉ
    đến 5 tỉ đồng [14].
    Theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính
    phủ về trợ giúp phát triển DNNVV thì DNNVV là các cơ sở sản xuất kinh
    doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn
    đăng ký không quá 10 tỉ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không
    quá 300 người.
    Theo nghị định này, đối tượng được xác định là DNNVV bao gồm các
    DN thành lập và hoạt động theo Luật DN và Luật DN nhà nước; Các hợp tác
    xã thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã; Các hộ kinh doanh cá thể đăng
    ký theo Nghị định số 109/2004/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
    Như vậy, theo định nghĩa này, tất cả các DN thuộc mọi thành phần kinh
    tế có đăng ký kinh doanh và th a mãn một trong hai tiêu thức lao động hoặc
    vốn đưa ra trong nghị định này đều được coi là DNNVV. Theo cách phân loại
    này, năm 2003, số DNNVV chiếm 96,14% trong tổng số các DN hiện có tại
    Việt Nam (theo tiêu chí lao động) và chiếm 88,27% (theo tiêu chí vốn đăng
    ký kinh doanh).
    Các tiêu chí phân loại này tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội
    của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên việc dùng hai tiêu chí lao động bình quân
    hàng năm và vốn đăng ký kinh doanh còn quá chung chung. Lao động bình
    quân ở đây cần làm rõ là lao động thường xuyên, hay bao gồm cả lao động
    thời vụ; gồm những lao động thực tế của DN hay chỉ gồm những lao động ký
    hợp đồng và có đóng bảo hiểm? Theo tác giả luận án nếu sử dụng chỉ tiêu lao
    động nên dựa vào số lao động làm việc thường xuyên hay số lao động làm
    việc từ 1 năm trở lên.
    Yếu tố vốn đăng ký cũng cần xem xét. Thực tế cho thấy số vốn đăng ký
    của các DN khi thành lập DN khác xa so với số vốn thực tế đưa vào kinh
    doanh. Số lượng lao động của các DN thay đổi hàng năm tuỳ thuộc vào kết
    quả kinh doanh của từng DN. Trong khi đó, vốn đăng ký của các DN là cố
    định khi đăng ký kinh doanh và thực tế số DN thay đổi vốn đăng ký là không
    nhiều và không thường xuyên. Do đó nếu lấy tiêu chí vốn đăng ký để xác định
    DNNVV sẽ không đảm bảo phản ánh đúng thực trạng quy mô của DN. Trong
    khi đó, chỉ tiêu doanh số cho thấy chính xác hơn quy mô DN, về thực trạng
    hoạt động kinh doanh của các DN thay vì chỉ là các DN có đăng ký. Luận án
    cho rằng chỉ tiêu doanh số hàng năm của các DN sẽ phản ánh chính xác hơn
    quy mô của DN trong từng giai đoạn thay vì tiêu chí vốn đăng ký.
    Mặt khác, ở góc độ thống kê về DNNVV, việc sử dụng cả hai chỉ tiêu
    lao động và vốn đăng ký đã tạo ra sự khác biệt đáng kể về số liệu thống kê
    các DNNVV. Theo tiêu chí lao động, khoảng 95,8% các DN Việt Nam là
    DNNVV. Trong khi đó nếu theo số vốn đăng ký kinh doanh thì chỉ có 87,5%
    là các DNNVV. Như vậy đã tạo ra sự khác biệt về số liệu thống kê các
    DNNVV theo từng tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chỉ sử
    dụng một chỉ tiêu lao động hoặc một chỉ tiêu vốn đăng ký/doanh số để xác
    định DNNVV.
    Việc sử dụng cả hai tiêu chí lao động và vốn/doanh thu sẽ khuyến khích
    các DN vừa sử dụng nhiều lao động lại vừa tập trung tích tụ vốn để phát triển.
    Sử dụng một tiêu chí lao động để xác định DNNVV, đồng nghĩa với việc tất
    cả các DN dù có vốn kinh doanh/doanh số lớn hay nh đều được hưởng các
    chính sách ưu đãi của Chính phủ dành cho các DNNVV. Điều đó sẽ không
    hạn chế các DN đầu tư vốn lớn kinh doanh trong lúc vẫn muốn hưởng ưu đãi
    từ các chính sách dành cho DNNVV. Tương tự như vậy, nếu sử dụng tiêu chí
    vốn kinh doanh/doanh số thì các DN sử dụng nhiều lao động cũng vẫn được
    hưởng lợi từ các chính sách phát triển DNNVV.
    Vì vậy, việc xác định DNNVV cần dựa trên cả hai tiêu chí là doanh số
    và số lao động thường xuyên trung bình hàng năm của các DN.
    1.1.2 Đặc điểm của DNNVV [27], [57]
    Các DNNVV là các DN có quy mô vốn nh và hầu hết hoạt động trong
    các ngành thương mại, dịch vụ sử dụng nhiều lao động. Cũng như các loại hình
    DN khác, DNNVV có những đặc điểm nhất định trong quá trình hình thành và
    phát triển. Có thể nhận thấy DNNVV có một số đặc điểm cơ bản sau:
    * Về các điểm mạnh:
    - DNNVV dễ khởi sự. Hầu hết các DNNVV chỉ cần một lượng vốn ít, số
    lao động không nhiều, diện tích mặt bằng nh với các điều kiện làm việc đơn
    giản đã có thể bắt đầu kinh doanh ngay sau khi có ý tưởng kinh doanh. Loại
    hình DN này gần như không đòi h i một lượng vốn đầu tư lớn ngay trong giai
    đoạn đầu. Việc tạo nguồn vốn kinh doanh thường là một khó khăn lớn đối với
    các DN, nhưng do tốc độ quay vòng vốn nhanh nên DNNVV có thể huy động
    vốn từ nhiều nguồn không chính thức khác nhau như bạn bè, người thân để
    nhanh chóng biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực.
    - Tính linh hoạt cao. Vì hoạt động với quy mô nh cho nên hầu hết các
    DNNVV đều rất năng động và dễ thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của
    môi trường. Trong một số trường hợp các DNNVV còn năng động trong việc
    đón đầu những biến động đột ngột của thể chế, chính sách quản lý kinh tế xã
    hội, hay các dao động đột biến trên thị trường. Trên góc độ thương mại, nhờ
    tính năng động này mà các DNNVV dễ dàng tìm kiếm những thị trường
    ngách và gia nhập thị trường này khi thấy việc kinh doanh có thể thu nhiều lợi
    nhuận hoặc rút kh i các thị trường này khi công việc kinh doanh trở nên khó
    khăn và kém hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế
    đang chuyển đổi hoặc các nền kinh tế đang phát triển.
    - Có lợi thế trong việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống.
    So với các DN lớn thì DNNVV có lợi thế hơn trong việc khai thác, duy trì và
    phát triển các ngành nghề truyền thống. Đó là khả năng khai thác và sử dụng
    có hiệu quả những nguồn lực đầu vào như lao động, tài nguyên hay vốn tại
    chỗ của từng địa phương. Có rất nhiều DNNVV của Việt Nam và thế giới đã
    từng bước trưởng thành và lớn mạnh khi khai thác các nguồn lực sẵn có của
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...