Luận Văn Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Trong những năm gần đây các DNVN ngày càng thể hiện được vai trò
    của mình, đã tạo ra cơ hội to lớn trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
    thuật, sử dụng nguồn lực có hiệu quả, làm cho nền kinh tế hoạt động năng động
    hơn, đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân, giải quyết nhiều việc làm, tăng
    thu nhập cho người lao động ở nông thôn.
    Việt Nam từ khi chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
    kinh tế thị trường, nhất là sau khi Luật Doanh nghiệp được ban hành, các doanh
    nghiệp phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Nông thôn nước ta
    chiếm tới 74% dân số, với 1,5 triệu hộ kinh doanh và có 72 ngàn trang trại sẽ là
    tiềm năng to lớn để phát triển các DNVN ở nông thôn. Tuy nhiên, tốc độ phát
    triển các doanh nghiệp ở nông thôn đang có xu hướng giảm (tỷ trọng doanh
    nghiệp nông thôn giảm từ 14% năm 2000, xuống 11% năm 2003 và 10% năm
    2005), chưa tương xứng với tiềm năng.
    Thừa Thiên Huế cũng đang trong bối cảnh chung của đất nước, doanh
    nghiệp nông thôn chưa thực sự phát triển tương xứng với sự kỳ vọng. Nguyên
    nhân của tình trạng đó là gì? Giải pháp nào nhằm giúp các DNVN ở nông thôn
    Thừa Thiên Huế phát triển? Mặt khác, việc phát hiện và đánh giá thực trạng
    phát triển các DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế đến nay chưa có một nghiên
    cứu nào thực hiện một cách có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ
    những lý do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Phát triển doanh nghiệp vừa và
    nhỏ ở nông thôn Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận án.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục tiêu chung
    Đánh giá thực trạng phát triển các DNVN ở nông thôn, đề xuất những
    định hướng và giải pháp có cơ sở khoa học nhằm thúc đẩy phát triển các DNVN
    ở nông thôn Thừa Thiên Huế.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    (1) Hệ thống hoá và vận dụng những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
    triển các DNVN ở nông thôn trong điều kiện Việt Nam; (2) Phân tích đánh giá
    thực trạng phát triển các DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế; (3) Đề xuất định
    hướng và các giải pháp phát triển các DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng khảo sát chính là: các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp
    tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, hoạt động
    trong các lĩnh vực phi nông nghiệp: (1) khai thác khoáng sản; (2) công nghiệp
    chế biến; (3) sản xuất và phân phối điện, nước; (4) xây dựng; (5) thương mại và
    (6) dịch vụ.
    4
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề kinh tế và tổ chức phát triển
    các DNVN ở nông nghiệp Thừa Thiên Huế.
    - Về không gian: Nghiên cứu các DNVN ở khu vực nông thôn Thừa
    Thiên Huế bao gồm 8 huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú
    Vang, Hương Thuỷ, Phú Lộc, Nam Đông và A Lưới.
    - Về thời gian: Các vấn đề trên được nghiên cứu có tính hệ thống ở nông
    thôn trong thời kỳ đổi mới từ năm 1995 đến năm 2004 và đề xuất các định
    hướng, giải pháp phát triển các DNVN ở nông thôn đến năm 2010.
    4. Những đóng góp của luận án
    (1) Hệ thống hoá và bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
    triển DNVN ở nông thôn nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng; (2) đánh
    giá đúng thực trạng phát triển các DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế trong
    giai đoạn 1995-2004; (3) đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển các
    DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế; (4) cung cấp thông tin khoa học về phát
    triển DNVN cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, doanh nhân.
    5. Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm có 4 chương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...