Thạc Sĩ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI --------***-------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thuỳ Linh Lớp : Anh 1 Khóa : K41A - KTNT Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Vũ Sĩ Tuấn Hà Nội, 11/ 2006
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. ASEAN: Asociation of SouthEast Asia Nations. 2. APEC: Asia Pacific Economic Coorperation 3. CCNLN: Cụm công nghiệp làng nghề. 4. DNV&N: Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 5. JBIC: Japanese Bank for International Coorperation. 6. IMF: International Money Fund. 7. HTX: Hợp tác xã. 8. WTO: World Trade Organisation. 9. R&D: Research and Develop. 10. UNDP: United Nations Development Program.
    MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Lêi nãi ®Çu . 1 ch-¬ng I: Tæng quan vÒ Doanh nghiÖp võa vµ nhá vµ vai trß cña Doanh nghiÖp võa vµ nhá ®èi víi ph¸t triÓn kinh tÕ 4 I. Tæng quan vÒ doanh nghiÖp võa vµ nhá . 4 1. TÝnh tÊt yÕu kh¸ch quan cña sù xuÊt hiÖn, tån t¹i vµ ph¸t triÓn cña DNV&N trong nÒn kinh tÕ 4 2. Kh¸i niÖm doanh nghiÖp võa vµ nhá . 6 3. §Æc ®iÓm vµ tÝnh chÊt cña DNV&N 7 II. Vai trß cña DNV&N ®èi víi ph¸t triÓn kinh tÕ . 9 1. Vai trß cña DNV&N trong nÒn kinh tÕ c¸c n-íc 9 1.1. §ãng gãp vµo t¨ng tr-ëng vµ ph¸t triÓn kinh tÕ . 11 1.2. T¹o sù ra n¨ng ®éng vµ hiÖu qu¶ cho nÒn kinh tÕ . 11 1.3. Khai th¸c tiÒm n¨ng rÊt phong phó trong d©n c- . 12 1.4. Gãp phÇn quan träng vµo viÖc t¨ng nguån hµng xuÊt khÈu, n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh trªn thÞ tr-êng quèc tÕ 12 1.5. Gi¶i quyÕt viÖc lµm, t¨ng thu nhËp cho ng-êi lao ®éng, gãp phÇn æn ®Þnh x· héi . 14 1.6. Huy ®éng vèn vµ tËn dông c¸c nguån lùc x· héi kh¸c 14 1.7. Gãp phÇn quan träng vµo viÖc t¹o lËp sù ph¸t triÓn c©n ®èi vµ hoµn thiÖn c¬ cÊu kinh tÕ. . 15 1.8. Lµ tiÒn ®Ò t¹o ra c¸c doanh nghiÖp lín, ®ång thêi lµm lµnh m¹nh m«i tr-êng kinh doanh 16 2. Vai trß cña DNV&N ®èi víi ph¸t triÓn kinh tÕ cña mét sè n-íc trªn thÕ giíi . 17 2.1. DNV&N §µi Loan ®Èy m¹nh xuÊt khÈu, ®¸p øng nhu cÇu h-íng ngo¹i cña nÒn kinh tÕ trong giai ®o¹n c«ng nghiÖp ho¸ - hiÖn ®¹i ho¸ ®Êt n-íc 17 2.2. DNV&N Mü lµ “vïng ®Öm cho c¸c có sèc chu kú kinh doanh” ®ång thêi t¹o ®éng lùc trùc tiÕp cho t¨ng tr-ëng kinh tÕ . 20 2.3. DNV&N Italia ®ãng vai trß chñ chèt trong ho¹t ®éng xuÊt khÈu, lµ “nguån lùc kinh tÕ then chèt vµ chiÕn l­îc” trong c«ng nghiÖp - trô cét chÝnh cña nÒn kinh tÕ Italia. 22
    2.4. DNV&N t¹o nÒn t¶ng cho m« h×nh kinh tÕ “nhÞ nguyªn” - mét m« h×nh kinh tÕ ®éc ®¸o ®· lµm nªn “kú tÝch NhËt B¶n” 24 ch-¬ng II: Ph¸t triÓn doanh nghiÖp võa vµ nhá ®Ó ®¸p øng nhu cÇu ph¸t triÓn kinh tÕ cña ViÖt Nam trong giai ®o¹n hiÖn nay 27 I. §Æc ®iÓm cña nÒn kinh tÕ ViÖt Nam vµ sù cÇn thiÕt ph¶i ph¸t triÓn DNV&N ®Ó ®¸p øng nhu cÇu ph¸t triÓn kinh tÕ trong giai ®o¹n hiÖn nay . 27 1. Kh¸i qu¸t vÒ nÒn kinh tÕ viÖt nam sau 20 n¨m ®æi míi 27 2. Nhu cÇu ph¸t triÓn kinh tÕ cña ViÖt Nam trong giai ®o¹n hiÖn nay vµ sù cÇn thiÕt ph¶i ph¸t triÓn DNV&N ®Ó ®¸p øng nhu cÇu ®ã 31 II. thùc tr¹ng ph¸t triÓn DNV&N §Ó ®¸p øng nhu cÇu ph¸t triÓn kinh tÕ ViÖt nam trong giai ®o¹n hiÖn nay . 40 1. Thùc tr¹ng ph¸t triÓn cña DNV&N ®Ó ®¸p øng nhu cÇu ph¸t triÓn kinh tÕ 40 1.1 Sù gia t¨ng sè l-îng DNV&N trong nÒn kinh tÕ ViÖt Nam . 40 1.2. N¨ng lùc c¹nh tranh vµ hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh cña DNV&N . 42 1.3. §ãng gãp cña c¸c DNV&N ®èi víi nÒn kinh tÕ ViÖt Nam 47 2. Thùc tr¹ng hç trî cña nhµ n-íc ®èi víi ph¸t triÓn DNV&N vµ nhưng khã kh¨n, v-íng m¾c cßn tån t¹i . 53 2.1. C¬ quan qu¶n lý vµ hç trî cña nhµ n-íc ®èi víi ph¸t triÓn DNV&N ë ViÖt Nam 53 2.2. ThÓ chÕ chÝnh s¸ch khuyÕn khÝch ph¸t triÓn DNV&N ë ViÖt Nam . 57 2.3 Nhưng khã kh¨n, v-íng m¾c cßn tån t¹i trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn doanh nghiÖp võa vµ nhá 61 ch-¬ng III: Mét sè gi¶i ph¸p ph¸t triÓn doanh nghiÖp võa vµ nhá ®Ó ®¸p øng nhu cÇu ph¸t triÓn kinh tÕ cña ViÖt Nam trong giai ®o¹n hiÖn nay . 66 I. ®Þnh h-íng chung ph¸t triÓn DNV&N ®Ó ®¸p øng nhu cÇu ph¸t triÓn kinh tÕ 66 1. N©ng cao tÇm nhËn thøc vÒ vai trß cña DNV&N trong ph¸t triÓn kinh tÕ . 66 2. Ph¸t triÓn DNV&N m¹nh c¶ vÒ sè l-îng vµ chÊt l-îng . 66
    3. -u tiªn ph¸t triÓn DNV&N ë n«ng th«n . 67 4. §Æc biÖt khuyÕn khÝch ph¸t triÓn doanh nghiªp võa vµ nhá trong ngµnh c«ng nghiÖp phô trî . 68 5. Ph¸t triÓn DNV&N s¶n xuÊt c«ng nghiÖp phô trî trong mèi liªn kÕt chÆt chÏ víi doanh nghiÖp lín . 69 6. Ngiªn cøu thµnh lËp mét sè khu c«ng nghiÖp võa vµ nhá vµ c¸c côm c«ng nghiÖp lµng nghÒ dµnh riªng cho DNV&N 69 II. Kinh nghiÖm ph¸t triÓn DNV&N cña mét sè n-íc trªn thÕ giíi . 70 1. Bµi häc kinh nghiÖm cña NhËt B¶n. . 70 2. Bµi häc vÒ sù hç trî ph¸t triÓn DNV&N cña ChÝnh phñ Mü . 73 III. Mét sè gi¶i ph¸p ph¸t triÓn DNV&N ®Ó ®¸p øng nhu cÇu ph¸t triÓn kinh tÕ cña ViÖt Nam trong giai ®o¹n hiÖn nay 74 1. C¸c gi¶i ph¸p nh»m gia t¨ng sè l-îng DNV&N trong nÒn kinh tÕ 74 2. Nhãm gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc vµ hiÖu qu¶ kinh doanh cña DNV&N. . 77 2.1. Nhãm gi¶i ph¸p n©ng cao n¨ng lùc tµi chÝnh cña DNV&N . 77 2.2. Nhãm gi¶i ph¸p n©ng cao n¨ng lùc c«ng nghÖ cña DNV&N . 79 2.3. Nhãm gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc qu¶n lý vµ chÊt l-îng nguån nh©n lùc cho c¸c DNV&N 83 3. C¸c gi¶i ph¸p ph¸t triÓn DNV&Ntrong c¸c ngµnh c«ng nghiÖp phô trî . 88 4. C¸c gi¶i ph¸p ph¸t triÓn DNV&Në c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng . 90 5. C¸c gi¶i ph¸p ph¸t triÓn DNV&N ë vïng n«ng th«n 94 KÕt luËn 96 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 97 PHỤ LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế từ năm 1986 và đặc biệt từ khi tiến hành những cải cách thị trường toàn diện năm 1989, nền kinh tế Việt Nam đã thực sự khởi sắc với những con số tăng trưởng ấn tượng về GDP, kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng sản xuất công nghiệp Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay, những thành tích của Việt Nam phải được đặt trong quan hệ so sánh với các nước khác. Nhìn chung, cho đến nay, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, về cơ bản Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Do đó, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế đất nước vẫn là mục tiêu hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta. Mặt khác, hạt nhân của mỗi nền kinh tế chính là các doanh nghiệp. Sự phát triển kinh tế suy cho cùng là do sự phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quyết định. Vì vậy, để phát triển kinh tế chúng ta cần có chính sách và chiến lược phát triển đúng đắn với mỗi loại hình doanh nghiệp. Sự phát triển của kinh tế thị trường đầu thế kỷ 20 đã làm biến đổi mạnh mẽ nền kinh tế thế giới nói chung và ở từng nước, từng khu vực nói riêng. Nhiều mô hình doanh nghiệp đã được thử nghiệm và đem lại thành công bất ngờ. Trong đó nổi bật là mô hình các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù mang cái tên khiêm tốn “vừa và nhỏ” song vai trò của các doanh nghiệp này thực sự không nhỏ chút nào, đối với cả những nước có tiềm năng kinh tế mạnh như Nhật Bản, Mỹ, Italia đến những nước NICs năng động hiện nay như Hàn Quốc, Đài Loan . và cả những nước đang phát triển như Malaixia, Philippin . Ở nước ta, trong những thành tựu kinh tế quan trọng từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay, không thể không nhắc tới những đóng góp to lớn 1
    của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tỷ lệ đóng góp ngày càng cao vào tổng thu nhập quốc dân và sự phát triển ngày càng rộng lớn ở khắp mọi miền đất nước của loại hình doanh nghiệp này cho thấy vai trò không thể thiếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cho đến nay, công cuộc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa được hoạch định rõ ràng với những chương trình phát triển cụ thể, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn mới. Do đó, chưa phát huy được tiềm năng to lớn của loại hình doanh nghiệp này trong việc đáp ứng các nhu cầu cầu đó. Đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn làm hạn chế khả năng cạnh tranh cũng như tiềm năng to lớn của loại hình doanh nghiệp này. Nhận thấy ý nghĩa thiết thực của vấn đề này, em đã chọn đề tài “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế” cho Khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục đích của Khoá luận nhằm nghiên cứu, làm rõ vai trò và tiềm năng to lớn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp phát triển loại hình doanh nghiệp này để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đó. Trong Khoá luận, em đã làm rõ vai trò của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung đối với phát triển kinh tế, cụ thể hoá các nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đi sâu phân tích thực trạng và tiềm năng của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam để làm rõ khả năng của loại hình doanh nghiệp này trong việc đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Cuối cùng, em xin kiến nghị một số giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Viêt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2
    Về phạm vi và đối tượng nghiên cứu, Khoá luận chỉ tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, mà không đề cập đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Thích ứng với nội dung và giới hạn của đề tài, bố cục Khoá luận gồm ba phần chính sau: Phần 1: Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với phát triển kinh tế Phần 2: Phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam Phần 3: Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của việt Nam trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, do đây còn là một đề tài mới mẻ, hơn nữa do thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên Khoá luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được những đóng góp quý báu từ Thầy, Cô và mong nhận được những ý kiến hữu ích từ bạn bè để tác phẩm của mình được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo – PGS. TS. Vũ Sĩ Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này với nhiều lời khuyên, ý kiến đóng góp hữu ích; cảm ơn các cô, chú, anh, chị tại Viện nghiên cứu kinh tế trung ương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ em trong việc thu thập tài liệu nghiên cứu. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Hà Nội, tháng 11 năm 2006 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Thuỳ Linh A1- K41- KTNT 3
    CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1. Tính tất yếu khách quan của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của DNV&N trong nền kinh tế Lịch sử ra đời và phát triển nền sản xuất hàng hoá gắn liền với sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp. Giai đoạn tiền sử (C.Mác gọi là sản xuất hàng hoá giản đơn) không có sự phân biệt giữa giới chủ và người thợ. Người sản xuất hàng hoá là người sở hữu tư liệu sản xuất, vừa là người lao động trực tiếp vừa là người quản lý và tiêu thụ sản phẩm làm ra. Đó là loại hình doanh nghiệp cá thể, doanh nghiệp gia đình, hay còn gọi là doanh nghiệp cực nhỏ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, một số người nhờ vào tài năng và vận may đã thành đạt, mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh, đến một giai đoạn nào đó lực lượng lao động của gia đình không đảm đương được hết công việc họ sẽ thuê người làm và trở thành ông chủ. Ngược lại, một bộ phận lớn người sản xuất hàng hoá khác do không may mắn hoặc kém cỏi dẫn đến thua lỗ triền miên, buộc phải bán tư liệu sản xuất và trở thành người làm thuê. Trong giai đoạn đầu, các ông chủ và người thợ cùng trực tiếp lao động với nhau và người làm thuê thường là bà con họ hàng và láng giềng của ông chủ. Về sau mở rộng ra đến những người ở xa đến. Các nhà nghiên cứu thường xếp các doanh nghiệp này vào phạm trù DNV&N. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, những doanh nghiệp thành đạt tiếp tục phát triển về quy mô, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu 4
    cầu về vốn và nhân lực ngày càng tăng thôi thúc các doanh nhân thuê thêm nhân lực, góp vốn thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc phát hành cổ phiếu thành lập công ty cổ phần. Bằng nhiều hình thức liên kết ngang, dọc hoặc hỗn hợp nhiều tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn hình thành và phát triển. Nền kinh tế quốc gia là do tổng thể các doanh nghiệp lớn, bé tạo thành. Phần đông các doanh nghiệp lớn trưởng thành và phát triển từ các DNV&N. Quy luật đi từ nhỏ đến lớn là con đường tất yếu của sự phát triển bền vững mang tính phổ biến của đại đa số các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và trong quá trình công nghiệp hoá. Đồng thời, sự tồn tại đan xen và kết hợp các loại quy mô doanh nghiệp làm cho nền kinh tế khắc phục được tính đơn điệu, sơ cứng, tạo nên tính phong phú, linh hoạt, đáp ứng được các xu hướng phát triển đi lên và những biến đổi nhanh chóng của thị trường trong điều kiện của cuộc các mạng kkoa học - công nghệ hiện đại, đảm bảo tính hiệu quả chung của toàn nền kinh tế. Để phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá không thể không có các doanh nghiệp lớn, vốn nhiều, kỹ thuật hiện đại. Tuy nhiên, ngoài việc xây dựng các doanh nghiệp quy mô lớn cần thiết chúng ta cũng phải thực hiện các biện pháp tăng khả năng tích tụ và tập trung của các DNV&N, tạo điều kiện cho chúng nhanh chóng vươn lên trở thành các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, việc duy trì và phát triển một số lượng lớn các DNV&N trong nền kinh tế cũng là một trong những yếu tố cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững. DNV&N có phạm vi phân bố rộng khắp, có khả năng đáp ứng các nhu cầu nhỏ lẻ và năng động nhạy bén hơn trước những thay đổi của thị trường. Do đó, các doanh nghiệp này thường chuyển hướng nhanh trong thời kỳ suy thoái kinh tế, làm nên bước đệm vững chắc cho sự phát triển kinh tế Như vậy, trong một nền kinh tế có sự liên kết hợp lý giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn thì DNV&N còn là chỗ dựa vững chắc cho 5
    các doanh nghiệp lớn. Sự kết hợp các loại quy mô doanh nghiệp trong từng ngàng cũng như trong toàn nền kinh tế, trong đó nhấn mạnh đến phát triển DNV&N là phù hợp với xu thế chung và thích hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. 2. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ Khái niệm DNV&N đã được biết đến trên thế giới từ những năm đầu của thế kỷ 20 và khu vực các DNV&N được các nước quan tâm phát triển từ những năm 50 của thế kỷ 20. Nhìn chung, khái niệm này được sử dụng như là một định nghĩa bởi các con số thống kê. Ranh giới giữa DNV&N và các doanh nghiệp lớn thường được xác định bằng các chỉ tiêu về vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận Những chỉ số này có thể khác nhau giữa các nước và các khu vực khác nhau. Ở Đức, DNV&N là các doanh nghiệp có số lượng lao động không quá 500 người hoặc số vốn không quá 50 triệu Euro, trong khi theo quy định của Liên Minh Châu Âu (EU) thì các doanh nghiệp có số vốn không quá 43 triệu euro hoặc sử dụng không quá 250 lao động sẽ nằm trong khối các DNV&N. Ở Việt Nam, khái niệm DNV&N mới được biết đến từ năm 1990. Trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp loại 1, doanh nghiệp loại 2, doanh nghiệp loại 3 với tiêu chí phân loại chủ yếu là số lao động trong biên chế và phân theo cấp trung ương - địa phương. Trong đó DNV&N gần như tương ứng với doanh nghiệp loại 2 và loại 3. Ngày 20/6/1998, Chính phủ đã có công văn số 681/CP-KCN về định hướng chiến lược và chính sách phát triển DNV&N. Theo công văn này thì “DNV&N là những doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 5 tỷ đồng và lao động thường xuyên dưới 200 người”. Việc áp dụng một trong hai tiêu chí hoặc cả hai tiêu chí này tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, ngành, lĩnh vực. Đây có thể được coi là văn bản đầu tiên đưa ra tiêu chí xác 6
    định DNV&N, là cơ sở cho phép thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho khu vực này. Ngày 23/11/2001, Chính phủ đã ban hành nghị định số 90/2001/NĐ- CP về trợ giúp phát triển DNV&N. Theo quy định của Nghị định này “ DNV&N là đơn vị kinh doanh độc lập theo luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỉ đồng và/hoặc sử dụng lao động trung bình hằng năm không quá 300 người”. Tất cả các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, hộ gia đình đều thuộc đối tượng điều chỉnh của luật này nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên chính thức quy định về DNV&N, là cơ sở để thực hiện các chính sách và các biện pháp hỗ trợ cho các DNV&N. Từ đó đến nay khái niệm DNV&N được hiểu và áp dụng thống nhất trong cả nước. 3. Đặc điểm và tính chất của DNV&N Từ các khái niệm DNV&N ở trên chúng ta thấy hầu hết các nước coi DNV&N là một loại hình doanh nghiệp không được phân biệt theo hình thức sở hữu mà được phân biệt trên khía cạnh quy mô nhiều hơn. Các DNV&N là các doanh nghiệp có qui mô về vốn nhỏ, do đó, doanh thu và lợi nhuận không lớn và hầu hết hoạt động trong các ngành sử dụng nhiều lao động. Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, DNV&N có những đặt tính nhất định trong quá trình hình thành và phát triển. Hầu hết các học giả nhất trí rằng loại hình DNV&N có các ưu điểm và nhược điểm sau đây: Ưu điểm: So sánh với các loại hình doanh nghiệp khác đang tồn tại và hoạt động trong nền kinh tế như các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, các công ty đa quốc gia thì DNV&N có các ưu điểm như: - Dễ khởi nghiệp, hầu hết các DNV&N đều có thể bắt đầu hoạt động ngay sau khi có ý tưởng kinh doanh và một số ít vốn cũng như lao động nhất 7
    định. Loại hình doanh nghiệp này gần như không đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn ngay trong giai đoạn đầu. Rất nhiều doanh nghiệp lớn, các công ty đa quốc gia trên thế giới đi lên từ những DNV&N. - Linh hoạt, vì hoạt động với qui mô nhỏ nên hầu hết các DNV&N đều rất năng động và dễ thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường. Trong một số trường hợp các DNV&N còn năng động trong việc đón đầu những biến động đột ngột của thể chế, chính sách quản lý kinh tế xã hội, hay các dao động đột biến trên thị trường. Trên giác độ thương mại, nhờ tính năng động này mà các DNV&N dễ dàng tìm kiếm những thị trường ngách và gia nhập thị trường này khi thấy việc kinh doanh trở lên khó khăn và kém hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế đang phát triển hoặc chuyển đổi. - Lợi thế so sánh trong cạnh tranh, so với các doanh nghiệp lớn, DNV&N có lợi thế so sánh trong cạnh tranh đó là khả năng phát huy những nguồn lực đầu vào như lao động hay tài nguyên hoặc nguồn vốn tại chỗ khi khai thác và phát huy các ngành nghề truyền thống của từng địa phương. Rất nhiều DNV&N của Việt Nam và thế giới đã từng bước trưởng thành và lớn mạnh khi khai thác các nguồn sẵn có của địa phương. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ còn có nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp lớn trong việc theo sát nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, qua đó sáng tạo ra nhiều loại hàng hoá và dịch vụ mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. - Tạo ra các tác động ngoại lai. Trên giác độ kinh tế thì DNV&N tạo ra các tác động ngoại lai rất mạnh cả tích cực và tiêu cực. Với lợi thế trong việc khai thác các nguồn lực sẵn có của địa phương, đặc biệt là ngành có sử dụng nhiều lao động, DNV&N góp phần tạo công ăn việc làm cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho dân cư tại địa phương hoặc duy trì, bảo vệ các nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Bên cạnh đó, việc phát triển các DNV&N còn có các lợi ích như giảm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, giảm sự 8
    cách biệt giữa thành thị và nông thôn qua đó góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội và giúp chính phủ giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội khác. Nhược điểm: Bên cạnh các ưu điểm được kể ra ở trên, các DNV&N còn có các điểm yếu nhất định như: - Thiếu các nguồn lực để tiến hành các công trình hoặc các dự án đầu tư lớn, các dự án đầu tư công cộng. - Các DNV&N không có các lợi thế kinh tế theo qui mô và ở một số nước nhất định loại hình doanh nghiệp này thường yếu thế hơn trong các quan hệ với ngân hàng, với Chính phủ và giới báo chí cũng như thiếu sự ủng hộ của công chúng. Nhiều DNV&N bị phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp lớn trong quá trình phát triển. - Đứng ở giác độ nhất định thì các DNV&N vì rất rễ khởi nghiệp nên chịu nhiều rủi ro trong kinh doanh. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy càng nhiều DNV&N ra đời thì cũng có nhiều DNV&N bị phá sản. Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của nhiều nhà kinh tế thì các DNV&N có tỷ lệ phá sản và thất bại cao trong năm hoạt động thứ tư. Và các doanh nghiệp do nam giới quản lý thường có tỷ lệ thất bại cao hơn các doanh nghiệp được quản lý và điều hành bởi các chủ doanh nghiệp nữ. Bên cạnh các tác động ngoại lai tích cực thì các DNV&N cũng gây ra không ít các ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực trong nền kinh tế như do ít vốn, hầu hết các doanh nghiệp không quan tâm đầy đủ tới việc bảo vệ môi trường. II. VAI TRÒ CỦA DNV&N ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Vai trò của DNV&N trong nền kinh tế các nước Có một trường phái tại một số Viện phát triển kinh tế quốc tế cho rằng về phát triển kinh tế thì “nhỏ là đẹp”. Nền kinh tế thế giới càng lớn và rộng 9
    mở hơn, thì các công ty nhỏ và trung bình sẽ càng thống trị nhiều hơn1. Chính vì vậy, DNV&N cần phải được phát huy vì chúng nhỏ. Nhưng trường phái đó không được các tác giả bây giờ ủng hộ. Cần ủng hộ sự làm ăn có hiệu quả hơn là bất kỳ một hình thức tổ chức công nghiệp nào. Cho nên tầm quan trọng của DNV&N không phải bởi quy mô của nó, mà ở chỗ nó tận dụng tính quy mô đó để đem lại những lợi ích gì cho xã hội. Trên thế giới, người ta đã thừa nhận rằng DNV&N đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Tuy nhiên, tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước mà vai trò của DNV&N cũng thể hiện khác nhau. Ở các nước công nghiệp phát triển cao như CHLB Đức, Nhật bản, Mỹ . mặc dù có nhiều công ty lớn, đa hay xuyên quốc gia nhưng vai trò của DNV&N trong nền kinh tế quốc dân của những nước này là không thể phủ nhận được. CHLB Đức là một quốc gia hùng mạnh nhưng DNV&N có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy các ngành nghề truyền thống, là vốn quý và niềm tự hào của dân tộc Đức. Ở Nhật bản, DNV&N được coi là nguồn lực đảm bảo cho sức sống của nền kinh tế, là bộ phận quan trọng trong cơ cấu quy mô nhiều tầng của các doanh nghiệp. Đối với các nước đang và chậm phát triển, ngoài vai trò tạo công ăn việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế, DNV&N còn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến hành công nghiệp hoá đất nước, xoá đói giảm nghèo, giải quyết những vấn đề xã hội . Đặc biệt với các nước Châu Á như: Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, DNV&N còn có vai trò tích cực trong việc chống đỡ các tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, góp phần đáng kể vào sự ổn định kinh tế, xã hội và từng bước khôi phục kinh tế. 1 John Naisbitt - Nghịch lý toàn cầu Nxb Thế giới, tr. 27-28 10
    Vai trò của DNV&N trong nền kinh tế quốc dân được thể hiện ở các mặt sau: 1.1. Đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế DNV&N chiếm tỉ lệ tuyệt đối về số lượng trong tổng số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của các nước. Theo tiêu chí xác định DNV&N, số doanh nghiệp này ở các nước chiếm tỉ lệ từ 90-99% trong tổng số các loại hình doanh nghiệp. Cụ thể: Nhật bản: 99,1%; các nước Tây Âu: 99%, Singapore: 90%, Thái Lan, Malaysia, Indonesia: 95-98% và ở các nước thành viên của APEC là 98%2. Với tỷ lệ tuyệt đối về số lượng cộng thêm sự năng động và nhạy bén trong các cơ hội kinh doanh, các DNV&N có đóng góp rất lớn vào kết quả hoạt động của nền kinh tế, tạo nên sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ở Mỹ, hiện nay 24 triệu DNV&N đóng góp hơn một nửa GDP của toàn bộ nền kinh tế (khoảng 51% theo U.S. Small Business Administration). Con số này ở CHLB Đức là 53%; Indonesia là 38,9%; Philippines là 28%; và Malaysia là 50,5%. Tại các quốc gia phát triển trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), khoảng 60% tổng thu nhập quốc nội là do đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ, nghĩa là các doanh nghiệp có nhiều nhất là 50 nhân công 3. 1.2. Tạo sự ra năng động và hiệu quả cho nền kinh tế Sự ra đời của các DNV&N làm cho số lượng các doanh nghiệp tăng lên rất nhanh do đó làm tăng tính cạnh tranh, giảm bớt mức độ rủi ro, đồng thời làm tăng số lượng và chủng loại hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế. Các DNV&N có khả năng thay đổi mặt hàng và công nghệ, chuyển hướng kinh doanh nhanh chóng khi có những bất lợi ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh. Các yếu tố này góp phần làm cho nền kinh tế được nhạy bén hơn trước những thay đổi bất lợi. 2 Viện Khoa Học- Xã hội và nhân văn (2005), vai trò của DNV&Ntrong nền kinh tế các nước. Tr. 60-64 3 Viện Khoa Học- Xã hội và nhân văn (2005), vai trò của DNV&Ntrong nền kinh tế các nước. Tr. 60-64. 11
    Sự có mặt của các DNV&N trong nền kinh tế còn có tác dụng hỗ trợ các doanh nghiệp lớn kinh doanh có hiệu quả hơn. Liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn được thể hiện dưới các hình thức như làm đại lý vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, cung cấp đầu vào, giúp tiêu thụ hàng hoá, thâm nhập vào mọi ngõ ngách thị trường mà doanh nghiệp lớn không với tới được. Mặt khác, vốn của các DNV&N, trong đó phần lớn là vốn của khu vực tư nhân chủ yếu chỉ đầu tư vào các ngành có hiệu quả kinh tế cao trong tương lai gần. Do vậy, việc tăng các cơ số này càng làm cho hiệu quả kinh tế cao hơn trong tương lai. 1.3. Khai thác tiềm năng rất phong phú trong dân cư Vai trò của các DNV&N trong phát triển kinh tế không chỉ là đóng góp vào hoạt động kinh tế và làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả mà còn khai thác được những tiềm năng rất phong phú trong dân cư. Hiện nay, ở các nước đang phát triển như Việt Nam có nhiều tiềm năng trong dân chưa được khai thác một cách có hiệu quả như tiềm năng trí tuệ, tay nghề tinh xảo, lao động, vốn, điều kiện tự nhiên, bí quyết nghề nghiệp, quan hệ huyết thống. Việc phát triển các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ trong các ngành nghề truyền thống ở nông thôn là một trong những phương thức hiệu quả quan trọng để sử dụng tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân. Hiện có xu hướng bị mai một dần, nhằm thu hút lao động nông thôn và phát huy lợi thế của từng vùng để phát triển kinh tế. Điều này đặc biệt cần thiết đối với một nước có nhiều làng nghề thủ công truyền thống như Việt Nam. 1.4. Góp phần quan trọng vào việc tăng nguồn hàng xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế Sự tồn tại của DNV&N rất có ý nghĩa trong xu thế các nền kinh tế trên thế giới giao lưu, hợp tác với nhau. Một mặt, việc phát triển DNV&N tạo khả năng thúc đẩy tiềm năng của các ngành nghề truyền thống ở địa phương của mỗi nước. Mặt khác, DNV&N cũng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào phân công lao động quốc tế. 12
    DNV&N đóng góp tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của nhiều nước, nhìn chung từ 25-40%. Cụ thể ở Đài Loan, DNV&N chiếm 55,9% kim ngạch xuất khẩu trong công nghiệp (năm 1992), Singapore: 9,3% trong công nghiệp và 33,5% trong thương mại (năm 1987), Ấn độ: 25,3% (1986). Ở Trung quốc, xí nghiệp Hương trấn trong 4 năm 1994-1998 đạt kim ngạch xuất khẩu 25 tỷ USD, chiếm 24,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đặc biệt, ở các nước thành viên thuộc OECD, tính quốc tế hoá của DNV&N được thể hiện rất rõ nét. Khoảng 25% DNV&N trong ngành công nghiệp của các nước thành viên OECD hiện nay có khả năng cạnh tranh quốc tế. Con số này chắc chắn sẽ tăng lên trong tương lai. Hiện tại, khu vực DNV&N đóng góp 25-35% tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng công nghiệp trên toàn thế giới và chiếm một tỉ lệ nhỏ hơn một chút trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bảng dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn sự đóng góp của DNV&N vào xuất khẩu của các nước trên thế giới. Bảng 1.1 : Đóng góp của DNV&N vào xuất khẩu của một số nước trên thế giới Tỷ lệ xuất khẩu của DNV&N trong Nước tổng kim ngạch xuất khẩu (%) A. Các nền kinh tế phát triển 1. Mỹ (1999) 31 2. Nhật bản (1998) 13.5 3. Pháp (1998) 26 4. Hàn Quốc (1997) 43 5. Đài Loan (1999) 47 6. Xingapo (1998) 50 B. Các nền kinh tế đang phát triển 1. Thái Lan (1998) 2. Philippin (1997) 16 3. Inđônêxia (1996) 60 13
    C. Các nền kinh tế đang chuyển 18,4 đổi 1. Trung Quốc (1998) 40-60 2. Ba Lan (1997) 62 Nguồn: Theo báo cáo OECD DNV&N Outlook, 2003. Như vậy, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của DNV&N trên thế giới hết sức sôi động và đa dạng. Nó phản ánh một điều là loại hình doanh nghiệp này có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của các nước, đặc biệt là ở các nước phát triển và đang phát triển có chiến lược “hướng về xuất khẩu”. 1.5. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định xã hội Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia luôn gắn liền với việc giải quyết các vấn đề lớn, trong đó thất nghiệp là bài toán xã hội nhức nhối và cấp bách của tất cả các nước trên thế giới. Sự tồn tại và phát triển các loại hình doanh nghiệp ở nhiều nước cho thấy, DNV&N là một phương tiện hiệu quả để giải quyết vấn đề việc làm. Mặc dù quy mô nhỏ, song với quy luật số lớn, DNV&N là nguồn chủ yếu tạo ra việc làm. Nhìn chung, ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, DNV&N chiếm 90-99% tổng số doanh nghiệp một quốc gia, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 2/3 lực lượng lao động xã hội. DNV&N ở Nhật Bản thu hút được 66.9% tổng số lao động. Con số này ở Thuỵ Điển là 60%, tại Hungari tỷ lệ này là hơn 66%, Đài Loan là 78% và Chilê là 70.3%4. Như vậy, trên khía cạnh tạo việc làm các DNV&N luôn đóng vai trò quan trọng, nhất là trong thời kỳ suy thoài kinh tế, khi mà các doanh nghiệp lớn rơi vào tình trạng phá sản hàng loạt. 1.6. Huy động vốn và tận dụng các nguồn lực xã hội khác 4 Viện Khoa Học- Xã hội và nhân văn (2005), vai trò của DNV&Ntrong nền kinh tế các nước. Tr. 60-64. 14
    Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất, có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như đối với từng doanh nghiệp. Ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng thường tồn tại một nghịch lý là các doanh nghiệp thì thiếu vốn trầm trọng trong khi vốn trong dân cư còn tiềm ẩn nhưng không huy động được. Trong tình hình đó việc phát triển các DNV&N chính là một phương thức hiệu quả để huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư do các DNV&N đông về số lượng lại thường tiếp xúc trực tiếp hoặc có quan hệ họ hàng với người cho vay. Nhiều người dân có tiền cũng muốn tự mình thành lập công ty hay chung nhau góp vốn thành lập các doanh nghiệp nhỏ thay vì cho các doanh nghiệp lớn vay. Ngoài ra, với quy mô vừa và nhỏ, phát triển trải rộng hầu khắp các địa phương, các vùng, từ những khu vực có điều kiện thuận lợi đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa nên các DNV&N có khả năng tận dụng mọi tiềm năng, nguồn lực về lao động, nguyên vật liệu với trữ lượng hạn chế. Trong đó, có nhiều nguồn lực tuy không đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô lớn nhưng lại sẵn có. Hay có nhiều sản phẩm phụ hoặc phế liệu, phế phẩm của các doanh nghiệp lớn, các sản phẩm trung gian . mà các DNV&N sử dụng được sẽ góp phần thúc đẩy khai thác tiềm năng của các ngành nghề truyền thống ở địa phương như các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ, chế biến thuỷ hải sản. Đồng thời, với quy mô nhỏ gọn các DNV&N thường sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, thuộc phạm vi địa phương dễ khai thác sử dụng. Khi Trung tâm hỗ trợ DNV&N (Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam) khảo sát 1000 doanh nghiệp nhỏ, thì có tới 80% nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho doanh nghiệp là khai thác từ địa phương. 1.7. Góp phần quan trọng vào việc tạo lập sự phát triển cân đối và hoàn thiện cơ cấu kinh tế. 15
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...