Luận Văn Phát triển Doanh nghiệp ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Lan Chip, 3/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu

    Trong sự nghiệp đổi mới để đẩy mạnh CNH-HĐH thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các doanh nghiệp (DN) có vị trí , vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân . Nó góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành và của cả nền kinh tế; tạo thêm hàng hoá dịch vụ; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động ; tăng thu nhập và nâng cao đời sống; tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước và đặc biệt được coi là “chiếc đệm giảm sóc” của thị trường .
    Nhận thức được tầm quan trọng của các DN, Đảng và nhà nước ta đã và đang có những chủ trương, chính sách, biện pháp, phương pháp quản lí nhằm tăng cường khuyến khích đầu tư phát triển các doanh nghiệp V&N.
    Phát triển tốt các DN không những góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, mà còn tạo sự ổn định chính trị, xã hội trong nước. Hơn nữa các DN V&N có lợi thế là chi phí đầu tư không lớn dễ thích ứng vối sự thay đổi của thị trường, phù hợp với sự quản lí của phần lớn các chủ doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.
    ở một nước mà phần lớn lao động làm nông nghiệp như nước ta thì chính DN là tác nhân và động lực thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
    ở nước ta, các DN tuy cũng đã có môi trường để đầu tư phát triển khá thuận lợi và đạt được những kết quả nhất định, song những kết quả ấy chưa tương xứng với vị trí và vai trò của DN, do phần lớn các doanh nghiệp đó vừa hình thành, còn yếu kém, sự phát triển của chúng cho đến nay vẫn mang tính tự nhiên, chưa theo một chiến lược với những bước đi phù hợp với chiến lược phát triển chung của đất nước .
    Trước tình hình đó và để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX nhằm phát huy những thế mạnh , tiềm năng của các DN , thực hiện CNH ,HĐH đất nước ,việc cụ thể hoá những chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích đầu tư phát triển những DN ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết .Để đóng góp phần nào nhỏ bé của mình vào việc tìm kiếm những giải pháp tích cực hỗ trợ phát triển các DN nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp này phát triển , góp phần thực hiện sự CNH,HĐH đất nước . Do vậy em đã chọn đề tài : "Phát triển Doanh nghiệp ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp".
    Do thời gian nghiên cứu và thu thập tài liệu có hạn, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, vấn đề nghiên cứu còn mới mẻ phong phú và rất phức tạp, thông tin lại chưa đầy đủ và bước đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu nên bài viết này chắc chắn sẽ không khỏi có những khiếm khuyết. Em hy vọng bài viết sẽ phần nào phác thảo được những nét cơ bản nhất về thực trạng đầu tư phát triển các DN ở Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những yếu kém, vướng mắc, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hỗ trợ cho các DN mạnh mẽ hơn trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường.

    A.Phần mở đầu
    Chương 1:
    Những vấn đề chung về doanh nghiệp
    1.1. KháI niệm chung về doanh nghiệp
    1.2. Tiêu thức xác định
    1.2.1. Quan đIểm 1:
    1.2.2. Quan đIểm 2:
    1.2.3. Quan đIểm 3:
    1.3. Vai trò và xu hướng phát triển của doanh nghiệp
    1.3.1. Vai trò:
    1.3.2. Xu hướng phát triển
    1.4. Các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp ở Việt Nam
    1.4.1. Các hình thức pháp lý
    1.4.2. Hình thức pháp lý
    1.4.3. Lĩnh vực và địa bàn hoạt động
    1.4.4. Công nghệ và thị trường
    1.4.5. Trình độ tổ chức pháp lý
    1.5. Những lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp
    1.5.1. Lợi thế
    1.5.2. Bất lợi
    1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp
    1.6.1. Các nhân tố thuộc nền kinh tế quốc dân
    1.6.2. Các nhân tố quốc tế
    1.7.Tính tất yếu phảI đầu tư và phát triển doanh nghiệp
    1.7.1. Đầu tư,phát triển DN chính là để huy động mọi nguồn vốn,tạo thêm nhiều việc làm,góp phần thực hiện chiến lược CNH-HĐH
    1.7.2. Đầu tư phát triển DN tạo ra sự năng động linh hoạt cho toàn bộ nền kinh tế,trong việc thích nghi với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế
    1.7.3. Đầu tư phát triển DN nhằm đảm bảo cho sự cạnh tranh trong nền kinh tế

    .Chương 2:Thực trạng phát triển Doanh Nghiệp ở Việt Nam
    2.1. Đánh giá kháI quát
    2.1.1. Qui mô vốn
    2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư
    a. Cơ cấu vốn đầu tư phân chia theo từng loại DN
    b. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển DN trong ngành kinh tế
    c. Nguồn hình thành vốn đầu tư
    d. Nhịp độ thu hút vốn
    2.1.3. Đánh giá cụ thể
    a. Về mặt số lượng
    b. Về mặt ngành nghề
    c. Về mặt công nghệ
    d. Nguồn nhân lực
    2.1.4. Một số ưu nhược đIểm chủ yếu
    a. Ưu đIểm:
    b. Nhược đIểm
    Chương 3:
    Một số giải pháp hỗ trợ Doanh Nghiệp ở Việt Nam
    3.1. Đổi mới quan đIểm, phương thức hỗ trợ
    3.1.1. Đổi mới quan đIểm hỗ trợ
    3.1.2.Đổi mới phương thức hỗ trợ
    3.2. Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ
    3.2.1. Hình thức khung khổ pháp lý
    3.2.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức ,quản lý của DN
    3.2.3. Khuyến khích phát triển các tổ chức hỗ trợ DN
    3.2.4. Khuyến khích thành lập các hiệp hội và các tổ chức của DN
    3.2.5.Hoàn thiện chính sách
    3.2.6. Các giảI pháp thực hiện chính sách hỗ trợ
    C.Kết luận
    D.TàI liệu tham khảo

    [charge=150]http://up.4share.vn/f/2d1c141e1d191c19/DA156.doc.file[/charge]
     
Đang tải...