Luận Văn Phát triển doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn Đà Nẵng thời kỳ đến năm 2020

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của luận án
    Công cuộc đổi mới khởi đầu từ năm 1986 đã mở ra một thời kỳ mới cho sự
    phát triển của khu vực kinh tế dân doanh. Những cải cách về chính sách cùng
    những nỗ lực của Chính phủ nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý và môi
    trường kinh doanh cho khu vực kinh tế dân doanh đã góp phần phát triển mạnh
    mẽ hoạt động của doanh nghiệp dân doanh(DNDD). Theo Báo cáo của Bộ Kế
    hoạch và Đầu tư, ở nước ta hiện nay khu vực kinh tế dân doanh ngày càng đóng
    vai trò tích cực trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là lĩnh vực công nghiệp
    và dịch vụ; DNDD cũng là khu vực phát triển năng động, tạo ra nhiều việc làm
    mới (khoảng gần 3 triệu lao động) cho nền kinh tế; trong giai đoạn 2000 -
    2007, số lượng doanh nghiệp tăng trung bình hơn 22%/năm, tổng số vốn tăng
    trung bình gần 49,2%/năm. Các doanh nghiệp luôn duy trì tốc độ tăng trưởng
    hơn 18%/năm, đóng góp hơn 40% GDP và 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của
    cả nước đóng góp khoảng 14,8% tổng thu ngân sách nhà nước.
    Đà Nẵng với vị thế mới của mình, sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
    DNDD nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế của khu
    vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. DNDD không những trực tiếp tạo ra
    sản phẩm, dịch vụ; làm cho quá trình lưu thông hàng hoá trên thị trường phong
    phú hơn, cung ứng hàng hoá và dịch vụ kịp thời hơn cho người tiêu dùng mà
    còn trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu thu ngoại tệ, giải quyết việc
    làm. Nhận thức được tầm quan trọng này, Thành phố đã có nhiều đổi mới thích
    hợp trong công tác đăng ký kinh doanh, thủ tục thành lập doanh nghiệp .,ban
    hành nhiều chính sách, biện pháp để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi
    cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn. Các DNDD Đà Nẵng
    đã được Thành phố tạo điều kiện thuận lợi thông qua các chính sách ưu đãi về:
    Thuê đất, thuế, cơ chế tài chính, tín dụng; loại hình doanh nghiệp này đã tiếp
    cận với nhiều hình thức hỗ trợ về vốn, công nghệ, bước đầu các hình thức hỗ
    trợ này mang lại những hiệu quả thiết thực góp phần thức đẩy sự phát triển của
    DNDD. Tuy nhiên, sự phát triển của DNDD vẫn mang tính chất mùa vụ, quy
    mô vốn, lao động còn nhỏ chưa hợp lý trong từng lĩnh vực hoạt động. Sự yếu
    kém trong tổ chức quản lý do năng lực chuyên môn còn hạn chế của cán bộ
    quản lý, thiếu thông tin về thị trường, không có hướng đi cụ thể để tồn tại và
    phát triển bền vững trong tương lai Do vậy, đối với những năm trước mắt,
    định hướng phát triển DNDD trên địa bàn trên những phương diện khác nhau là
    việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chuyển đổi
    cân đối cơ cấu thành phần kinh tế, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội
    và hội nhập KTQT của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Vì vậy,
    - 2 -
    "Phát triển doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn Đà Nẵng thời kỳ đến
    năm 2020" là đề tài được chọn để thực hiện luận án tiến sĩ kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Công trình nghiên cứu “Phát triển và quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc
    doanh”[19] nêu lên được những hạn chế trong sự phát triển doanh nghiệp
    ngoài quốc doanh và chỉ rõ những tồn tại cơ bản; các giải pháp tập trung đề
    xuất chính sách quản lý vĩ mô: Chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách
    xuất nhập khẩu Gần đây, có công trình nghiên cứu "Đánh giá phân tích khả
    năng tiếp cận và huy động các nguồn lực cho đầu tư kinh doanh của khu vực
    doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành phố Đà Nẵng" do Bộ Kế hoạch và Đầu
    tư chủ trì. Hạn chế của công trình là chưa nêu lên được những khó khăn của
    DNDD Đà Nẵng và đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển loại hình doanh
    nghiệp này. Một công trình nghiên cứu đáng chú ý khác trên địa bàn thành phố
    Đà Nẵng: "Chương trình khảo sát hoạt động doanh nghiệp vừa và nhỏ" do
    Chương trình Hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam – EU thực hiện trong năm
    2005. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất các kiến nghị về việc hỗ trợ và phát triển
    các Hiệp hội doanh nghiệp với những nhóm có liên qua đến sự phát triển của
    thành phần kinh tế tư nhân là: Hiệp hội doanh nghiệp; các tổ chức và cơ quan
    tài trợ; và các tổ chức nhà nước.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    + Nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển DNDD
    + Phân tích, đánh giá thực trạng về sự phát triển của DNDD trên địa bàn Đà
    Nẵng thời gian qua và chỉ rõ hạn chế trong quá trình hoạt động của loại hình
    doanh nghiệp này.
    + Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển DNDD trên địa bàn Đà Nẵng
    trong thời kỳ đến năm 2020
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu: Là thực trạng phát triển DNDD trên địa bàn
    thành phố Đà Nẵng.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Về không gian: Luận án giới hạn nghiên cứu DNDD trên địa bàn Đà Nẵng
    theo Luật doanh nghiệp Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu nghiên cứu ở các
    DNDD hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Về thời gian: Luận án
    nghiên cứu thực trạng DNDD trong giai đoạn 2001-2007 và đề xuất giải pháp
    chủ yếu để phát triển loại hình doanh nghiệp này từ nay đến 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...