Luận Văn Phát triển doanh nghiệp bán lẻ việt nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 15/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    






    Trang


    PHẦN MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ BÁN LẺ VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN
    4
    THIẾT PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NỘI ĐỊA

    1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 4

    1.1 Thị trường bán lẻ Việt Nam là một môi trường đầy tiềm năng 4

    1.2 Sự mở cửa của thị trường bán lẻ Việt Nam theo lộ trình cam kết với

    WTO

    1.2.1 Cơ hội đã mở ra cho bán lẻ nước ngoài 7

    1.2.1.1 Cam kết mở cửa dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam với WTO 7


    1.2.1.2 Sự thâm nhập của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài vào 9

    thị trường bán lẻ Việt Nam

    1.2.2 Thời gian ngắn cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa trước sự đổ
    10
    bộ của các đại gia bán lẻ thế giới

    2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ BÁN LẺ Ở VIỆT NAM 13


    2.1 Tầm quan trọng của dịch vụ bán lẻ với nền kinh tế quốc gia 13

    2.2 Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ bán lẻ thời gian gần đây 14

    2.2.1 Sự phát triển về số lượng các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam 14

    2.2.1.1 Hệ thống chợ truyền thống 15

    2.2.1.2 Hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống, kinh doanh nhỏ
    15
    lẻ

    2.2.1.3 Hệ thống các chuỗi cửa hàng bán lẻ 16

    2.2.1.4 Hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại 16

    2.2.2 Sự dịch chuyển cơ cấu thị phần giữa các doanh nghiệp bán lẻ 18

    2.2.2.1 Cán cân bán lẻ dịch chuyển dần về phía các kênh bán lẻ hiện đại 18


    2.2.2.2 Doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đang dần chiếm ưu thế 19


    3 SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN CÁC NHÀ BÁN LẺ NỘI ĐỊA 21

    3.2 Phát triển là nhu cầu tất yếu của bản thân doanh nghiệp 23

    3.3 Phát triển các doanh nghiệp nội địa là giúp phát triển nền kinh tế 24

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
    25
    NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM

    1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
    25
    VIỆT NAM

    1.1 Thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 25

    1.1.1 Cơ sở hạ tầng 25
    1.1.2 Nguồn nhân lực 27
    1.1.3 Nguồn tài chính 29
    1.1.4 Cơ sở hậu cần 30
    1.1.5 Trình độ công nghệ, trang thiết bị 31
    1.1.6 Thương hiệu 33


    1.2 Về thị trường của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 35

    2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH
    38
    NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM

    1.1. Điểm mạnh 39

    2.2 Điểm yếu 41

    2.3 Cơ hội 43

    2.4 Thách thức 45

    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI

    PHÁP CỤ THỂ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN 47

    LẺ VIỆT NAM

    1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NỘI
    47
    ĐỊA TRONG CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP

    1.1 Nâng cao nền tảng tài chính và cơ sở vật chất 47

    1.1.1 Nâng cao tiềm lực tài chính 47
    1.1.2 Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất 49
    1.2 Chủ động xây dựng, đào tạo hệ thống nhân lực hiện đại 51
    1.3 Đẩy mạnh thu hút niềm tin của người tiêu dùng 53
    2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ XUẤT 54
    2.1 Về việc xây dựng nền tảng tài chính và cơ sở vật chất 55

    2.1.1 Một số biện pháp nâng cao tiềm lực tài chính 55
    2.1.1.1 Liên kết các doanh nghiệp bán lẻ nội địa 55
    2.1.1.2 Hợp nhất và sáp nhập (M&A) 58
    2.1.1.3 Tận dụng các nguồn vay tài chính ưu đãi 62
    2.2 Về việc xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng 64
    2.2.1 Các biện pháp thu hút khách hàng, gia tăng thị phần 64
    2.2.1.1 Quảng cáo, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp 64


    2.2.1.2 Các chương trình khuyến mãi 67

    2.2.1.3 Mở rộng thị trường về khu vực nông thôn 68

    2.2.2 Các biện pháp giữ chân khách hàng 69

    2.2.2.1 Làm hài lòng khách hàng nhờ các dịch vụ thực sự tốt 70

    2.2.2.2. Thiết lập các hình thức ưu đãi cho các khách hàng quen thuộc

    KẾT LUẬN 73



    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Ngành dịch vụ bán lẻ là một trong những ngành có đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc gia Việt Nam với trên 15% vào GDP hàng năm, sử dụng trên 5,4 triệu lao động, tức gần 12% lực lượng lao động xã hội (Số liệu năm 2009), doanh số bán lẻ đạt trên 50 tỉ USD năm 2009. Không chỉ vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn định hình và phát triển khi mà các kênh bán lẻ truyền thống vẫn chiếm trên 70% thị phần của cả ngành bán lẻ, các kênh phân phối hiện đại chỉ chiếm 22% doanh thu cả ngành. Trong khi đó, con số này ở các nước khác là 51% tại Trung Quốc, 34% tại Thái Lan, 60% tại Malaysia và 90% tại Singapore cho kênh bán lẻ hiện đại. Điều đó cho thấy, ngành dịch vụ bán lẻ đặc biệt là kênh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam vẫn còn phải phát triển nhiều hơn nữa, và sẽ còn tiếp tục đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế quốc gia.
    Kể từ ngày 1/1/2009, thị trường bán lẻ Việt Nam chính thức mở cửa cho các doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài. Trước đó, rất nhiều nhà bán lẻ nước ngoài đã có mặt ở Việt Nam như Metro Cash & Carry, Big C . Cho tới nay thì đã có trên 10 nhà phân phối lớn trên thế giới có mặt tại Việt Nam. Hơn thế nữa, các nhà bán lẻ nước ngoài đều đã và đang rất thành công trong việc chinh phục thị trường bán lẻ nước ta. Điều đó đã tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại. Nhất là khi đã số nhà bán lẻ nội địa chỉ có quy mô nhỏ, và rất nhỏ, chỉ một số ít có khả năng cạnh tranh với doanh


    nghiệp ngoại như Sài Gòn Co.op Mart, Phú Thái, Hapro, Sài Gòn Nguyễn Kim, Trần Anh . nhưng vẫn ở thế yếu hơn.
    Một ngành dịch vụ có tầm quan trọng như vậy đối với nền kinh tế quốc gia mà lại có nguy cơ rơi vào tai của các doanh nghiệp nước ngoài, đó là điều mà không ai mong muốn. Làm sao để các doanh nghiệp nội có thể đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại, làm sao để thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ do doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh? Đó là một câu hỏi đã và đang làm nhức nhối nhiều nhà kinh tế nước ta. Nhận biết được tình hình đó, nhóm chúng tôi đã quyết định lấy đề tài "Phát triển doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập" làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
    Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian có hạn, cùng với đó năng lực nghiên cứu còn nhiều yếu kém, bài nghiên cứu của chúng tôi khó tránh khỏi những sai sót cả về hình thức lẫn nội dung. Bởi vậy rất mong nhận được sự thông cảm và các ý kiến đóng góp và giúp đỡ của mọi người, để chúng tôi có thể tiếp tục hoàn thiện hơn nữa mong muốn góp sức cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa Việt Nam trong thời hội nhập.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Sau hơn 6 tháng tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm đã nắm được khá rõ những đặc điểm của thị trường bán lẻ cũng như thực trạng của các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam. Từ đó, nhóm đã tiếp tục nghiên cứu những hướng đi cần thiết cho các nhà bán lẻ nội địa và đề ra các giải pháp cụ thể để giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu, hướng đi đó. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, nhóm không thể kịp hoàn thiện mọi giải pháp đã nghiên cứu, cho nên trong khuôn khổ bài viết, nhóm chỉ đề ra những giải pháp đã được nghiên cứu cụ thể và khả thi nhất.
    3. Đối tượng, mục đích nghiên cứu


    Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

    Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu rõ về thực trạng các của nhà bán lẻ nội địa, đưa ra những nhận xét và từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập


    4. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu tài liệu, tổng hợp phân tích lý thuyết, xây dựng giả thuyết, phương pháp phân tích SWOT.
    Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu chính của nhóm thị trường bán lẻ Việt Nam, tập trung vào hệ thống bán lẻ hiện đại Việt Nam.
    Về mặt thời gian, nhóm nghiên cứu chủ yếu trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây.
    6. Kết quả nghiên cứu dự kiến

    Trình bày được cụ thể đặc điểm thị trường bán lẻ Việt Nam, thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hội nhập
    Đưa ra các nhận xét, đánh giả của các chuyên gia cũng như ý kiến đánh giá của nhóm về các thực trạng đã nghiên cứu.
    Thành công trong việc xây dựng định hướng phát triển cho các nhà bán lẻ nội địa, đưa ra được một số giải pháp cụ thể để giúp các doanh nghiệp đạt được các định hướng đã nêu.
     

    Các file đính kèm:

    • 25.doc
      Kích thước:
      2.5 MB
      Xem:
      1
    • 25.pdf
      Kích thước:
      778.2 KB
      Xem:
      1
Đang tải...