Thạc Sĩ Phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
    Định dạng file word dài 178 trang

    MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
    DANH MỤC BẢNG, BIỂU ii
    DANH MỤC HÌNH VẼ ii
    MỞ ĐẦU 2
    CHƯƠNG 1. 2
    CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2
    1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH 2
    1.1.1. Khái niệm về viễn thông, dịch vụ viễn thông công ích. 2
    1.1.1.1.Khái niệm về viễn thông. 2
    1.1.1.2. Dịch vụ viễn thông công ích. 2
    1.1.1.3. Dịch vụ viễn thông phổ cập và phổ cập truy nhập. 2
    1.1.2. Phân loại và đặc điểm của Dịch vụ viễn thông công ích. 2
    1.1.2.1. Phân loại Dịch vụ viễn thông công ích. 2
    1.1.2.2. Đặc điểm Dịch vụ viễn thông công ích. 2
    1.1.3. Các yếu tố tác động đến sự phát triển dịch vụ viễn thông công ích. 2
    1.1.3.1. Khuôn khổ pháp lý về dịch vụ viễn thông công ích. 2
    1.1.3.2. Nguồn vốn để phát triển dịch vụ viễn thông công ích. 2
    1.1.3.3. Trình độ khoa học - công nghệ. 2
    1.1.3.4. Mô hình tổ chức và quản lý. 2
    1.2. NỘI DUNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2
    1.2.1. Các loại hình dịch vụ công ích và dịch vụ viễn thông công ích. 2
    1.2.1.1. Khu vực công và dịch vụ công. 2
    1.2.1.2. Dịch vụ công ích. 2
    1.2.1.3. Dịch vụ viễn thông công ích phổ cập. 2
    1.2.2. Các phương thức và tiêu chí phát triển dịch vụ viễn thông công ích phổ cập 2
    1.2.2.1. Nội dung của dịch vụ viễn thông phổ cập. 2
    1.2.2.2. Các tiêu chí phát triển của dịch vụ viễn thông công ích. 2
    1.2.2.3. Các phương thức triển khai dịch vụ phổ cập đã từng được áp dụng. 2
    1.2.3.Vai trò của Chính phủ và Doanh nghiệp trong việc phát triển dịch vụ phổ cập 2
    1.2.3.1. Vai trò của Chính phủ. 2
    1.2.3.2. Trách nhiệm của các nhà khai thác. 2
    1.2.4. Vai trò của dịch vụ viễn thông công ích trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 2
    1.2.4.1. Vai trò của dịch vụ công ích. 2
    1.2.4.2. Vai trò của phổ cập dịch vụ viễn thông công ích trong điều kiện hội nhập quốc tế 2
    1.2.4.3. Tác động của phổ cập dịch vụ viễn thông công ích với cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế. 2
    1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VTCI CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM . 2
    1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước. 2
    1.3.1.1.Kinh nghiệm của Indonesia. 2
    1.3.1.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ. 2
    1.3.1.3. Mô hình phổ cập dịch vụ của Malaysia. 2
    1.3.1.4. Mô hình phổ cập dịch vụ củaThái Lan. 2
    1.3.1.5. Vài nét về mô hình của Mỹ, Canađa và Nga. 2
    1.3.1.6. Tổng hợp kinh nghiệm quản lý dịch vụ viễn thông công ích một số quốc gia. 2
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 2
    CHƯƠNG 2. 2
    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH Ở
    VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 2
    2.1. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH Ở VIỆT NAM . 2
    2.1.1. Khái quát về lĩnh vực viễn thông và dịch vụ viễn thông công ích. 2
    2.1.2. Các điểm mạnh và yếu của thị trường viễn thông Việt Nam 2
    2.1.2.1. Các điểm mạnh của thị trường viễn thông Việt Nam 2
    2.1.2.2. Điểm yếu của thị trường viễn thông và hạn chế của viễn thông công ích. 2
    2.1.3. Các giai đoạn phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam 2
    2.1.3.1. Giai đoạn bao cấp chéo. 2
    2.1.3.2. Giai đoạn phổ cập qua Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (từ 2005 đến nay) 2
    2.1.3.3. Sự cần thiết ra đời của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam 2
    2.1.3.4. Địa vị pháp lý và cơ cấu tổ chức của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam 2
    2.1.4. Sự lựa chọn phương thức phổ cập dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam 2
    2.2. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH Ở VIỆT NAM . 2
    2.2.1. Việc xây dựng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2
    2.2.2. Chính sách khung phát triển viễn thông công ích. 2
    2.2.2.1. Hệ thống luật pháp liên quan đến viễn thông công ích. 2
    2.2.2.2. Cơ chế quản lý cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. 2
    2.2.2.3. Những quy định về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. 2
    2.2.3. Một số kết quả đạt được trong phổ cập dịch vụ viễn thông công ích. 2
    2.2.3.1. Việc phổ cập được định hướng dài hạn thông qua các kế hoạch dài hạn trong khuôn khổ ngân sách của Chính phủ. 2
    2.2.3.2. Tổng các khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông. 2
    2.2.3.3. Cơ cấu chi phí hỗ trợ theo các dịch vụ. 2
    2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 2
    2.3.1. Đánh giá về các chính sách phát triển ngành viễn thông nói chung phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 2
    2.3.1.1. Điểm mạnh. 2
    2.3.1.2. Hạn chế. 2
    2.3.2. Đánh giá sự hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam 2
    2.3.2.1. Ưu điểm 2
    2.3.2.2. Hạn chế và các vấn đề đặt ra đối với Quỹ. 2
    2.3.3. Phân tích SWOT lĩnh vực viễn thông công ích và dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam 2
    2.3.3.1. Những điểm mạnh. 2
    2.3.3.2. Những điểm yếu. 2
    2.3.3.3. Cơ hội 2
    2.3.3.4. Nguy cơ. 2
    2.3.4. Nguyên nhân những điểm yếu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết 2
    2.3.4.1. Nguyên nhân những điểm yếu. 2
    2.3.4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết 2
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 2
    CHƯƠNG 3. 2
    ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP SÂU VÀO NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP. 2
    3.1.1. Bối cảnh hội nhập và yêu cầu đặt ra với Viễn thông và dịch vụ viễn thông công ích trong giai đoạn đến 2020. 2
    3.1.1.1 Dự báo khả năng phát triển Viễn thông và dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam trong 5 - 10 năm tới (dự báo đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020) 2
    3.1.1.2. Dự báo nhu cầu về thông tin và viễn thông công ích trong bối cảnh hội nhập 2
    3.1.1.3. Yêu cầu đặt ra đối với viễn thông công ích trong giai đoạn đến 2020. 2
    3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển viễn thông công ích và dịch vụ viễn thông công ích trong thời gian tới 2
    3.1.2.1. Quan điểm về phát triển viễn thông công ích và dịch vụ viễn thông công ích 2
    3.1.2.2. Các mục tiêu phát triển tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2025 đối với lĩnh vực viễn thông và dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam 2
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KT- XH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP SÂU RỘNG 2
    3.2.1. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng cơ chế phù hợp xử lý mối quan hệ giữa hỗ trợ phát triển dịch vụ viễn thông công ích và tự do hóa Viễn thông. 2
    3.2.1.1. Sử dụng một cách hệ thống các công cụ tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin và truyển thông. 2
    3.2.1.2. Xây dựng cơ chế phù hợp để xử lý mối quan hệ giữa tự do hóa Viễn thông và hỗ trợ phát triển dịch vụ viễn thông công ích của Nhà nước. 2
    3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện chiến lược, chính sách và các công cụ quản lý để phát triển dịch vụ viễn thông công ích trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng 2
    3.2.2.1.Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về dịch vụ viễn thông. 2
    3.2.2.2. Hoàn thiện văn bản pháp lý, công tác quản lý của Chính phủ đối với ngành viễn thông là tiền đề để thực hiện các cam kết với WTO 2
    3.2.2.3. Phát triển các nguồn lực viễn thông và Internet, trong đó có viễn thông công ích để đáp ứng với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và cam kết với WTO 2
    3.2.2.4. Đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và theo cam kết với WTO 2
    3.2.3. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường công nghệ thông tin và truyển thông 2
    3.2.3.1. Kết nối và chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet 2
    3.2.3.2. Tạo điều kiện cho cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 2
    3.2.4. Giải pháp mở rộng quy mô đối với nguồn vốn của Quỹ Dịch vụ Viễn thông Việt Nam 2
    3.2.4.1. Đối với nguồn vốn từ đóng góp của Doanh nghiệp. 2
    3.2.4.2. Đối với các nguồn vốn khác. 2
    3.2.4.3. Minh bạch hóa và linh hoạt việc đấu thầu cung cấp dịch vụ viễn thông công ích 2
    3.2.5. Giải pháp kiện toàn tổ chức, nâng cao trình độ chuyên môn và tăng cường hiệu quả hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam 2
    3.2.5.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý và quản trị điều hành. 2
    3.2.5.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực. 2
    3.2.5.3. Giải pháp về các hoạt động khác của Quỹ. 2
    3.2.6. Một số giải pháp có tính bổ trợ. 2
    3.2.6.1. Tăng cường khả năng truy nhập dịch vụ viễn thông công ích tại các vùng sâu vùng xa 2
    3.2.6.2. Lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác. 2
    3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ 2
    3.3.1.Kiến nghị chung. 2
    3.3.2. Kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông. 2
    KẾT LUẬN 2
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 2
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
    PHỤ LỤC 2

    MỞ ĐẦU1. Sự cần thiết nghiên cứu
    Viễn thông là một ngành kinh tế kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, đóng vai trò vừa là dịch vụ liên lạc, vừa là một phương tiện, nền tảng để chuyển tải nhiều loại hình dịch vụ khác về thông tin truyền thông. Đây là một ngành đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, có liên quan đến tất cả các ngành trong quá trình sản xuất, thương mại và đầu tư ., cũng như liên quan đến đời sống nhân dân và giữ vững an ninh quốc phòng. Dịch vụ viễn thông công ích (DVVTCI) là những dịch vụ viễn thông thiết yếu đối với xã hội, được Nhà nước đảm bảo cung cấp theo chất lượng và giá cước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quy định.
    Phát triển phổ cập dịch vụ viễn thông và Internet là một trong những chính sách lớn của mỗi quốc gia nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông và Internet của mọi người, góp phần nâng cao dân trí, thực hiện xóa đói giảm nghèo.
    Các quốc gia thực hiện chính sách phổ cập dịch vụ viễn thông có sự khác nhau về quản lý và tổ chức thực hiện. Nội dung của chính sách thể hiện rõ trách nhiệm hỗ trợ của Nhà nước, nghĩa vụ của các doanh nghiệp viễn thông và Internet, quyền lợi của người dân. Đối với chính sách phát triển viễn thông công ích (VTCI) của Việt Nam đã có bước thay đổi quan trọng từ tháng 12 năm 2004, Chính phủ đã thành lập Quỹ DVVTCI tại Việt Nam. Điều này đã tạo lập cơ sở cho sự tách bạch giữa hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích trong lĩnh vực viễn thông. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp viễn thông bình đẳng trong cạnh tranh và đem lại cơ hội phát triển của thị trường viễn thông.
    Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách phát triển phổ cập dịch vụ viễn thông và Internet, cùng với những chính sách thúc đẩy phát triển Ngành viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT) theo cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Với chính sách này, các dịch vụ viễn thông cơ bản và Internet đã phát triển nhanh, bước đầu đáp ứng và phục vụ có hiệu quả phát triển KT-XH, nhu cầu của người dân tại những vùng khó khăn, bước đầu góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
    Năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, từ đó các quan hệ kinh tế để phát triển DVVTCI được mở rộng. Thực ra, kể từ tháng 12 năm 2004, chính sách phát triển VTCI của Việt Nam đã có bước thay đổi quan trọng khi Chính phủ chính thức thành lập Quỹ DVVTCI Việt Nam. Điều này đã tạo lập cơ sở cho sự tách bạch giữa hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích trong lĩnh vực viễn thông, là một chính sách quan trọng để các doanh nghiệp viễn thông bình đẳng, minh bạch trong cạnh tranh và thúc đẩy mạnh mẽ phát triển của thị trường viễn thông theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu cơ bản và to lớn mà ngành viễn thông đạt được, còn có một số vấn đề đặt ra: Quá trình phát triển VTCI là một điều kiện tất yếu ở nước ta có mặt gì chưa được? Có giải pháp gì để mở rộng quy mô phổ cập và nâng cao hơn nữa vai trò của DVVTCI? Cần có điều chỉnh gì về chính sách phát triển, về tổ chức và quản lý đối với hoạt động của Quỹ DVVTCI Việt Nam trong điều kiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và điều quan trọng là trong thời gian bao lâu sẽ đảm bảo được sự phát triển trên cả nước, không còn khoảng cách chênh lệch về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông giữa các vùng, miền trong cả nước; người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn được sử dụng tất cả các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin?
    Để trả lời và giải quyết được một phần các vấn đề và câu nêu trên, với nhận thức kinh nghiệm tích lũy của bản thân, tác giả xin lựa chọn chủ đề “Phát triển Dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế” làm đề tài Luận án Tiến sĩ kinh tế. Hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có tác dụng tích cực tới các lĩnh vực nghiên cứu liên quan và hữu ích cho công việc của tác giả và các cộng sự trong thời gian tới.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan
    Có một số nghiên cứu liên quan về dịch vụ công, DVCI, như:
    - “Quản lý khu vực công “- GS.TS. Vũ Huy Từ, NXB Khoa học kỹ thuật, 2000 [37].
    - “Dịch vụ công cộng và khu vực quốc doanh, Diễn đàn kinh tế - tài chính Việt - Pháp”, NXB Chính trị quốc gia - 2000 [17].
    - “Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam” - Lê Chi Mai, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 [27] vµ “Dịch vụ công - Đổi mới quản lý và cung ứng ở Việt Nam hiện nay” - Chu Văn Thành, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004 [33].
    Một số nghiên cứu về xã hội hóa dịch vụ công như một chủ trương và thường được gắn với đổi mới tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước của Chu Văn Thành [34].
    Những nghiên cứu trên chủ yếu tiếp cận theo hướng lý luận và thực tiễn các vấn đề chung về dịch vụ công, dịch vụ công ích, xã hội hóa dịch vụ công như một đối tượng của chính sách công và tài chính công. Tuy chưa tiếp cận vào lĩnh vực VTCI nhưng những nghiên cứu trên góp phần vào việc tạo tiền đề lý giải cho những nghiên cứu tiếp theo.
    Trên lĩnh vực viễn thông công ích có một số nghiên cứu như:
    - “Đề án phát triển và thành lập Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam, Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (2004), Hà Nội [1].
    - “Nghiên cứu phương hướng triển việc khai viêc hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích” - Đề tài nghiên cứu khoa học mã số 76-07-KHKT-RD, Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (2007), Hà Nội [31].
    - Sách: Phổ cập Dịch vụ Viễn thông công ích ở Việt Nam và kinh nghiệm quản lý Dịch vụ viễn thông công ích của một số quốc gia - Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông - Số Quyết định xuất bản: 217/QĐ-NXB TT&TT, ngày 26/12/2008.
    - Bài báo “Xã hội hóa và quan hệ công tư trong phát triển dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ thông tin và Truyền thông (2008) [7] và bài báo “Kích cầu và dịch vụ viễn thông công ích”, Tạp chí Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bùi Xuân Chung (2009) [8].
    - Đề tài “Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam”- Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Bùi Xuân Chung bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội (2010).
    - Đề tài “Nghiên cứu phổ cập dịch vụ Interrnet ở nông thôn Việt Nam” Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Việt Long bảo vệ tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Seoul - Hàn Quốc (02/2010)
    Tiếp cận lĩnh vực viễn thông công ích và DVVTCI, các công trình nói trên đề cập những vấn đề liên quan đến nguồn tài trợ, quản trị tài chính của cơ quan quản lý và các nội dung tài chính của các dự án phổ cập DVVTCI ở giai đoạn trước khi hình thành/hoặc mới bước đầu hoạt động của Quỹ DV VTCI Việt Nam. Riêng trong luận án của Bùi Xuân Chung, tác giả xây dựng và liên kết các mô hình dự báo, mô hình tài chính trong một chuỗi các công việc liên hoàn để định lượng lợi ích và sự thay đổi lợi ích các bên trong mối quan hệ động và linh hoạt để tạo lập các cơ sở cứ quan trọng xây dựng chính sách thực hiện xã hội hóa DVVTCI bền vững [9].
    Với những công trình nghiên cứu nói trên các câu hỏi mà đề tài đặt ra vẫn chưa được giải quyết, đặc biệt là những đánh giá tổng hợp và toàn diện sau một số năm thực hiện chính sách phát triển VTCI và DVVTCI trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.
    3. Mục đích nghiên cứu của Đề tài
    + Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò và phương thức phát triển của VTCI và DVVTCI đối với việc phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế có liên quan.
    + Đánh giá thực trạng quá trình phổ cập DVVTCI ở Việt Nam với các phương thức và giải pháp đã triển khai.
    + Đề xuất định hướng, mục tiêu, chính sách và giải pháp phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam trong giai đoạn đang phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là DVVTCI với các nội dung, điều kiện và phương thức thích hợp để phát triển ở Việt Nam. Góc độ nghiên cứu là quá trình phát triển phổ cập DVVTCI với phương thức phát triển, các chính sách thích ứng của Chính phủ và các giải pháp phát triển thông qua quá trình hình thành và hoạt động của Quỹ DVVTCI Việt Nam.
    Do phạm vi nghiên cứu khá rộng nên khi đề cập đến phương thức phát triển, chính sách và tổ chức quản lý VTCI và DVVTCI, Luận án sẽ đề cập trước hết và chủ yếu đến thực trạng hoạt động của Quỹ DVVTCI Việt Nam từ năm 2004 đến nay và trong thời gian tới.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu của luận án là các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp, thu thập và so sánh số liệu, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đồng thời sử dụng phương pháp phân tích những thời cơ và thách thức (SWOT) để đánh giá và đề xuất các giải pháp.
    6. Đóng đóng góp mới của Luận án
    - Luận án đã làm rõ một số lý luận cơ bản về vai trò của DVVTCI đối với kinh tế - xã hội của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam; làm rõ tính tất yếu và sự lựa chọn của Việt Nam về phương thức phổ cập DVVTCI trong điều kiện HNKTQT ngày càng sâu rộng, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DVVTCI của mội số nước và rút ra bài học bổ ích đối với Việt Nam.
    - Luận án xem xét các chính sách phổ cập DVVTCI đang áp dụng trong quan hệ với sự phát triển của thị trường viễn thông ở Việt Nam, từ đó đánh giá về thực trạng phát triển DVVTCI ở Việt Nam những năm qua; làm rõ yêu cầu đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính hỗ trợ để phổ cập DVVTCI trong điều kiện HNKTQT sâu rộng. Luận án khẳng định, việc thành lập Quỹ DVVTCI Việt Nam để huy động và quản lý sử dụng các nguồn tài chính phát triển DVVTCI là cần thiết để đáp ứng yêu cầu cấp bách cho hội nhập quốc tế trong lĩnh vực viễn thông. Tuy vậỵ vẫn có nguy cơ về quá trình tự do hóa chậm chạp, giá cước vẫn ở mức cao; sự cứng nhắc về nguồn tài trợ cho các dự án VTCI, quy mô tài trợ đang bị giới hạn trong nguồn tài chính của ngành viễn thông; xuất hiện tình trạng quyền lực của công ty chi phối thị trường. Đặc biệt là Quỹ DVVTCI Việt Nam cũng có nhiều vấn đề về nguồn vốn, về tổ chức quản lý cần phải giải quyết.
    - Đề xuất định hướng, quan điểm phát triển, mục tiêu, các chính sách cần thiết và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển VTCI và thực hiện phổ cập DVVTCI nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Luận án cũng đề xuất những kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu trách.
    7. Kết cấu của Luận án
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, Luận án được kết cấu 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển dịch vụ viễn thông công ích trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam trong những năm qua.
    Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ VTCI ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

    CHƯƠNG 1CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤVIỄN THÔNG CÔNG ÍCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH1.1.1. Khái niệm về viễn thông, dịch vụ viễn thông công ích 1.1.1.1.Khái niệm về viễn thông
    Viễn thông bao gồm mọi hoạt động liên quan tới việc phát/nhận tin tức (âm thanh, hình ảnh, dữ liệu .) qua các phương tiện truyền thông (hữu tuyến như dây kim loại, cáp quang/hoặc vô tuyến/các hệ thống điện từ khác). Viễn thông chiếm phần chủ đạo trong truyền thông. Truyền thông gồm có truyền thông cơ học (bưu chính) và truyền thông điện (viễn thông): quá trình phát triển từ dạng cơ học sang dạng điện/quang và ngày càng sử dụng những hệ thống điện/quang phức tạp hơn. Truyền thông cơ học (thư từ, báo chí) có xu hướng giảm trong khi truyền thông điện/quang, đặc biệt là truyền song hướng lại gia tăng và sẽ chiếm phần chủ đạo trong tương lai (xem hình 1.1). Để truyền và thực hiện được các dịch vụ viễn thông, mạng lưới viễn thông phải đảm bảo rộng khắp cả nước, đủ dung lượng, tương thích về kỹ thuật toàn mạng và mạng của mỗi vùng, mỗi quốc gia là một bộ phận của mạng lưới viễn thông quốc tế giữa các quốc gia với nhau.
    1.1.1.2. Dịch vụ viễn thông công ích
    Viễn thông là một ngành kinh tế kỹ thuật, đóng vai trò trước hết là dịch vụ liên lạc và truyền thông, đồng thời lại là phương tiện nền tảng để chuyển tải nhiều loại hình dịch vụ điện tử khác. Sản phẩm của viễn thông trước hết và chủ yếu dưới dạng dịch vụ nên khái niệm dịch vụ viễn thông là cách gọi phổ biến để chỉ kết quả hoạt động của ngành viễn thông. DVVTCI là một bộ phận của dịch vụ viễn thông, nó có thể được định nghĩa tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử của từng quốc gia trong một thời điểm nhất định. Trong Luật Viễn thông của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có nêu rõ: “Dịch vụ viễn thông công ích là những dịch vụ viễn thông thiết yếu đối với xã hội, được Nhà nước đảm bảo cung cấp theo chất lượng và giá cước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quy định; bao gồm dịch vụ viễn thông phổ cập và dịch vụ viễn thông bắt buộc” [29].
    Hình 1.1. Sơ đồ cung cấp các dịch vụ Viễn thông

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bộ Bưu chính - Viễn thông (2004), Đề án phát triển và thành lập Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam”, Hà Nội.
    2. Bộ Bưu chính - Viễn thông (2007), Chỉ thị số 07/CT-BCVT ngày 7/7/2007 về Định hướng chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (gọi tắt là "Chiến lược cất cánh"), Hà Nội.
    3. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 36 - CT/TW ngày 25/6/1998 của về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
    4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông và UNDP thực hiện (2003), Điều tra nhu cầu thông tin của nông dân.
    5. Chương trình nghị sự 21 toàn cầu (1992), Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển, Rio de Janero, Braxin.
    6. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Quyết định số 187 - CT ngày 12/6/1991 về việc triển khai thực hiện kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững, Hà Nội.
    7. Bùi Xuân Chung (2008), Xã hội hóa và quan hệ công tư trong phát triển DVVTCI Việt Nam, Tạp chí Công nghệ thông tiin và Truyền thông, Hà Nội.
    8. Bùi Xuân Chung (2009), Kích cầu và dịch vụ viễn thông công ích, Tạp chí Công nghệ thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
    9. Bùi Xuân Chung (2010), Luận án Tiến sỹ kinh tế “Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam”, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
    10. Nguyễn Việt Long (2010) Luận án Tiến sỹ ”Nghiên cứu phổ cập dịch vụ Interrnet ở nông thôn Việt Nam”, Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Seoul – Hàn Quốc (02/2010)
    11. Tô Xuân Dân, chủ nhiệm Đề tài (2006), Dịch vụ công ích và các giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình xã hội hoá các DVCI ở Việt Nam, thuộc Đề tài KH cấp Nhà nước "Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công" do Viện khoa học tổ chức Nhà nước chủ trì, Hà Nội.
    12. Chiến lược phổ cập Interrnet ở Philipines – Ideacorp và Công ty kỹ thuật Intel Philipines của Tiến sỹ Erwin Alampay và Tiến sỹ Cheryll Ruth Soriano – Trường Đại học quốc gia Hành chính và Quản lý Nhà nước – Philipines.
    13. Sổ tay Dịch vụ viễn thông phổ cập ASEAN – Trung Quốc, 10-2008 của các Nước thành viên ASEAN và Bộ Công nghiệp Công nghệ Thông tin Trung quốc.
    14. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành dịch vụ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình phát triển Liên Hợp quốc. Tháng 6-2006.
    15. Dasgupta - Hội đồng kinh tế Pháp (2000), Dịch vụ công cộng và khu vực quốc doanh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
    16. David W.Pearce - Tổng biên tập (1999), Từ điển kinh tế học hiện đạ, NXB Chính trị Quốc gia - Đại học KTQD, Hà Nội.
    17. Diễn đàn kinh tế - tài chính Việt - Pháp, Dịch vụ công cộng và khu vực quốc doanh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
    18. Đặng Đức Đạm, Một số vấn đề về đổi mới quản lý Dịch vụ công ở Việt Nam.
    19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Hà Nội.
    20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Hà Nội.
    21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Hà Nội.
    22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Hà Nội.
    23. Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
    24. Đỗ Long và Vũ Dũng (2002), điều tra thực tế
    25. Karl Marx, Tư bản, Quyển I, tập 2,Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
    26. Lê Chi Mai (2002), Thuật ngữ hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
    27. Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
    28. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Doanh nghiệp Nhà nước.
    29. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Viễn thông.
    30. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006) Luật Công nghệ Thông tin.
    31. Quỹ DVVTCI Việt Nam (2007), Nghiên cứu phương hướng triển việc khai viêc hỗ trợ cung cấp DVVTCI, Đề tài KH số 76-07-KHKT-RD.
    32. J.E. Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học và Kỹ thuật & Đại học KTQD, Hà Nội.
    33. Chu Văn Thành (2004), Dịch vụ công - Đổi mới quản lý và cung ứng ở Việt Nam hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị QG - Sự thật, Hà Nội.
    34. Chu Văn Thành (2006), Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công trong điều kiện cải cách hành chính Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Viện khoa học tổ chức Nhà nước , Hà Nội.
    35. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18/01/ 2011 về việc phê duyệt đề án phát triển Thông tin và Truyền thông nông thôn đến năm 2020.
    36. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 về việc phê duyệt Chương trình cung cấp DVVTCI giai đoạn 2011 - 2015.
    37. Vũ Huy Từ (2006), Quản lý khu vực công, NXB KHKT, Hà Nội.
    38. Phạm Văn Vận và Vũ Cương chủ biên (2005), Giáo trình Kinh tế công cộng, NXB Thống kê, Hà Nội.
    39. Các trang web www.chinhphu.gov.vn, www.mic.gov.vn, www.vtf.gov.vn, www.itu.org, www.vnep.org.vn, www.apt.org.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...