Tiến Sĩ Phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các sơ đồ
    LỜI MỞ ĐẦU
    Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ
    Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ Ở VIỆT NAM

    2. 1 Cơ sở lý luận về dịch vụ thuế
    2.1.1 Khái niệm dịch vụ
    2.1.2 Khái niệm dịch vụ thuế
    2.1.3 Phân loại dịch vụ thuế
    2.1.4 Các hình thức cung cấp dịch vụ thuế
    2.1.5 Tiêu thức đánh giá chất lượng và hiệu quả dịch vụ thuế
    2.2 Vai trò và sự cần thiết phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam
    2.2.1 Vai trò của dịch vụ thuế
    2.2.2 Sự cần thiết phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam
    2.3 Kinh nghiệm một số nước về phát triển dịch vụ thuế
    2.3.1 Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thuế của cơ quan thuế
    2.3.2 Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thuế của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuế
    2.3.3 Một số bài học rút ra cho Việt Nam

    Chương 3: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THUẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2012
    3.1 Bối cảnh kinh tế xã hội
    3.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2012
    3.2.1 Thực trạng cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế
    3.2.2 Thực trạng cung cấp dịch vụ thuế tư
    Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
    4.1 Quan điểm, mục tiêu và các yêu cầu phát triển dịch vụ thuế
    4.1.1 Quan điểm phát triển dịch vụ thuế
    4.1.2 Mục tiêu phát triển dịch vụ thuế
    4.1.3 Yêu cầu phát triển dịch vụ thuế
    4.2 Các giải pháp phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020
    4.2.1 Giải pháp nhằm phát triển dịch thuế công
    4.2.2 Giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thuế tư
    4.2.3 Một số giải điều kiện để phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài

    Việc tạo lập và động viên các nguồn lực cho ngân sách quốc gia, tạo tiền đề quyết định để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và củng cố an ninh quốc phòng được xem là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, do đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế là yêu cầu mang tính cấp thiết. Để thực hiện thành công công cuộc này, bên cạnh sự phối hợp, nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, cần phải triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, trong đó có việc phát triển dịch vụ thuế.
    Dịch vụ thuế là một khái niệm đã xuất hiện khá lâu trong quản lý thuế của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt, trong những năm gần đây đã xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến dịch vụ thuế, qua đó đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và quản lý thuế ở nhiều nước. Tuy nhiên, các công trình chỉ mới nghiên cứu về dịch vụ thuế trong bối cảnh về quản lý thuế nói chung, xem xét về dịch vụ thuế trong mối quan hệ đan xen với các biện pháp, chức năng quản lý thuế khác, ít có công trình nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt cũng như đầy đủ và toàn diện về dịch vụ thuế. Một số vấn đề quan trọng đến nay vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ, cụ thể như: Vai trò của dịch vụ thuế trong quản lý thuế; Tại sao phải triển dịch vụ thuế; Các tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả dịch vụ thuế; Các mô hình phát triển dịch vụ thuế; Các điều kiện về pháp lý cho việc phát triển dịch vụ thuế; Yêu cầu cho việc phát triển dịch vụ thuế.
    Ở nước ta dịch vụ thuế là khái niệm mới xuất hiện, nó tồn tại từ khi nền kinh tế thực hiện mở cửa và hội nhập. Với tư cách là một trong những phương tiện hỗ trợ thiết thực cho công tác quản lý thuế, đồng thời cũng là một loại hình kinh doanh mới, tìm hiểu về dịch vụ thuế là được xem là vấn đề quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, hiện vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu, phân tích và hệ thống hóa một cách đầy đủ và xuyên suốt. Chưa đánh giá tổng thể về thực trạng cung cấp dịch vụ thuế ở nước ta, kể cả việc dịch vụ thuế được cung cấp từ cơ quan quản lý hay dịch vụ thuế được cung cấp từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội cho người nộp thuế. Thực tế này đã dẫn đến việc chưa có một hệ thống các giải pháp hữu hiệu để tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy dịch vụ thuế phát triển ở Việt Nam trong thời gian qua. Đây là một hạn chế đang đặt ra và cần khắc phục, nhất là trong điều kiện như hiện nay khi mà Việt Nam đang ngày càng tham gia mạnh mẽ việc hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với nhiều quốc gia và vũng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thuế ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay” để tiến hành nghiên cứu làm luận án tiến sĩ.
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Các mục đích nghiên cứu chủ yếu của Luận án là:
    - Hệ thống hóa, góp phần bổ sung và hoàn thiện các vấn đề lý luận về dịch vụ thuế.
    - Đánh giá xác đáng thực trạng phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam.
    - Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế và góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...