Tiến Sĩ Phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Phát triển dịch vụ thuế ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay
    Định dạng file word dài 168 trang


    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các sơ đồ
    LỜI MỞ ĐẦU
    Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ
    Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ Ở VIỆT NAM
    2. 1 Cơ sở lý luận về dịch vụ thuế
    2.1.1 Khái niệm dịch vụ
    2.1.2 Khái niệm dịch vụ thuế
    2.1.3 Phân loại dịch vụ thuế
    2.1.4 Các hình thức cung cấp dịch vụ thuế
    2.1.5 Tiêu thức đánh giá chất lượng và hiệu quả dịch vụ thuế
    2.2 Vai trò và sự cần thiết phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam
    2.2.1 Vai trò của dịch vụ thuế
    2.2.2 Sự cần thiết phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam
    2.3 Kinh nghiệm một số nước về phát triển dịch vụ thuế
    2.3.1 Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thuế của cơ quan thuế
    2.3.2 Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thuế của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuế
    2.3.3 Một số bài học rút ra cho Việt Nam
    Chương 3: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THUẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2012
    3.1 Bối cảnh kinh tế xã hội
    3.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2012
    3.2.1 Thực trạng cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế
    3.2.2 Thực trạng cung cấp dịch vụ thuế tư
    Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
    4.1 Quan điểm, mục tiêu và các yêu cầu phát triển dịch vụ thuế
    4.1.1 Quan điểm phát triển dịch vụ thuế
    4.1.2 Mục tiêu phát triển dịch vụ thuế
    4.1.3 Yêu cầu phát triển dịch vụ thuế
    4.2 Các giải pháp phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020
    4.2.1 Giải pháp nhằm phát triển dịch thuế công
    4.2.2 Giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thuế tư
    4.2.3 Một số giải điều kiện để phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam
    KẾT LUẬN


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
    Việc tạo lập và động viên các nguồn lực cho ngân sách quốc gia, tạo tiền đề quyết định để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và củng cố an ninh quốc phòng được xem là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, do đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế là yêu cầu mang tính cấp thiết. Để thực hiện thành công công cuộc này, bên cạnh sự phối hợp, nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, cần phải triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, trong đó có việc phát triển dịch vụ thuế.
    Dịch vụ thuế là một khái niệm đã xuất hiện khá lâu trong quản lý thuế của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt, trong những năm gần đây đã xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến dịch vụ thuế, qua đó đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và quản lý thuế ở nhiều nước. Tuy nhiên, các công trình chỉ mới nghiên cứu về dịch vụ thuế trong bối cảnh về quản lý thuế nói chung, xem xét về dịch vụ thuế trong mối quan hệ đan xen với các biện pháp, chức năng quản lý thuế khác, ít có công trình nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt cũng như đầy đủ và toàn diện về dịch vụ thuế. Một số vấn đề quan trọng đến nay vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ, cụ thể như: Vai trò của dịch vụ thuế trong quản lý thuế; Tại sao phải triển dịch vụ thuế; Các tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả dịch vụ thuế; Các mô hình phát triển dịch vụ thuế; Các điều kiện về pháp lý cho việc phát triển dịch vụ thuế; Yêu cầu cho việc phát triển dịch vụ thuế.
    Ở nước ta dịch vụ thuế là khái niệm mới xuất hiện, nó tồn tại từ khi nền kinh tế thực hiện mở cửa và hội nhập. Với tư cách là một trong những phương tiện hỗ trợ thiết thực cho công tác quản lý thuế, đồng thời cũng là một loại hình kinh doanh mới, tìm hiểu về dịch vụ thuế là được xem là vấn đề quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, hiện vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu, phân tích và hệ thống hóa một cách đầy đủ và xuyên suốt. Chưa đánh giá tổng thể về thực trạng cung cấp dịch vụ thuế ở nước ta, kể cả việc dịch vụ thuế được cung cấp từ cơ quan quản lý hay dịch vụ thuế được cung cấp từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội cho người nộp thuế. Thực tế này đã dẫn đến việc chưa có một hệ thống các giải pháp hữu hiệu để tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy dịch vụ thuế phát triển ở Việt Nam trong thời gian qua. Đây là một hạn chế đang đặt ra và cần khắc phục, nhất là trong điều kiện như hiện nay khi mà Việt Nam đang ngày càng tham gia mạnh mẽ việc hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với nhiều quốc gia và vũng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thuế ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay” để tiến hành nghiên cứu làm luận án tiến sĩ.
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Các mục đích nghiên cứu chủ yếu của Luận án là:
    - Hệ thống hóa, góp phần bổ sung và hoàn thiện các vấn đề lý luận về dịch vụ thuế.
    - Đánh giá xác đáng thực trạng phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam.
    - Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế và góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế ở Việt Nam.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế (hay gọi là dịch vụ thuế công) và hoạt động cung cấp dịch vụ thuế của các doanh nghiệp ở Việt Nam (hay gọi là dịch vụ thuế tư).
    4. Phạm vi nghiên cứu
    - Đối với dịch vụ thuế công, luận án tập trung nghiên cứu dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế, không nghiên cứu dịch vụ thuế cung cấp bởi cơ quan hải quan vì hải quan là lĩnh vực đặc thù nên việc cung cấp dịch vụ thuế của cơ quan có liên quan đến nhiều nội dung khác mà trong thời gian nghiên cứu có hạn không cho phép tiến hành nghiên cứu. Hay nói cách khác, luận án chỉ nghiên cứu trong lĩnh vực thu thuế nội địa, không nghiên cứu đối với lĩnh vực thu thuế xuất nhập khẩu.
    - Đối với dịch vụ thuế tư, luận án nghiên cứu ở các đối tượng cung cấp dịch vụ thuế (sẽ tập trung nghiên cứu chủ yếu vào các Đại lý thuế bởi vì trong thực tế các công ty tư vấn về tài chính, kế toán, kiểm toán, công ty tư vấn luật đã và sẽ hoàn thành các điều kiện để trở thành các đại lý thuế).
    - Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tình hình cung cấp dịch vụ thuế từ năm 2007 (gắn với việc ra đời của Luật Quản lý thuế) đến năm 2012, một số chỉ tiêu có mở rộng đến năm 2013. Tác giả nghiên cứu đứng trên giác độ của một nhà nghiên cứu kinh tế độc lập.
    - Về không gian nghiên cứu: Luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu ở những địa bàn kinh tế trọng điểm, nơi đóng góp chủ yếu số thu cho NSNN như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương .Đồng thời, các giải pháp được nêu ra trong Luận án nhằm phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam đến năm 2020.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó chủ yếu là phương pháp logic - biện chứng, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh .
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về dịch vụ thuế phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy của các trường đại học, cũng như công tác điều hành quản lý của cơ quan thuế các cấp; Phân tích rõ vai trò và sự cần thiết phát triển dịch vụ thuế ở nước ta trong bối cảnh đẩy mạnh công tác cải cách hiện đại hoá ngành Thuế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay; Nghiên cứu kinh nghiệm về việc phát triển dịch vụ thuế ở một số quốc gia và rút ra nhận xét, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    Phân tích, đánh giá thực trạng của dịch vụ thuế trên hai góc độ: Dịch vụ thuế do cơ quan thuế cung cấp cho người nộp thuế với tư cách là dịch vụ hành chính công xuất phát từ vị trí của cơ quan quản lý nhà nước đối với đối tượng chịu sự quản lý. Dịch vụ thuế do các tổ chức, cá nhân có chức năng trong xã hội được pháp luật thừa nhận cung cấp cho người nộp thuế. Cả hai góc độ đều được xem xét, đánh giá qua thực tế từ năm 2007 trở lại đây. Trên cơ sở đó, Luận án đã phân tích, đánh giá kết quả đã đạt được và những tồn tại hạn chế cũng như tìm ra những nguyên nhân của sự tồn tại, hạn chế đó.
    Luận án đã đóng góp những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và cả trong thời gian dài ở tương lai theo các nội dung: xác lập vị trí pháp lý, tổ chức bộ máy/mô hình cung cấp dịch vụ thuế công/tư, đào tạo nguồn nhân lực của cơ quan thuế cũng như nâng cao chất lượng của dịch vụ thuế tư, ban hành quy chế giám sát, kiểm tra nhằm đánh giá, kiểm soát chất lượng dịch vụ thuế công/tư, tăng cường quảng bá, giới thiệu rộng rãi trong xã hội về ý nghĩa, lợi ích của việc phát triển dịch vụ thuế tư. Các giải pháp được trình bày súc tích, ngắn gọn và dễ hiểu, bên cạnh ý nghĩa thực tiễn, những giải pháp còn gợi mở những ý tưởng, tạo tiền đề cho các nghiên cứu phát triển dịch vụ thuế trong tương lai xa hơn.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được kết cấu thành bốn chương:
    - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về phát triển dịch vụ thuế
    - Chương 2: Một số vấn đề lý luận và sự cần thiết phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam
    - Chương 3: Thực trạng dịch vụ thuế ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2012
    - Chương 4: Giải pháp phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020


    Chương 1
    TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
    VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ
    1.1. Các công trình nghiên cứu trước đây
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
    Theo khảo sát, tìm hiểu của tác giả, trên thế giới hiện nay có khá nhiều tài liệu liên quan đến dịch vụ thuế, trong đó chủ yếu được trình bày trong mối tương quan với các nội dung khác, ít có tài liệu độc lập, hoặc chỉ mới nghiên cứu một trong hai nội dung chính của loại dịch vụ thuế thuế (công và tư), điển hình như:
    1.1.1.1. Otake Kenichiro (2011), “Lịch sử, vai trò của kế toán công tại Nhật Bản” (Chủ tịch Hiệp hội kế toán công Nhật Bản, tài liệu Hội thảo tháng 8/2011 tại Việt Nam): Đây là tài liệu trình bày về lịch sử ra đời và phát triển nghề kế toán thuế công (đại lý thuế) tại Nhật Bản, nêu lên các loại hình dịch vụ do kế toán công cung cấp cũng như đề xuất đến tổ chức và phương thức hoạt động của Hiệp hội kế toán thuế công Nhật Bản. Qua đó đưa đến cái nhìn toàn cảnh về lịch sử hình thành, phát triển của dịch vụ thuế tại Nhật Bản, cho thấy quy mô, vai trò và tầm quan trọng của dịch vụ thuế. Đồng thời, nói lên ý nghĩa của Hiệp hội kế toán thuế công, đó là nơi tập hợp những đại lý thuế và chịu trách nhiệm quản lý việc đăng ký hành nghề của đại lý thuế (các đại lý thuế muốn hành nghề phải đăng ký tham gia thành viên với Hiệp hội). Ngoài ra, tài liệu đề cập đến chức năng của Hiệp hội kế toán công, mối quan hệ giữa hiệp hội và cơ quan quản lý thuế Nhật Bản. Tài liệu này ý nghĩa với việc lựa chọn mô hình quản lý, theo dõi hoạt động, đăng ký thành viên đại lý thuế ở nước ta. Tuy nhiên, đây chỉ là tài liệu tổng kết thực tiễn thuần túy, chưa có cái nhìn tổng quan về dịch vụ thuế, chưa đề cập đến dịch vụ thuế công do cơ quan thuế cung cấp [53].
    1.1.1.2. Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2007, Tạp chí Thuế quốc tế đã khảo sát thực tế tại một số quốc gia ở khu vực Nam Mỹ về “Dịch vụ thuế đang thay đổi như thế nào” (How tax services are changing). Nội
     

    Các file đính kèm:

    Huyenkhanh thích bài này.
Đang tải...