Luận Văn Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – C

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới. Đây thực sự trở thành một mốc son quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức với Việt Nam - một con hổ đang chuyển mình.
    Năm 2007 một năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam đã chính thức thực thi các cam kết của WTO. Nền kinh tế Việt Nam đã thực sự bước vào một con đường mới - con đường mở cửa và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Trong xu hướng hội nhập của nền kinh tế, các hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng và phát triển, làm phát sinh nhiều nhu cầu về thực hiện nghĩa vụ tiền tệ với các đối tác nước ngoài. Do vậy, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại cần được mở rộng và phát triển.
    Tuy nhiên, việc thực thi các cam kết hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế trong đó có lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Kể từ tháng 4/2007 Việt Nam chính thức cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Theo đó, năm 2007 đã có rất nhiều tổ chức nước ngoài nộp đơn xin ngân hàng nhà nước cho phép thành lập ngân hàng. Điều này, đã tạo ra sức cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng nước ngoài đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ làm gì trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt đó? Đó là các ngân hàng thương mại Việt Nam phải có chiến lược sử dụng các nguồn lực hiện có để nâng cao sức cạnh của mình, để tiếp tục tồn tại và phát triển trong thời gian dài.
    Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là một ngân hàng thương mại nhà nước trước yêu cầu hội nhập và phát triển cũng đang đề ra chiến lược phát triển nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển. Cùng với xu hướng hội nhập của nền kinh tế vấn đề mở rộng và phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường đã và đang được ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm.
    Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội”
    2. Mục đích nghiên cứu
    Hệ thống hoá các lý luận liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. Tìm hiểu, phân tích và luận giải các yêu cầu cần thiết phải thực hiện để phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
    Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội thông qua các số liệu thống kê và tình hình thực hiện các yêu cầu phát triển phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trong điều kiện mới. Chỉ ra các những thành tựu và hạn chế trong phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội.
    Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế và các yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trong trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các ngân hàng thương mại.
    Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh Đông Hà Nội
    Phạm vi nghiên cứu
    Thời gian: Giai đoạn từ 2004 – 2007.
    Không gian: Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng
    Phân tích, xem xét sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế trong mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài (yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia và quốc tế), các yếu tố bên trong (các yếu tố nội tại của ngân hàng thương mại), và mối quan hệ trong sự phát triển cùng với các hoạt động ngân hàng khác
    Phương pháp lịch sử:
    Xem xét hoạt động thanh toán quốc tế trong quá khứ, hiện tại để rút ra các mặt được và chưa được trong phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế
    Các phương pháp khác:
    Đề tài cũng sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, mô tả, tổng hợp, tư duy logic, phân tích hệ thống . để luận giải các vấn đề liên quan của đề tài.
    5. Kết cấu của đề tài
    Kết cấu của đề tài gồm phần mở đầu, phần kết luận và ba chương:
    Chương 1: Lý luận chung về dịch vụ thanh toán quốc tế và các yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
    Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Đông Hà Nội.
    Chương 3: Giải pháp phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Đông Hà Nội.
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ CÁC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 4
    1.1. Một số vấn đề chung về hoạt động Thanh toán quốc tế trong các Ngân hàng thương mại 4
    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động Thanh toán quốc tế. 4
    1.1.2. Sự cần thiết phát triển hoạt động thanh toán quốc tế trong các Ngân hàng thương mại 5
    1.1.2.1. Đối với nền kinh tế. 5
    1.1.2.2.Đối với Ngân hàng thương mại 7
    1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại 8
    1.1.3.1. Nhân tố khách quan. 8
    1.1.3.2. Nhân tố chủ quan (Nhân tố thuộc về bản thân Ngân hàng thương mại). 12
    1.1.4. Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng Thương mại 14
    1.1.4.1. Rủi ro quốc gia. 14
    1.1.4.2. Rủi ro pháp lý. 15
    1.1.4.3. Rủi ro ngoại hối 15
    1.1.4.4. Rủi ro trong xử lý nghiệp vụ. 16
    1.2. Các yêu cầu phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 16
    1.2.1. Yêu cầu về hoạch định chiến lược phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế. 16
    1.2.2. Yêu cầu về công tác quản trị điều hành phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế. 20
    1.2.3. Yêu cầu về trang bị công nghệ hiện đại 22
    1.2.4. Yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực. 24
    1.2.5. Yêu cầu về công tác Marketing. 25
    1.2.6. Yêu cầu về phát triển các sản phẩm và dịch vụ thanh toán quốc tế thích ứng được với thị trường 26
    1.2.7. Yêu cầu về tổ chức mạng lưới của thanh toán quốc tế. 28
    1.2.8. Yêu cầu về hệ thống phòng ngừa rủi ro. 29
    1.2.9. Yêu cầu về đánh giá năng lực tài chính. 30
    1.3. Sự cần thiết phải thực hiện các yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 31
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP ĐÔNG HÀ NỘI. 35
    2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Đông Hà Nội 35
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 35
    2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 - 2007. 37
    2.1.2.1. Tình hình huy động vốn. 37
    2.1.2.2. Đầu tư vốn. 39
    2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007. 41
    2.2.1. Thanh toán xuất khẩu. 41
    .2.2.2. Thanh toán nhập khẩu. 45
    2.2.3. Các dịch vụ thanh toán quốc tế khác. 53
    2.3. Đánh giá chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội. 55
    2.3.1. Những kết quả đạt được. 56
    2.3.2. Những mặt còn hạn chế. 57
    2.3.3. Nguyên nhân. 58
    2.4. Tình hình thực hiện các yêu cầu phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội, giai đoạn 2004 - 2007. 60
    2.4.1. Về tình hình hoạch định chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội 60
    2.4.2. Về hoạt động quản trị điều hành hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội 65
    2.4.3. Tình hình áp dụng công nghệ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội 68
    2.4.4. Tình hình đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội 70
    2.4.5. Hệ thống Marketing hỗ trợ phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội 71
    2.4.6. Tình hình phát triển sản phẩm và dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội 73
    2.4.7. Tình hình tổ chức mạng lưới hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội 75
    2.4.8. Thực trạng về hệ thống phòng ngừa rủi ro. 76
    2.4.9. Thực trạng về đánh giá năng lực tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội 78
    2.5. Đánh giá chung về tình hình thực hiện các yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 80
    2.5.1. Những thành tựu đạt được. 80
    2.5.2. Những tồn tại 82
    2.5.3. Nguyên nhân. 83
    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP ĐÔNG HÀ NỘI. 87
    3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội 87
    3.1.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội 87
    3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nôn nghiệp Đông Hà Nội 88
    3.2. Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội trong thời gian tới 89
    3.2.1. Nâng cao năng lực quản lý hoạt động thanh toán quốc tế. 89
    3.2.2. Phát triển Marketing cho hoạt động thanh toán quốc tế. 94
    3.2.3. Phát triển các nguồn lực ngân hàng. 97
    3.2.4. Phát triển mạng lưới thực hiện thanh toán quốc tế. 103
    3.2.5. Cung ứng các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với thị trường. 104
    3.3. Một số kiến nghị 105
    3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ. 105
    3.3.1.1. Duy trì môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định. 105
    3.3.1.2. Xây dựng đồng bộ khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của ngân hàng thương mại và cho hoạt động thanh toán quốc tế. 106
    3.3.1.3. Hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường ngoại hối theo chiều sâu 106
    3.3.1.4. Nhà nước nên có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong quá trình hiện đại hoá công nghệ. 106
    3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam 107
    KẾT LUẬN 109
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
    PHỤ LỤC 113
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...