Luận Văn Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN (Vietcombank) Chi Nhánh Kiên Giang

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]






    TÓM TẮT

    YW XZ



    Trong nền kinh tế mở, việc hội nhập quốc tế là điều rất cần thiết. Chính vì thế nguồn vốn là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Kiên Giang được thành lập cùng với quá trình đổi mới đất nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng nên hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng đã giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong tỉnh dễ dàng hơn trong thanh toán với đối tác nước ngoài.

    Để hỗ trợ cho hoạt động thanh toán của Ngân hàng cũng như hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, Ngân hàng đã thực hiện hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu đi kèm với hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Tuy có nhiều hình thức tài trợ nhưng bài nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu ba mảng tài trợ phổ biến tại Ngân hàng đó là nghiệp vụ chiết khấu/ ứng trước chứng từ hàng xuất, cho vay mở L/C thanh toán hàng nhập và bảo lãnh thanh toán.

    Sau khi tìm hiểu các khái niệm cơ bản về tài trợ xuất nhập khẩu và các nghiệp vụ của nó cũng như vai trò của tài trợ xuất nhập khẩu, việc tìm hiểu quy trình cụ thể của từng nghiệp vụ sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn trình tự những bước mà doanh nghiệp phải chuẩn bị và Ngân hàng phải làm gì để tài trợ cho doanh nghiệp. Mục tiêu của bải nghiên cứu đặt ra là tìm các biện pháp, chiến lược để góp phần phát triển dịch vụ này hơn nữa; để đạt mục tiêu đó việc tìm hiểu về hoạt động tài trợ của Ngân hàng trong 3 năm từ 2006 – 2008, phân tích, so sánh và đánh giá giữa các năm và với tổng hoạt động thanh toán quốc tế chung của Ngân hàng sẽ tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng từ đó đề ra các chiến lược nhằm phát triển dịch vụ tài trợ này hơn nữa để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác và giúp ích cho doanh nghiệp.





    MỤC LỤC



    Trang




    Lời cảm ơn i Tóm tắt . ii Mục lục iii Danh mục các bảng, hình vẽ v CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU . 1
    1.1. Lý do chọn đề tài . 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
    1.3. Phạm vi nghiên cứu . 2
    1.4. Phương pháp nghiên cứu . 2
    1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2
    1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 2
    1.5. Ý nghĩa nghiên cứu . 2
    1.6. Bố cục bài báo cáo: . 3
    CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
    2.1. Khái niệm tài trợ xuất nhập khẩu 4
    2.2. Vai trò của tài trợ xuất nhập khẩu . 4
    2.2.1. Đối với ngân hàng thương mại 4
    2.2.2. Đối với doanh nghiệp . 4
    2.2.3. Đối với nền kinh tế đất nước 5
    2.3. Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu 5
    2.3.1. Nghiệp vụ bao thanh toán: . 5
    2.3.2. Nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh . 6
    2.3.3. Nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu: 7
    2.3.4. Nghiệp vụ ứng trước tiền trước khi bộ chứng từ được thanh toán . 9
    2.3.5. Nghiệp vụ cho vay mở L/C thanh toán hàng nhập . 9
    CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
    PHẦN . 11
    3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 11
    3.2. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Kiên Giang. . 12
    3.3. Các hoạt động chủ yếu của Vietcombank Kiên Giang . 14
    3.4. Các đối thủ cạnh tranh của Vietcombank Kiên Giang 14
    3.5. Khái quát tình hình kinh doanh của Vietcombank Kiên Giang trong ba năm gần đây. 15
    3.6. Giới thiệu về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank
    Kiên Giang . 17



    3.7. Quy trình tài trợ xuất nhập khẩu dưới các hình thức chiết khấu/
    ứng trước, bảo lãnh thanh toán, cho vay mở L/C thanh toán hàng nhập. 17
    3.7.1. Quy trình chiết khấu/ ứng trước chứng từ hàng xuất . 17
    3.7.2. Quy trình cho vay mở L/C thanh toán hàng nhập 22
    3.7.3. Quy trình bảo lãnh thanh toán 26
    3.8. Một số minh hoạ cụ thể về quy trình tài trợ xuất nhập khẩu 28
    CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
    4.1. Mối quan hệ giữa tài trợ xuất nhập khẩu và thanh toán xuất nhập khẩu 42
    4.2. Kết quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của chi nhánh trong 3
    năm từ 2006-2008 30
    4.3. So sánh kết quả hoạt động tài trợ với kết quả hoạt động thanh toán xuất - nhập khẩu . 33
    4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại
    Ngân hàng. . 34
    4.4.1 Sự biến động của thị trường thế giới 34
    4.4.2. Nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp 34
    4.4.3. Lãi suất tài trợ, giới hạn tín dụng. . 35
    4.4.4. Giá cả các mặt hàng xuất khẩu 35
    4.5. Phân tích SWOT - những điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động tài trợ và những cơ hội, đe doạ tác động đến hoạt động tài trợ của Ngân
    hàng 36
    4.5.1. Phân tích các chiến lược: . 37
    4.5.2. Các giải pháp thực thi các chiến lược nhằm phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu 38
    4.6. Kết luận về hoạt động tài trợ của Ngân hàng trong 3 năm 39
    CHƯƠNG 5. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ . 400
    5.1. Nhận xét 400
    5.2. Kiến nghị . 400









    DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ



    Trang

    Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ 2006 – 2008---------------- 15

    Bảng 4.1. Tóm tắt doanh số tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng từ 2006 – 2008 --- 30

    Bảng 4.2. Kết quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu từ 2006 - 2008 ---------------- 33

    Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Kiên Giang ---------------------------------- 12

    Hình 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ 2006 – 2008 ---------------- 16

    Hình 3.3. Quy trình chiết khấu/ ứng trước --------------------------------------------------- 17

    Hình 3.4. Quy trình cho vay mở L/C --------------------------------------------------------- 22

    Hình 3.5. Quy trình bảo lãnh thanh toán ----------------------------------------------------- 26

    Hình 4.1. Hoạt động tài trợ XNK của Ngân hàng từ 2006 – 2008 ------------------------ 32

    Hình 4.2. Phân tích SWOT -------------------------------------------------------------------- 36



    CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU



    1.1. Lý do chọn đề tài

    Kể từ sau công cuộc đổi mới, nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp, các công ty ngày càng được lập ra nhiều hơn. Đặc biệt với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì cánh cửa hội nhập cũng đang ngày càng mở rộng ra đối với các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong nền kinh tế mở, các doanh nghiệp không chỉ muốn sản phẩm của mình được biết đến trong nước mà còn muốn được vươn xa trên trường quốc tế, chính vì vậy hoạt động xuất nhập khẩu luôn được các doanh nghiệp quan tâm.

    Cùng chung với các doanh nghiệp trong cả nước, các doanh nghiệp ở Kiên Giang cũng muốn được hoà nhập vào sân chơi thế giới. Kiên Giang có vị trí địa lý nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, nơi đây có tiềm năng phát triển rất lớn có thể thu hút được sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Đặc biệt với những nguồn tài nguyên phong phú về thuỷ sản, l a gạo .nên số lượng các công ty xuất nhập khẩu ở Kiên Giang cũng tương đối nhiều, bên cạnh đó nhu cầu thế giới đối với các mặt hàng này cũng khá lớn và để sản phẩm của mình xuất khẩu đạt chất lượng cao các doanh nghiệp cũng phải nhập về các nguồn nguyên liệu, máy móc . nên hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp diễn ra khá sôi nổi. Nhưng do khả năng tài chính có hạn mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không phải lúc nào cũng có đủ tiền để thanh toán hàng nhập khẩu hoặc có đủ vốn thu mua chế biến hàng xuất khẩu. Vì thế ngân hàng là một trong những lựa chọn để có thể đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

    Nhằm giúp các doanhnghiệp có điều kiện hơn để phát triển, chính phủ luôn có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ, khuyến khích hoạt động của doanh nghiệp. Ngân hàng cũng đã cùng với chính phủ giúp đỡ doanh nghiệp có đủ vốn trong hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu. Chính điều đó mà các doanh nghiệp luôn là những khách hàng lớn của ngân hàng. Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang là ngân hàng lớn và được thành lập khá lâu, đặc biệt nơi đây nổi tiếng với hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nên thương hiệu Vietcombank được nhiều khách hàng ở Kiên Giang biết đến và đặt mối quan hệ giao dịch làm cho hoạt động giữa ngân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu diễn ra khá sôi nổi, trong đó nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đã giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay hoạt động của cả ngân hàng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng gặp nhiều trở ngại nên việc tìm hiểu và phát triển nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Kiên Giang là rất cần thiết để giúp tăng thêm mối quan hệ giữa ngân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu

    Bài nghiên cứu mong muốn đạt được các mục tiêu sau:



    - Tìm hiểu về quy trình xử lý, thẩm định hồ sơ để quyết định tài trợ xuất nhập khẩu dưới hình thức chiết khấu/ ứng trước bộ chứng từ, bảo lãnh thanh toán, cho vay thanh toán L/C hàng nhập

    - Tìm hiểu về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng trong 3 năm (2006 –
    2008)

    - Đề ra một số giải pháp giúp phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân
    hàng.

    1.3. Phạm vi nghiên cứu

    Vấn đề tài trợ xuất nhập khẩu có nhiều hình thức nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh ở các mảng tài trợ phổ biến mà Ngân hàng đang thực hiện đó là hình thức chiết khấu / ứng trước bộ chứng từ (hàng xuất khẩu), bảo lãnh thanh toán và hình thức cho vay mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đề tài chỉ nghiên cứu, thu thập các số liệu trong 3 năm gần đây từ 2006 đến
    2008.

    1.4. Phương pháp nghiên cứu

    1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

    Các dữ liệu về quy trình tài trợ, kết quả hoạt động tài trợ của doanh nghiệp sẽ được thu thập chủ yếu từ các báo cáo của ngân hàng trong 3 năm gần đây, ngoài ra các dữ liệu tham khảo khác về tài trợ xuất nhập khẩu cũng được tham khảo trên các sách báo, internet .

    1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

    Dữ liệu sau khi thu thập sẽ dùng phương pháp phân tích, so sánh giữa các năm và so sánh giữa hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu với cả nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu chung của toàn ngân hàng để nắm được tình hình hoạt động của ngân hàng và đề ra các giải pháp

    1.5. Ý nghĩa nghiên cứu

    Thông qua đề tài nghiên cứu này sẽ:

    - Giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trì h xử lý, thẩm định hồ sơ của Ngân hàng để có bước chuẩn bị chu đáo khi xin tài trợ.

    - Giúp Ngân hàng ngày càng phát triển hơn nữa dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu để
    cạnh tranh với các ngân hàng khác và phục vụ nhu cầu khách hàng tốt hơn.





    1.6. Bố cục bài báo cáo:

    Bài báo cáo gồm 5 phần

    Phần 1: Phần Giới thiệu sẽ trình bày về cơ sở chọn đề tài; 3 mục tiêu nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu về các mảng chiết khấu/ứng trước chứng từ hàng xuất, bảo lãnh thanh toán, cho vay mở L/C thanh toán hàng nhập; trình bày về phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu; bên cạnh đó cũng cho trình bày ý nghĩa nghiên cứu

    Phần 2: Phần Cơ sở lý thuyết sẽ trình bày khái niệm tài trợ xuất nhập khẩu, các hình thức tài trợ, vai trò của tài trợ xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp, ngân hàng và nền kinh tế nói chung.

    Phần 3: Giới thiệu về ngân hàng và quy trình tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng sẽ trình bày quá trình thành lập ngân hàng, cơ cấu tổ chức của ngân hàng về các phòng ban; nêu khái quát về tình hình hoạt động của ngân hàng trong 3 năm gần đây (2006 –
    2008); Giới thiệu về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu và các quy trình chiết khấu bộ
    chứng từ, cho vay thanh toán L/C hàng nhập, bảo lãnh thanh toán.

    Phần 4: Kết quả nghiên cứu, trình bày về mối quan hệ giữa hoạt động tài trợ và thanh toán xuất nhập khẩu; phân tích, đánh giá hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu (chiết khấu/ứng trước bộ chứng từ xuất khẩu, cho vay mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán) trong 3 năm từ 2006 đến 2008; so sánh giữa hoạt động tài trợ và thanh toán; bên cạnh đó tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ, phân tích điểm mạnh yếu, cơ hội, nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ từ đó đề ra một số giải pháp để phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu.

    Phần 5: Nhận xét và đưa ra một số kiến nghị.
     
Đang tải...