Thạc Sĩ Phát triển dịch vụ tài chính hà nội đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 17/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Lịch sử gần 1000 năm tuổi và bề dày truyền thống nghìn năm văn hiến
    đã tạo điều kiện cho Thủ đô Hà Nội có nhiều thuận lợi trong quá trình phát
    triển và cũng giao phó cho Hà Nội nhiều sứ mệnh quan trọng. Nghị quyết
    15/NQ – TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về Phương hướng nhiệm vụ
    phát triển thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001 -2010 đã khẳng định: “ Thủ đô
    Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trung
    tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế .”; “Xây
    dựng Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hoá bán buôn, xuất nhập khẩu,
    trung tâm tài chính – ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và vai trò quan
    trọng của cả nước”.
    Để xứng đáng với vai trò và vị trí của mình, thủ đô Hà Nội đang tích cực
    triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ chiến lược về phát triển kinh tế - văn hoá
    - xã hội. Trong đó, việc phát triển thị trường dịch vụ tài chính Hà Nội ngày
    một lớn mạnh ở khu vực phía Bắc và giữ vị trí hàng đầu trong cả nước vừa là
    nhiệm vụ trọng tâm vừa là yêu cầu bức thiết trong tiến trình phát triển kinh tế
    – xã hội Thủ đô. Để đạt được mục tiêu trên, Hà Nội cần có những giải pháp
    đồng bộ, trong đó có nhóm giải pháp phát triển dịch vụ tài chính – ngân hàng,
    hơn nữa, không chỉ trong phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô, mà còn cho cả
    nước, nhất là vào thời điểm hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên thứ 150
    của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Do đó, việc đánh giá thực trạng hoạt
    động dịch vụ tài chính của thủ đô Hà Nội trong những năm qua nhằm tìm ra
    những thuận lợi cũng như thách thức, khó khăn, trên cơ sở đó đề xuất các giải
    pháp nhằm phát triển dịch vụ tài chính Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh
    tế quốc tế là hết sức cần thiết.
    2. Tình hình nghiên cứu:
    Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài, nhiều công trình khoa học
    tập trung nghiên cứu thị trường dịch vụ tài chính. Ví dụ: Đề tài khoa học cấp
    Bộ “Dịch vụ Bảo hiểm và ngân hàng của Việt nam. Những vấn đề đặt ra trong
    quá trình đàm phán và thực hiện các cam kết với WTO” do TS. Nguyễn Thị
    Quy làm chủ nhiệm đề tài, đề tài “Phát triển các dịch vụ tài chính theo hướng
    hội nhập và các giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính của Việt
    Nam” do Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Thương Mại Trương Quang Hoài Nam
    làm chủ nhiệm, luận văn thạc sỹ: “Những giải pháp nhằm xây dựng thị trường
    DVTC ở Việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” của Vũ Thị
    Xuân Thơ - CH8 ĐHNT.
    Như vậy, hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về thị trường dịch
    vụ tài chính ở khía cạnh này hay khía cạnh khác nhưng chưa có một công
    trình nào nghiên cứu sâu về sự phát triển của dịch vụ tài chính Hà Nội đáp
    ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    Đánh giá thực trạng hoạt động, vai trò, thành tựu cũng như hạn chế của
    dịch vụ tài chính Hà Nội trong những năm gần đây; phân tích những cơ hội và
    thách thức, khó khăn trong quá trình hội nhập quốc tế, thực hiện những cam
    kết, thỏa thuận về dịch vụ tài chính Hà Nội để từ đó đề ra những giải pháp,
    kiến nghị nhằm phát triển loại hình dịch vụ này.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Làm rõ cơ sở lý luận về dịch vụ tài chính và những cam kết, thỏa thuận
    của Việt Nam về lĩnh vực dịch vụ tài chính trong quá trình phát triển và hội
    nhập quốc tế ở Việt Nam.
    - Minh chứng vai trò và đánh giá thực trạng về dịch vụ tài chính Hà Nội
    trong những năm gần đây, những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại,
    hạn chế.
    - Phân tích những cơ hội và thách thức, đặt ra yêu cầu, định hướng, mục
    tiêu đối với dịch vụ tài chính Hà Nội khi Việt Nam gia nhập WTO. Từ đó, đề
    xuất những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ tài chính Hà Nội đáp ứng yêu
    cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    5.1 Đối tượng nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu về dịch vụ tài chính ở Hà Nội trong
    những năm gần đây và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển dịch vụ
    tài chính Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn cũng
    nghiên cứu sự phát triển của dịch vụ tài chính Hà Nội trong mối liên quan
    chặt chẽ với thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam.
    5.2 Phạm vi nghiên cứu
    Dịch vụ tài chính là một khái niệm rộng. Theo cách hiểu của Hiệp định
    chung về Thương mại Dịch vụ (General Agreement on Trade in Services, viết
    tắt là GATS) thì dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ
    liên quan đến bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác
    (ngoại trừ bảo hiểm) nhưng Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là dịch
    bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng.
    6. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn vận dụng phép duy vật biện chứng, kết hợp với các lý luận,
    quan điểm kinh tế, tài chính và định hướng phát triển kinh tế tài chính của
    Nhà nước để phân tích, đánh giá hoạt động dịch vụ tài chính Hà Nội.
    Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so
    sánh, thống kê và xuất phát từ thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.
    7. Bố cục của Luận văn:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của Luận văn gồm 3 chương
    Chương I: Dịch vụ tài chính trong quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam
    Chương II: Thực trạng về dịch vụ tài chính Hà Nội trong những năm gần đây
    Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ tài
    chính Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...