Thạc Sĩ Phát triển dịch vụ tài chính của ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thời ki

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG I 9
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
    1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 9
    1.1.1 Ngân hàng thương mại là gì? 9
    1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại 10
    1.2. Các sản phẩm dịch vụ tài chính của ngân hàng thương mại 11
    1.2.1. Sản phẩm dịch vụ tài chính? 11
    1.2.2 Dịch vụ tài chính ngân hàng truyền thống 13
    1.2.3. Dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại 16
    1.3.Một số yếu tố cơ bản về cạnh tranh và phát triển DVTC trong điều kiện hậu WTO 19
    1.3.1. Những yếu tố chung chi phối sự phát triển: 19
    1.3.2. Các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng: 20
    1.3.3. Các đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ 20
    1.3.4. Giá cả của dịch vụ tài chính 21
    1.3.5. Môi trường pháp lý 22
    1.3.6. Hội nhập thị trường dịch vụ tài chính 22
    1.4. Ý nghĩa của sự phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng 22
    1.5. Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển dịch vụ tài chính hậu WTO 24
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27
    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2001-2006 28
    2.1. Khái quát hoạt động của NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 28
    2.2. Thực trạng hoạt động và phát triển các dịch vụ tài chính của NHTM khu vực thành phố Hồ Chí Minh những năm vừa qua. 30
    2.2.1. Hoạt động của các dịch vụ ngân hàng truyền thống 30
    2.2.2. Hoạt động của các dịch vụ ngân hàng hiện đại 43
    2.3. Kinh nghiệm bước đầu và những vấn đề đang đặt ra. 49
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 54
    3
    CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ HẬU WTO 55
    3.1. Các căn cứ đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ tài chính NHTM trên địa bàn TP Hồ Chí Minh thời kỳ hậu WTO. 55
    3.1.1. Cam kết WTO của Việt nam về dịch vụ tài chính ngân hàng . 55
    3.1.2. Các mục tiêu và định hướng phát triển dịch vụ dịch vụ ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2010: 58
    3.1.3. Căn cứ vào thực trạng hoạt động, cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố thời kỳ hậu WTO : 59
    3.2.Một số giải pháp cơ bản phát triển dịch vụ tài chính của ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ hậu WTO 61
    3.2.1. Giải pháp mang tính chiến lược lâu dài: Xây dựng các tập đoàn TCNH 61
    3.2.2. Một số giải pháp cụ thể trước mắt 63
    3.2.2.1. Tăng nhanh quy mô vốn 63
    3.2.2.2. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành và phát triển nguồn nhân lực 68
    3.2.2.3. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, hợp lý hoá lãi suất và các loại phí. 70
    3.2.2.4 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán 71
    3.2.2.5. Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng. 72
    3.2.2.6.Xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm, phát triển mạng lưới giao dịch. 74
    3.3. Những kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mô 75
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 76
    KẾT LUẬN 78
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
    4
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Dịch vụ ngân hàng là một ngành kinh tế đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Phát triển dịch vụ ngân hàng là phát triển năng lực phản ảnh quy mô, tính năng động và xu thế phát triển chung của nền sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường của một quốc gia. Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế đất nước, ngành ngân hàng không ngừng trưởng thành, vững mạnh về quy mô, mạng lưới giao dịch, năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, số lượng, chất lượng sản phẩm ngày càng đa dạng. Sự phát triển này góp phần tích cực trong việc huy động vốn để cho vay, đầu tư , đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng tăng của sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành ngân hàng còn bộc lộ những mặt hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Đối với thành phố Hồ Chí Minh, là một trung tâm kinh tế – xã hội của cả nước, ngành ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế thành phố. Tuy vậy việc phát triển các dịch vụ ngân hàng còn nhiều bất cập, từng dịch vụ của ngân hàng thương mại chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, quy mô của từng dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, đặc biệt tính tiện ích của một số dịch vụ đối với khách hàng chưa cao, hoạt động marketing ngân hàng chưa mạnh, chưa thường xuyên nên tỷ lệ khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng còn hạn chế. Trong điều kiện Việt nam gia nhập WTO, dịch vụ ngân hàng được dự báo sẽ là lĩnh vực cạnh tranh rất khốc liệt khi “vòng” bảo hộ cho ngân hàng thương mại trong nước không còn. Vậy điều gì đang chờ đón các ngân hàng thương mại Việt Nam? Các ngân hàng này
    5
    phải chuẩn bị gì để không bị đẩy ra ngoài cuộc chơi? Phát triển dịch vụ ngân hàng như thế nào để đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế của cả nước nói chung, của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng , vừa phải đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả? Phát triển dịch vụ ngân hàng như thế nào để đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đồng thời đảm bảo yêu cầu chuẩn mực hội nhập kinh tế quốc tế? Đó là những câu hỏi cần phải đi tìm lời giải đáp.
    Với mong muốn tìm một lời giải đáp, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng thương mại, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trên địa bàn thành phố thời kỳ hậu WTO, tác giả chọn đề tài : “Phát triển dịch vụ tài chính của ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ hậu WTO ” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp cao học kinh tế. Hy vọng đề tài sẽ góp phần nhỏ giúp cơ quan hữu quan của thành phố định hướng và có cơ sở giải quyết các vấn đề về hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng trong giai đoạn mới.
    2. Tình hình nghiên cứu.
    Liên quan đến chủ đề nghiên cứu , đã có một số công trình, một số sách và các cuộc hội thảo, bài viết bàn về các khía cạnh khác nhau như nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, xây dựng thương hiệu cho các ngân hàng thương mại, nâng cao hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán . Các bài viết, đề tài có thể khai thác, kế thừa đó là:
    - Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập – Tác giả PGS-TS Thái Bá Cần – Nhà xuất bản Tài Chính – Năm 2004
    6
    - Những hạn chế và thách thức của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tác giả Đoàn Ngọc Phúc – bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 6 tháng 6 năm 2006.
    - Hệ thống ngân hàng Việt nam: đặc điểm và một số dịch vụ cơ bản , tác giả Nguyễn Hồng Sơn – bài viết đăng trên tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 11 tháng 11 năm 2005.
    - Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt nam trong xu thế hội nhập – tác giả PGS-TS Nguyễn Thị Quy – Trường đại học ngoại thương.
    - Các bài viết của các tác giả trong thông tin nghiên cứu của trang Web WWW.tapchiketoan.com.vn bàn về phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
    - Chương trình mục tiêu lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2010 của ngân hàng nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
    Trong các nghị quyết của Đảng bộ thành phố gần đây cũng bàn nhiều về phương hướng, giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng trong thời kỳ mới đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
    Tuy nhiên, để có những giải pháp cơ bản, sâu sắc, sát với tình hình thực tế của dịch vụ ngân hàng của thành phố thời kỳ hậu WTO thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách căn bản, hệ thống. Hơn nữa, đây lại là vấn đề đang đặt ra cấp thiết. Chính vì vậy, tác giả tiếp cận và lựa chọn chủ đề đi sâu vào giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố thời kỳ hậu WTO.
    3. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu.
    7
    Trên cơ sở lý thuyết về phát triển dịch vụ ngân hàng thương mại, đế tài phân tích thực trạng, cơ hội, thách thức của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố, từ đó đưa ra được những giải pháp cơ bản nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng thời kỳ hậu WTO.
    Nhiệm vụ:
    - Trình bày luận cứ khoa học và thực tiễn về sự phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
    - Điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố , tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của những hạn chế yếu kém, những bài học kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng giai đoạn 2001-2006.
    - Đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
    4. Nội dung đề tài:
    Nội dung của đề tài được thể hiện qua kết cấu gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ tài chính của ngân hàng thương mại
    1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
    1.2. Các sản phẩm dịch vụ tài chính của NHTM
    1.3.Một số yếu tố cơ bản về cạnh tranh và phát triển dịch vụ tài chính hậu WTO
    1.4. Ý nghĩa của phát triển dịch vụ tài chính.
    1.5. Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển dịch vụ tài chính
    Chương 2: Thực trạng hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2006
    8
    2.1. Tình hình và chủ trương hoạt động của ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
    2.2. Thực trạng hoạt động và phát triển các dịch vụ tài chính của NHTM khu vực thành phố Hồ Chí Minh những năm vừa qua.
    2.3. Kinh nghiệm bước đầu và những vấn đề đang đặt ra.
    Chương 3 : Một số giải pháp phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ hậu WTO
    3.1. Các căn cứ đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ tài chính NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ hậu WTO.
    3.2.Một số giải pháp cơ bản phát triển dịch vụ tài chính của ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ hậu WTO
    3.3. Những kiến nghị với cơ quản lý vĩ mô
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Dựa trên cơ sở của phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu.
    Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, điều tra xã hội học, phỏng vấn, thu thập tư liệu trong phòng, phân tích, kế thừa, tổng hợp để đưa ra những kết luận theo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
    6. Điểm mới của đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...