MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới , kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ : Nền Kinh tế đang từng bước tham gia và hòa nhập với kinh tế khu vực và thế giới bằng việc ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại song phương , mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, gia nhập ASEAN, APEC và các tổ chức đa biên khác. Quá trình kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ (31/5/2006) và việc đạt được một số thỏa thuận khác cho thấy kết quả chắc chắn Việt Nam sẽ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006. Cùng với những diễn biến nêu trên của nền kinh tế, khu vực ngân hàng của Việt Nam cũng đã có những bước chuyển mình đáng kể. Hiện đã có hơn 30 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, hoạt động tại Việt Nam. Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đã cho phép thành lập các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Từ ngày 1.7.2007, các ngân hàng Mỹ và nước khác sẽ được thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Các ngân hàng này sẽ được nhận tiền gửi bằng tiền đồng Việt Nam không giới hạn từ các pháp nhân Đây chỉ là 2 trong số nhiều “cái được” cho các ngân hàng nước ngoài tại thị trường Việt Nam khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sức hút của thị trường Việt Nam rõ ràng khá hấp dẫn trong mắt các ngân hàng nước ngoài. Bức tranh toàn cảnh thực sự không sáng sủa cho các ngân hàng Việt Nam. Điểm yếu cố hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam là chất lượng hoạt động. “Sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, quản lý không theo tiêu chuẩn quốc tế thể hiện trên nhiều hoạt động như : quản trị rủi ro, tài sản nợ, kiểm toán nội bộ ”. Hoạt động của các ngân hàng trong nước chủ yếu vẫn là tín dụng còn các ngân hàng nước ngoài lại rất mạnh về các dịch vụ ngoài tín dụng. Việc các doanh nghiệp trong nước đang dần chuyển qua giao dịch với các ngân hàng nước ngoài là lời cảnh báo cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trước xu thế đó, để tồn tại và phát triển, dù muốn hay không, phải có một sự “thay da đổi thịt” thật sự trong lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng Việt Nam phải có những nỗ lực hết mình để bắt kịp tiến trình hiện đại hóa ngân hàng, hoàn thiện những dịch vụ truyền thống, tập trung phát triển các ứng dụng ngân hàng hiện đại, không ngừng cải tiến đa dạng hóa , nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh , hội nhập và phát triển. Để bắt kịp tiến trình đó, hiện nay nhiều ngân hàng trong nước đang đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ ngân hàng để thu hút khách hàng đến với mình ngày càng nhiều hơn. Một trong những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Sở giao dịch II – NHCTVN là Phát triển dịch vụ ngân hàng trọn gói chính là lý do mà tôi chọn đề tài này.