Thạc Sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ hậu

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 16/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Dịch vụ ngân hàng là một ngành kinh tế đặc biệt quan trọng trong nền kinh
    tế thị trường. phát triển dịch vụ ngân hàng là phát triển năng lực phản ảnh quy mô,
    tính quy mô và xu thế phát triển chung của nền sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị
    trường của một quốc gia. Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới, phát
    triển kinh tế đất nước, ngành ngân hàng không ngừng trưởng thành, vững mạnh
    về quy mô, mạng lưới giao dịch, năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, số
    lượng, chất lượng sản phẩm ngày càng đa dạng. Sự phát triển này góp phần tích
    cực trong việc huy động vốn để cho vay, đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày
    càng tăng của sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những
    thành tựu đã đạt được, ngành ngân hàng còn bộc lộ những hạn chế, chưa thực sự
    đáp ứng được những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Đối với thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế - xã hội của cả
    nước, ngành ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế thành
    phố. Tuy vậy việc phát triển các dịch vụ ngân hàng còn nhiều bất cập, từng dịch vụ
    của ngân hàng thương mại chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, quy mô của
    từng dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, đặt biệt tính
    tiện ích của một số dịch vụ đối với khách hàng còn chưa cao, hoạt động marketing
    ngân hàng chưa mạnh, chưa thường xuyên nên tỷ lệ khách hàng tiếp cận và sử
    dụng dịch vụ ngân hàng còn hạn chế. Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO,
    dịch vụ ngân hàng sẽ được dự báo là lĩnh vực cạnh tranh rất khốc liệt khi “vòng”
    bảo hộ cho ngân hàng thương mại trong nước không còn. Vậy điều gì đang chờ
    đón các ngân hàng thương mại Việt Nam? Các ngân hàng này phải chuẩn bị gì để
    không bị đẩy ra ngoài cuộc chơi? phát triển dịch vụ ngân hàng như thế nào để đáp
    ứng được nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế cả nước nói chung, của Thành phố
    Hồ Chí Minh nói riêng, vừa phải đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả?
    phát triển dịch vụ ngân hàng như thế nào để đảm bảo nâng cao năng lực cạnh
    tranh của ngân hàng đồng thời đảm bảo yêu cầu chuẩn mực hội nhập kinh tế quốc
    tế? Đó là những câu hỏi cần phải đi tìm lời giải đáp.
    Với mong muốn tìm một lời giải đáp, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ
    tài chính ngân hàng thương mại, đủ sức cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài trên
    địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ hậu WTO, tác giả chọn đề tài: “Phát triển
    dịch vụ ngân hàng của ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
    -1-
    thời kỳ hậu WTO” là đề tài khoá luận tốt nghiệp cao học kinh tế. Hy vọng đề tài sẽ
    góp phần nhỏ giúp cơ quan hữa quan của thành phố định hướng và có cơ sở giải
    quyết các vấn đề về dịch vụ tài chính ngân hàng trong giai đoạn mới.
    2. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu
    Trên cơ sở lý thuyết về phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại, đề tài
    phân tích cơ hội, thực trạng, thách thức của hệ thống ngân hàng thương mại trên
    địa bàn thành phố, từ đó đưa ra được những giải pháp cơ bản nhằm phát triển
    dịch vụ ngân hàng thời kỳ hậu WTO.
    - Trình bày luận cứ khoa học và thực tiễn về sự phát triển dịch vụ tài chính ngân
    hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
    - Điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố,
    tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của những hạn chế yếu kém,
    những bài học kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng giai đoạn
    2001-2006.
    - Đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng đáp
    ứng yêu cầu cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
    Đề tài chủ yếu nghiên cứu các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành
    Phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006. Từ đó đưa ra những giải
    pháp thiết thực đảm bảo hoạt động ngân hàng trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng và
    phát triển ổn định trong thời kỳ hậu WTO.
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Dựa trên cơ sở của phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
    và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu
    Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, điều tra xã hội học, phỏng
    vấn, thu thập tài liệu trong phòng, phân tích, kế thừa, tổng hợp để đưa ra những
    kết luậntheo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
    4. Nội dung đề tài: Nội dung đề tài được thể hiện qua kết cấu gồm 3
    chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng của ngân hàng thương mại
    Chương II: Thực trạng hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng thương mại trên địa
    bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2006
    -2-
    Chương III: Một số giải pháp phát triển dịch vụ tài chính của ngân hàng thương mại
    trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ hậu WTO
    5.
    Hạn chế của nghiên cứu:
    Hạn chế lớn nhất của luận văn nằm ở quy mô và đối tượng khảo sát. Do
    những hạn chế về thời gian và nhân lực, luận văn chỉ khảo sát được những khách
    hàng và doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, đối tượng khảo sát không được
    chọn ngẫu nhiên. Do vậy tính bao quát của số liệu khảo sát bị hạn chế.
    Quá trình phân tích và nhập số liệu chủ yếu bằng phương pháp thủ công,
    không có sự hỗ trợ của các phần mềm nhập số liệu. Vì vậy số liệu không được
    kiểm tra chéo nên có thể có những sai sót trong việc nhập và phân tích số liệu
    khảo sát.
    6.
    Điểm mới của đề tài:
    Đề tài đã phân tích tương đối toàn diện thực trạng dịch vụ ngân hàng
    thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra những giải pháp thiết
    thực có tính chiến lược lâu dài cũng như những giải pháp cần làm ngay sát với tình
    hình kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ hậu WTO. Những đóng góp
    của đề tài là những tư liệu để khảo sát thiết thực giúp cho các cơ quan hữu quan
    nghiên cứu và vận dụng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...