Thạc Sĩ Phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty dịch vụ Cảng cá Cát Lở - VũngTàu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty dịch vụ Cảng cá Cát Lở - VũngTàu

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ vii
    MỞ ĐẦU .1
    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 6
    1.1. Các quan niệm về Logistics và dịch vụ Logistics 6
    1.1.1. Logistics là gì? 6
    1.1.2. Dịch vụ Logistics 7
    1.1.3. Sơ lược về dịch vụ Logistics cảng cá 8
    1. 2. Đặc điểm và vai trò của dịch vụ Logistics 9
    1.2.1. Đặc điểm của dịch vụ Logistics 9
    1.2.2. Vai trò của dịch vụ Logistics 12
    1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ Logistics 18
    1.3.1. Doanh thu các hoạt động dịch vụ Logistics 18
    1.3.2. Chi phí từ các hoạt dộng dịch vụ hậu cần .18
    1.3.3. Chỉ tiêu lợi nhuận 19
    1.3.4. Mức độ thỏa mãn của khách hàng 19
    1.3.5. Các chỉ tiêu về kho, bao bì, vận tải hàng hóa .20
    1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ Logistics 21
    1.4.1. Điều kiện chung về kinh tế, chính trị, xã hội 21
    1.4.2. Môi trường địa lý, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp 23
    1.4.3. Tình hình tài chính của doanh nghiệp .23
    1.4.4. Các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp 23
    1.4.5. Nguồn nhân lực hoạt động hậu cần và kĩ năng quản trị của doanh
    nghiệp 24
    1.4.6. Nhu cầu của khách hàng và tình hình tiêu thụtrên thị trường 24
    1.4.7. Mức độ cạnh tranh trên thị trường về các dịch vụ 25
    1.4.8. Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .25
    1.4.9. Cơ sở hạ tầng phần mềm liên quan đến công nghệ thông tin .26
    - iv -
    1.4.10. Danh mục vật tư hàng hóa sản xuất và tiêu thụ 26
    Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG
    TY DỊCH VỤ CẢNG CÁ CÁT LỞ - VŨNG TÀU 28
    2.1. Tổng quan về Công ty dịch vụ cảng cá Cát Lở -Vũng Tàu .28
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 28
    2.1.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Logistics của Cảng .32
    2.2. Các yếu tố tác động đến dịch vụ Logistics của Công ty Dịch Vụ Cảng cá
    Cát Lở -Vũng Tàu .35
    2.2.1. Điều kiện chung về kinh tế, chính trị, xã hội 35
    2.2.2. Môi trường địa lý, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp 35
    2.3. Thực trạng phát triển các dịch vụ Logistics của Công ty Dịch Vụ Cảng cá
    Cát Lở -Vũng Tàu .40
    2.3.1. Vốn và tài sản của Công ty .40
    2.3.1. Phân tích kết quả kinh doanh đã đạt được củaCông ty 45
    2.3.2. Phân tích hoạt động nhân sự tại Công ty 48
    2.3.4. Tình hình phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty .50
    2.4. Khó khăn và thuận lợi của hoạt động dịch vụ Logistics tại Công ty dịch vụ
    cảng cá Cát Lở - Vũng Tàu .51
    2.4.1 Những thuận lợi .51
    2.4.2. Những khó khăn 52
    2.4.3. Những cơ hội 54
    2.4.4. Những thách thức 56
    2.5. Phân tích ma trận SWOT .62
    Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
    TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ CẢNG CÁ CÁT LỞ - VŨNG TÀU 63
    3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển các dịch vụ Logistics của Công ty 63
    3.1.1. Xu thế phát triển của dịch vụ Logistics trong thời gian tới 63
    3.1.2. Định hướng phát triển kinh doanh Logistics của Công ty dịch vụ
    cảng cá Cát Lở - Vũng Tàu .66
    3.2. Giải pháp chủ yếu phát triển các hoạt động dịch vụ Logistics của Công ty
    dịch vụ cảng cá Cát Lở - Vũng Tàu 67
    3.2.1. Giải pháp 1: Giải pháp về hoàn thiện bộ máy tổ chức 67
    - v -
    3.2.2. Giải pháp 2: Giải pháp về nguồn nhân lực .69
    3.2.3. Giải pháp 3: Giải pháp về vốn và phát triển cơ sở vật chất 70
    3.2.4. Giải pháp 4: Giải pháp về công nghệ thông tin 70
    3.2.5. Giải pháp 5: Xây dựng chợ đấu giá nhằm đảm bảo tính minh bạch về
    giá cả và chất lượng sản phẩm 71
    3.2.6. Giải pháp 6: Giải pháp về dịch vụ khách hàng .72
    Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .75
    4.1. Kết luận 75
    4.2. Một số kiến nghị với Chính phủ .75
    4.2.1. Cải cách thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng 75
    4.2.2. Tăng cường vai trò của Bộ, ngành và cơ quan quản lý cảng cá .80
    4.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .83

    MỞ ĐẦU
    Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn về biển, được đánh giá là một trong
    10 trung tâm đa dạng sinh học biển và một trong 20 vùng biển có nguồn lợi hải sản
    giàu có nhất thế giới. Việt Nam có chỉ số biển khoảng 0,01 cao gấp 6 lần giá trị trung
    bình của thế giới, có bờ biển dài trên 3.260 km. Vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh
    tế của Việt Nam khoảng 0,1 triệu km
    2
    với trên 4.000 đảo lớn nhỏ trải dọc từ Bắc vào
    Nam và hai quần đảo ngoài khơi Hoàng Sa, Trường Sa chiếm vị trí tiền tiêu cực kỳ
    trọng yếu trong Biển Đông. Cùng với diện tích đất liền trên 330 nghìn km
    2
    , hệ thống
    sông ngòi dày đặc với nhiều cửa sông, eo vịnh, đầm phá, đặc điểm 8 vùng sinh thái
    khác nhau, Việt Nam có thể phát triển nuôi trồng thủy sản từ vùng núi, trung du, đồng
    bằng đến các vùng biển đảo và đặc biệt việc phát triển khai thác thủy sản ở hầu hết các
    thủy vực từ vùng ven bờ đến vùng khơi, hay trong nội địa.
    Đó là ưu thế để phát triển việc sản xuất và khai thác thuỷ sản nhằm đáp ứng nhu
    cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sử dụng thựcphẩm thủy sản trong bữa ăn hàng
    ngày đang trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới. Nhu cầu hội nhập ngành thủy sản
    Việt Nam ngày càng sâu rộng vào thị trường thủy sảnThế giới càng trở lên cấp thiết.
    Hơn nữa, để thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và tiếp
    tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cùng với quá trình công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa nghề cá, gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh
    vực: khai thác, nuôi trồng, cơ khí hậu cần dịch vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá
    trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối
    ưu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam.
    Theo chủ trương của Nhà nước về phát triển khai thác hải sản xa bờ, đội tàu cá xa
    bờ ngày càng phát triển. Từ năm 1997, chỉ có trên 1.000 tàu cá đóng theo chương trình
    vay vốn ưu đãi của Nhà nước, đến nay với sự đầu tư của ngư dân đội tàu cá xa bờ đã lên
    đến 24.180 chiếc. Nghề khai thác hải sản xa bờ phát triển không nhữngmang lại lợi ích
    kinh tế đáng kể mà còn có tác dụng giảm áp lực khaithác ven bờ, nơi nguồn lợi hải sản
    đã bị cạn kiệt và góp phần tăng cường bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự trên biển.
    Khai thác hải sản luôn giữ vai trò quan trọng trongngành thuỷ sản đồng thời góp
    phần tăng cường bảo vệ an ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh hải. Những năm gần
    đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành khai thác hải sản đang có những
    chuyển biến tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu theo hướng phát triển vươn ra khơi
    - 2 -
    đánh bắt xa bờ. Để đáp ứng cho việc vươn khơi đánh bắt xa bờ cần có cơ sở hậu cần,
    dịch vụ nghề cá bao gồm:
    - Các cơ sở thiết kế, đóng lắp tàu thuyền;
    - Các cơ sở sản xuất các trang, thiết bị lắp đặt trên tàu;
    - Hệ thống các cảng, bến cá;
    - Hệ thống đảm bảo hàng hải và thông tin liên lạc; các dịch vụ thông tin về ngư
    trường, nguồn lợi, thị trường, cung ứng dịch vụ hậucần trên biển, dịch vụ kho bãi, bốc
    dỡ, xăng dầu, nước đá
    Thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế thị trườngđã được hình thành ở Việt
    Nam: kinh tế Việt đang có tốc độ tăng trưởng cao sovới khu vực. Việc gia nhập khu
    vực Mậu dịch tự do với các nước ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1997), bình
    thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, gia nhập WTO (2006),đầu tư nước ngoài vào Việt
    Nam đã mở ra một thời kỳ mới, tạo nhiều cơ hội pháttriển cho nền kinh tế nước ta,
    trong đó có dịch vụ Logistics.
    Trên thế giới Logistics là một mảng thị trường khá phổ biến nhưng ở Việt Nam
    nó còn khá mới mẻ. Nếu theo tính toán thì chi tiêu hàng năm của một quốc gia cho
    mảng Logistics là rất lớn. Ở những quốc gia có nhiều kinh nghiệm về quản lý chuỗi
    Logistics như các nước Châu Âu và Mỹ thì chi tiêu cho Logistics cũng chiếm tới
    khoảng 10% GDP. Ở các nước đang phát triển thì chi phí này còn cao hơn. Trung
    Quốc chi cho dịch vụ Logistics đã chiếm tới 19% GDP[34].
    Trong bảng xếp hạng thế giới, Việt Nam xếp ở vị tríthứ 53 về hiệu quả hoạt
    động Logistics. So với vị trí thứ 1 của Singapore, thì Việt Nam vẫn còn ở tương đối
    xa. Nếu so sánh riêng trong khu vực ASEAN (không tính đến Brunei), thì Việt Nam ở
    vị trí thứ 5 sau Singapore, Malaysia, Thailand và Indonesia. Ở vị trí này, hệ thống
    Logistics của Việt Nam được đánh giá trung bình so với mức tốt nhất của Singapore.
    Để góp phần hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của dịch vụ Logistics trong khai
    thác cảng cá của Việt Nam trong thời gian tới của ngành Thủy sản nói riêng và nền
    kinh tế đất nước nói chung, Tôi chọn đề tài“Phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty
    dịch vụ Cảng cá Cát Lở - Vũng Tàu” nhằm mục tiêu:
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về Logistics – khả năng ứng dụng
    và phát triển trong kinh doanh của Công ty.
    - 3 -
    - Phân tích và đánh giá thực trạng dịch vụ Logistics của Công ty dịch vụ Cảng
    cá Cát Lở - Vũng Tàu.
    - Đề xuất những giải pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các dịch vụ
    Logistics của Công ty dịch vụ Cảng cá Cát Lở - VũngTàu, đáp ứng nhu cầu phát triển
    kinh doanh của Cảng cá và đảm bảo cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho khách hàng với
    tổng chi phí nhỏ nhất, kịp thời nhất, góp phần nângcao hiệu quả hoạt động kinh doanh
    của công ty trong thời gian tới.
    1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
    - Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về Logistics ở các Công ty, khẳng định vai trò
    và tính tất yếu của các hoạt động Logistics.
    - Thông qua việc nghiên cứu các dịch vụ Logistics đầu vào và đầu ra, đề tài rút
    ra những đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics của Cảng cá.
    - Khẳng định Logistics là một xu hướng tất yếu của mọi hoạt động sản xuất,
    kinh doanh.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics và hoạt
    động của cảng cá nói chung và cảng cá Cát Lở nói riêng.
    - Đề xuất xây dựng các quy định quản lý cảng cá, vàtổ chức các hoạt động
    Logistics của Cảng cá, từng bước góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa
    ngư nghiệp, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của ngành thủy
    sản cả nước.
    2. Một số hướng nghiên cứu
    - Nghiên cứu phát triển hệ thống Logistics của ngành Thủy sản.
    - Nghiên cứu phát triển hệ thống Logistics của cảngcá.
    - Nghiên cứu phát triển dịch vụ Logistics trong Khai thác thủy sản.
    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    - Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ Logistics đầu vào và đầu ra của Công ty dịch vụ
    cảng cá Cát Lở trong kinh doanh.
    - Đối tượng nghiên cứu: Các dịch vụ chủ yếu về Logistics của Công ty dịch vụ
    cảng cá Cát Lở từ năm 2006-2010.
    - 4 -
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp thu thập số liệu
    Thu thập các số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Khai
    thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu: Số liệu về tàu thuyền, công suất
    tàu và trang thiết bị thông tin hàng hải, cở sở hậucần nghề cá .
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
    Trước khi tiến hành điều tra thực địa, tác giả sử dụng phương pháp kế thừa/phân
    tích tài liệu có sẵn để bước đầu nắm được những vấnđề liên quan đến kinh tế xã hội,
    hoạt động khai thác hải sản cùng với những chủ trương, chính sách liên quan đến phát
    triển nghề khai thác hải sản của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Kết quả của phương pháp nghiên
    cứu này là nắm được tổng quan vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, giúp cho việc chọn
    mẫu được chính xác hơn. Đồng thời, phương pháp này giúp cho việc tìm hiểu, phát hiện
    những khía cạnh nghiên cứu chưa được đề cập.
    4.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung
    Việc hình thành và tổ chức các hoạt động khai thác hải sản cũng như các chủ
    trương, chính sách liên quan đến phát triển khai thác hải sản là vấn đề cá nhân - Xã hội,
    cộng đồng - Nhà nước rất phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của xã hội, của
    cộng đồng ngư dân. Do đó, nghiên cứu này sẽ sử dụngphương pháp thảo luận nhóm
    gồm các hộ gia đình, các chủ tàu, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, cấp xã.Từ đó rút
    ra được các vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu và pháttriển để hoàn thiện Luận văn .
    Để cung cấp các thông tin định tính, nhanh và kháchquan, khi tiến hành phương
    pháp thảo luận nhóm, Tôi sử dụng phương pháp nghiêncứu có sự tham gia (PRA) dành
    cho đối tượng thu thập thông tin là cộng đồng ngư dân. Với phương pháp PRA sẽ tiếp
    xúc làm việc với các bên liên quan để thấy rõ nhữngphát hiện hay kết quả nghiên cứu
    không phản ánh quan điểm chủ quan của nhà nghiên cứu mà là của đối tượng nghiên cứu.
    - 5 -
    4.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
    Phương pháp định lượng sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến. Trên cơ sở dữ
    liệu và các tài liệu thu thập được sử dụng phương pháp SWOT để phân tích và đánh
    giá. Đồng thời, tiến hành phân tích tính hiệu quả và mức độ ảnh hưởng đến sự phát
    triển hoạt động của cảng, dựa trên tiêu chí hiệu quả và bền vững từ đó xác định và
    định lượng được hiệu quả của các chính sách đến quátrình sản xuất về mặt kinh tế và
    xã hội.
    4.3. Xử lý, phân tích các số liệu, thông tin thu thập
    Hiệu chỉnh số liệu thu được trong quá trình phỏng vấn.
    Xử lý và phân tích số liệu.
    Việc xử lý thông tin và số liệu thu thập được chủ yếu triển khai nhờ sử dụng
    máy tính và theo nhóm chuyên đề trên Excel. Các dữ liệu định tính được xử lý, phân
    tích thống kê mô tả và tổng hợp.
    Các số liệu được tổng hợp và phân tích theo các bảng biểu, bao gồm: bảng số
    liệu chung, các bảng tương quan, so sánh có kèm theo các chỉ số trắc nghiệm số thống
    kê để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu.
    Cơ sở dữ liệu được thiết lập dựa trên các kết quả đánh giá theo các chỉ số, tiêu
    chí đã được xác định.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị luận văn được kết cấu bao gồm 4
    chương:
    Chương 1. Những vấn đề chung về dịch vụ Logistics.
    Chương 2. Thực trạng phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty dịch vụ cảng cá
    Cát Lở - Vũng Tàu.
    Chương 3. Giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty dịch vụ
    cảng cá Cát Lở - Vũng Tàu.
    Chương 4. Kết luận và kiến nghị.
    - 6 -
    Chương 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS
    1.1. Các quan niệm về Logistics và dịch vụ Logistics
    1.1.1. Logistics là gì?
    Bước vào thế kỷ XX, nhờ áp dụng những kỹ thuật sản xuất tiên tiến và những
    thành tựu khoa học công nghệ mới làm cho nền sản xuất vật chất của xã hội đạt được
    năng suất lao động cao. Nhưng muốn tối ưu hóa quá trình sản xuất kinh doanh, giảm
    giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thì cần phải cải tiến và
    hoàn thiện hệ thống quản lý phân phối vật chất để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại do
    tồn kho, ứ đọng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong quá trình sản
    xuất và lưu thông. Hệ thống phân phối vật chất này còn gọi là “Logistics”.
    Vậy Logistics là gì? Ban đầu Logistics được sử dụngnhư một từ chuyên môn
    trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậucần. Napoleon đã từng định nghĩa:
    Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội. Sau này cùng với sự phát triển
    của kinh tế xã hội người ta sử dụng nó rộng rãi trong sản xuất kinh doanh, được lan
    truyền từ nước này sang nước khác, từ châu lục này sang châu lục kia hình thành nên
    Logistics toàn cầu. Logistics đã phát triển rất nhanh chóng và hiện nay nó được ghi
    nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụhữu hiệu mang lại thành công
    cho các doanh nghiệp cả trong lĩnh vực sản xuất lẫndịch vụ. Hiện nay có rất nhiều
    định nghĩa khác nhau về Logistics:
    Theo hội đồng quản trị Logistics Mỹ: “Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực
    hiện và kiểm soát hiệu quả chi phí của dòng và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành
    phẩm và các thông tin có liên quan từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ, nhằm mục
    đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng”.
    Theo tác giả Donald J.Bowersox – CLM Proceeding- 1987: “Logistics là một
    nguyên lý đơn lẻ nhằm hướng dẫn quá trình lên kế hoạch, định vị và kiểm soát các
    nguồn nhân lực và tài lực có liên quan tới hoạt động phân phối vật chất, hỗ trợ sản
    xuất và hoạt động mua hàng”.
    Theo cuốn “ An Intergrated Approach to Logistics Management” của viện kỹ
    thuật công nghệ Florida-Mỹ: “Logistics là việc quảnlý sự vận động và lưu giữ của
    nguyên vật liệu vào trong doanh nghiệp của hàng hóatrong lúc sản xuất tại doanh
    nghiệp và hàng thành phẩm đi ra khỏi doanh nghiệp”.
    - 7 -
    Theo ủy ban quản lý Logistics của Mỹ: “Logistics làquá trình lập kế hoạch,
    chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo
    quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán
    thành phẩm và thành phẩm cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản
    xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng nhu cầu của
    khách hàng”.
    Theo giáo sư người Anh Martin Christopher thì “Logistics là quá trình quản trị
    chiến lược công tác thu mua vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành
    phẩm (và dòng thông tin tương ứng) trong một doanh nghiệp và qua các kênh phân
    phối của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua việc
    hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất”.
    Theo quan điểm đúng thì “ Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến
    đúng khách hàng một cách đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời
    gian với chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm”.
    Như vậy, Logistics là nghệ thuật và khoa học của quản lý và điều chỉnh luồng di
    chuyển của hàng hóa, năng lượng, thông tin và nguồnnhân lực như sản phẩm dịch vụ
    và con người, từ nguồn lực của sản xuất đến thị trường. Nó thể hiện sự hợp nhất của
    thông tin liên lạc, vận tải, tồn kho, lưu kho, giaonhận nguyên liệu, bao bì đóng gói.
    1.1.2. Dịch vụ Logistics
    Khi nói đến Logistics, cần phải đề cập tới khái niệm dịch vụ Logistics. Nếu như
    ở Việt Nam, Logistics còn là một dịch vụ mới mẻ thìtrên thế giới đã là một dịch vụ
    hoạt động lâu năm với nhiều tập đoàn hoạt động với quy mô toàn cầu như: Maersk
    Logistics, Mitsui OSK, APL .Tuy nhiên, với một nềnsản xuất phát triển mạnh mẽ,
    nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao. Nếu chỉ tính theo tỷ lệ trên đây thì phí dịch vụ
    Logistics trên thị trường Việt Nam có một doanh số khổng lồ và hứa hẹn tốc độ tăng
    trưởng rất mạnh mẽ.
    Theo ông Bùi Văn Trung - Tổng Công ty Hàng hải ViệtNam, nói một cách đơn
    giản, dịch vụ Logistics là việc thực hiện và kiểm soát toàn bộ hàng hóa cùng những
    thông tin có liên quan từ nơi hình thành nên hàng hóa cho đến điểm tiêu thụ cuối cùng.
    Ông Hồ Kim Lân - Tổng thư ký Hiệp hội Cảng biển nhận định, Logistics là một hoạt
    động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng
    quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ban công tác về gia nhập WTO của Việt Nam (2006), Biểu cam kết cụ thể về
    thương mại và dịch vụ, Hà Nội.
    2. Phạm Thị Thanh Bình (2009), Phát triển dịch vụ Logistics trong tiến trình hình
    thành cộng đồng kinh tế ASEAN, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
    3. Kurt Bình (2006), Giải phẫu thị trường Logistics Việt Nam, Tạp chí Hàng hải Việt Nam.
    4. Kurt Bình (2006), 25 công ty 3PL hàng đầu thế giới – Lớn hơn đồng nghĩa với tốt
    hơn,Tạp chí Vietnam shipper.
    5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ đến
    2020, Hà Nội.
    6. Bộ phận nghiên cứu và tư vấn - Chuỗi cung ứng SCM (2008), Báo cáo khảo sát về
    Logistics, Hà Nội.
    7. Bộ Thương Mại (2006), Báo cáo của Ban công tác – Biểu cam kết về dịch vụ của
    Việt Nam với WTO.
    8. Triệu Hồng Cẩm (2006), Vận tải Quốc tế và Bảo hiểm vận tải Quốc tế, Nhà xuất
    bản Văn Hóa Sài Gòn.
    9. Lý Bách Chấn (2010), Lý luận hiện đại về Logistics và chuỗi cung ứng, NXB Thống
    kê.
    10. Đặng Đình Đào, Vũ Thị Minh Loan (2010), Một số vấn đề về phát triển dịch vụ
    Logistics ở nước ta,Tạp chí Khoa học Thương mại.
    11. Đặng Đình Đào (2010), Phát triển dịch vụ Logistics ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế
    và Phát triển.
    12. Nguyễn Hữu Duy (2006), Thị trường Logistics Việt Nam dưới góc nhìn 3LP, Tạp
    Chí Chủ hàng Việt Nam – Vietnam shippre.
    13. Trần Anh Dũng (2006), Phát triển Logistics trong vận tải ở Việt Nam, Tạp chí
    hàng hải Việt Nam.
    14. Nguyễn Hướng Dương (2010), Phác thảo chiến lược phát triển thị trường dịch vụ
    Logistisc Việt Nam đến năm 2020.
    15. Nguyễn Hiếu (2007), Chọn nhà cung cấp Logistics, Tạp Chí Chủ hàng Việt Nam –
    Vietnam shippre.
    16. Đức Hoàng (2006), Logistics Việt Nam yếu toàn diện, Thời báo kinh tế.
    17. Đặng Thị Thu Hương (2010) Phát triển các doanh nghiệp Logistics ở nước ta, Tạp
    chí Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội.
    - 84 -
    18. Kế hoạch và Đầu tư (2007), Bối cảnh trong nước, quốc tế và nghiên cứu xây dựng
    Chiến lược 2011 -2020, Hà Nội.
    19. Trần Minh Khôi (2006), Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất hàng lẻ (LCL) bằng
    container đáp ứng yêu cầu cung ứng dịch vụ Logistics trong giai đoạn hiện nay,
    Thành phố Hồ Chí Minh.
    20. Luật Thương mại, số 36/2005/QH11.
    21. Phạm Bình Minh (2010), Cục diện Thế giới đến 2020, NXB Chính trị Quốc gia.
    22. Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết
    Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm
    đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics.
    23. Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 29/10/2009 của Chính phủ Quy định về vận tải đa
    phương thức tại Việt Nam.
    24. Nhà xuất bản Tư pháp (2007), Những nội dung cơ bản của Luật Thương Mại năm 2005.
    25. Niên giám Thống kê (2009), Nhà xuất bản Thống kê.
    26. Đỗ Xuân Quang (2008), nguồn nhân lực ngành Logistics tại Việt Nam,NXB
    Thống kê.
    27. Quyết định 35/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều
    chỉnh chiến lược phát triển Giao thông Vận tải đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
    28. Quyết định 2190/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch
    phát triển Hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
    29. Nguyễn Hồng Sơn (2006), “ Gia nhập WTO: Cơ hội và thách thức đối với khu vực
    dịch vụ Việt Nam”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế Giới tr.39-53.
    30. Nguyễn Hoàng Tiệm (2006), Phát triển dịch vụ đa phương thức – Một thách thức
    lớn đối với Việt Nam,Tạp chí Hàng hải Việt Nam.
    31. Nguyễn Như Tiến (2006), Những nhân tố cản trở sự phát triển Logistics ở Việt
    Nam, Tạp chí Hàng hải Việt Nam.
    32. Đoàn Thị Hồng Vân (2003), Logistics - Những vấn đề cơ bản, NXB Thống kê.
    33. Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Quản trị Logistics, Nhà xuất bản Thống kê.
    34. Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Phát triển hiệu quả dịch vụ Logistics, Tạp chí Phát
    triển kinh tế.
    35. Trung tâm Thông tin và Dự báo KT-XH Quốc gia (2008), Dự báo tăng trưởng kinh
    tế Việt Nam trong bối cảnh xu thế phát triển của ki nh tế thế giới đến 2020, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...