Luận Văn Phát triển dịch vụ Logistics đối với loại hình doanh nghiệp 3PL ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012 và đị

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề án năm 2012 dài 57 trang
    Đề tài: Phát triển dịch vụ Logistics đối với loại hình doanh nghiệp 3PL ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012 và định hướng đến 2015




    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính tất yếu
    Trong tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay, tính hiệu quả trong hoạt động là yếu
    tố then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh
    nghiệp đã đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để đạt được hiệu quả trong toàn bộ các hoạt
    động của doanh nghiệp từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất đến khâu cuối cùng
    của quá trình phân phối. Logistics đã ra đời như một giải pháp hữu hiệu để giúp
    doanh nghiệp giải quyết vấn đề này và đang có vai trò ngày càng quan trọng đối
    với sự thành công của doanh nghiệp.
    Hiện nay, để đạt được hiệu quả cao hơn và sử dụng tối ưu nguồn lực có hạn của
    mình, các doanh nghiệp đang dần gia tăng việc chuyển sang thuê ngoài các dịch vụ
    Logistics từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp thay vì tự mình thực hiện những hoạt
    dộng này. Chính vì vậy, sự xuất hiện và tồn tại của các doanh nghiệp Logistics là
    một tất yếu của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
    Việt Nam được đánh giá là một thị trường Logistics tiềm năng và đang ngày
    càng mở rộng sau khi nước ta gia nhập WTO cũng như sự xuất hiện ngày càng
    nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài. Để đáp ứng mức nhu cầu khổng lồ đó, các
    doanh nghiệp Logistics Việt Nam ra đời bên cạnh sự xuất hiện của hàng loạt các
    công ty Logistics toàn cầu có tiềm lực tài chính lớn như APL, UPS . Trước khi
    gia nhập WTO, các doanh nghiệp Logistics trong nước có thể dễ dàng cạnh tranh
    và tham gia vào thị trường nội địa dưới sự bảo hộ của nhà nước. Tuy nhiên, sau khi
    cam kết mở cửa hoàn toàn ngành dịch vụ Logistics trong vòng 5-7 năm sau khi gia
    nhập WTO được thực hiện thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp không ít khó
    khăn trong cạnh tranh với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài khi mà họ được
    phép hoạt động bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước.
    Trước thực tế đó, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam phải ý thức được khả
    năng của mình cũng như những cơ hội và thách thức mang lại khi thị trường được
    tự do hóa để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh
    và mở rộng thị trường doanh nghiệp. Để làm sáng tỏ những vấn đề này cũng như
    đáp ứng nhu cầu học tập, em lựa chọn thực hiện đề án môn học với đề tài “Phát
    triển dịch vụ Logistics đối với loại hình doanh nghiệp 3PL ở Việt Nam giai
    đoạn 2007-2012 và định hướng đến 2015”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đánh giá thực trạng kinh doanh Logistics của các công ty Việt Nam hiện nay
    (với tư cách là 3PL) đồng thời với việc đánh giá việc thực hiện vai trò của
    Logistics đối với kinh tế quốc gia trước xu thế chung của thế giới.
    Định hướng cho sự phát triển của các doanh nghiệp 3PL đến năm 2015 cũng
    như đề xuất giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại giúp cho các doanh nghiệp
    Logistics Việt Nam cạnh tranh và phát triển trong môi trường WTO.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng
    Phát triển dịch vụ Logistics đối với loại hình doanh nghiệp 3PL ở Việt Nam.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Về chủ thể: Các doanh nghiệp 3PL ở Việt Nam.
    Về thời gian: Tập trung vào giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO từ 2007
    đến 2012, từ đó đưa ra định hướng phát triển đến năm 2015.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, so sánh,
    Nguồn dữ liệu được thu thập từ: Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu kinh tế
    và phát triển - Đại học Kinh tế quốc dân, Tổng cục đường bộ Việt Nam, Tổng công
    ty đường sắt Việt Nam, và từ mạng Internet.
    5. Kết cấu
    Chương 1: Đặc trưng phát triển dịch vụ Logistics đối với loại hình doanh
    nghiệp 3PL
    Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ Logistics đối với loại hình doanh
    nghiệp 3PL ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012
    Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics đối với loại
    hình doanh nghiệp 3PL ở Việt Nam đến năm 2015



    CHƯƠNG 1
    ĐẶC TRƯNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS ĐỐI VỚI
    LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 3PL
    1.1.Đặc trưng phát triển
    1.1.1.Quá trình phát triển loại hình doanh nghiệp 3PL
    “Logistics bên thứ ba” (3PL): là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực
    hiện các dịch vụ Logistics cho từng bộ phận chức năng, ví dụ: thay mặt cho người
    gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho
    người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng hóa tới địa điểm quy
    định Do đó, 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân
    chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin và có tính tích hợp vào chuỗi cung ứng
    của khách hàng. Sử dụng phương thức này có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng các
    công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động Logistics, có thể là toàn bộ quá trình
    quản lý Logistics hoặc chỉ một số hoạt động có chọn lọc. Đây được coi là một liên
    minh chặt chẽ giữa các công ty và nhà cung cấp dịch vụ Logistics, nó không chỉ
    nhằm thực hiện các hoạt động Logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi
    ích theo một hợp đồng hợp tác dài hạn.
    Các 3PL bắt đầu xuất hiện từ khoảng những năm 70, 80 của thế kỷ XX khi mà
    các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của mình do
    sự giới hạn của nguồn lực và chuyển dần sang thuê ngoài các hoạt động Logistics
    nhằm phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vào thời điểm này,
    các doanh nghiệp không chỉ cần ở nhà cung cấp Logistics những dịch vụ giao nhận
    vận tải riêng lẻ nữa mà họ yêu cầu người cung ứng dịch vụ cung cấp cho họ dịch
    vụ tích hợp trọn gói toàn bộ các dịch vụ truyền thống trước đây dưới hình thức hợp
    đồng hợp tác liên tục và dài hạn. Cùng với đó là sự phát triển của các công ty
    Logistics thuê ngoài: họ đã mở rộng hoạt động của mình về khu vực địa lý, hàng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...