Tiến Sĩ Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (BSS) trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ . ix
    DANH MỤC HÌNH x
    MỞ ĐẦU . 1

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ 8
    KINH DOANH .
    . 8

    1.1 Sự phát triển của các nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh . 8
    1.1.1 Các nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trên thế giới 8
    1.1.2 Các nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Việt Nam . 15
    1.1.3 Các nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở tỉnh Bắc Ninh 18
    1.1.4 Đánh giá chung và khoảng trống nghiên cứu . 19
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23

    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 24

    2.1 Quan điểm về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trong khu công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp . 24
    2.1.1 Quan điểm về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh 24
    2.1.2 Quan điểm về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trong khu công nghiệp 26
    2.1.3 Quan điểm về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp . 27
    2.1.4 Đặc điểm dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
    kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp 28
    2.1.5 Phân loại dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

    kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp 32

    2.1.6 Tính cấp thiết của việc phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết
    cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp 36
    2.1.7 Xu hướng phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp 39
    2.1.8 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ 40
    2.2 Các lý thuyết và mô hình làm cơ sở phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp . 45
    2.2.1 Lý thuyết cung – cầu của Paul A. Samuelson và William D.
    Nordhaus (1989) 46
    2.2.2 Lý thuyết năm mức độ của sản phẩm, dịch vụ của P. Kotler (1960s) 47
    2.2.3 Mô hình các yếu tố của cung và cầu tác động đến xu hướng phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của Field, Hitchin and Bear (2000) 48
    2.2.4. Mô hình về mối liên hệ giữa nhận thức về giá, chất lượng cảm nhận và giá trị cảm nhận ảnh hưởng xu hướng tiêu dùng của Tung- Zong Chang và Albert R.Wildt (1994) . 49
    2.3 Mô hình nghiên cứu . 50
    2.4. Các giả thuyết 52
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 56

    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 57

    3.1 Phương pháp sử dụng trong luận án . 57
    3.2 Quy trình nghiên cứu 57
    3.3 Thu thập dữ liệu . 60
    3.4 Xây dựng thang đo . 60
    3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu . 63

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 65

    CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HỖ TRỢ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẮC NINH . . 66
    4.1 Khái quát về tình hình phát triển khu công nghiệp ở Bắc Ninh những năm qua 66
    4.1.1. Tình hình quy hoạch, thu hút và quản lý các khu công nghiệp ở
    tỉnh Bắc Ninh . 66
    4.1.2 Đánh giá chung 70
    4.2 Thực trạng cung cấp và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp ở tỉnh
    Bắc Ninh 71
    4.2.1 Thống kê mô tả mẫu . 71
    4.2.2 Phân tích tình hình phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 73
    4.3 Phân tích đánh giá của doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp 83
    4.3.1 Phân tích đánh giá của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ . 83
    4.3.2 Phân tích đánh giá của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp . 85
    4.3.3 Phân tích đánh giá của các chuyên gia thuộc cơ quan, ban ngành về việc cung cấp và sử dụng dịch vụ và tác động của chính sách tới phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật
    trong khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh . 88
    4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh . 92
    4.4.1 Kiểm định dạng phân phối của các thang đo . 93
    4.4.2 Kiểm định giá trị của biến 94
    4.4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 96
    4.5. Kiểm định hệ số tương quan . 99
    4.6. Kiểm định giả thuyết 100
    4.7 Kiểm định ANOVA . 102
    4.8 Kết quả kiểm định giả thuyết . 103
    4.9 Thảo luận và kết luận . 107
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 108

    CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HỖ TRỢ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG
    KỸ THUẬT TRONG KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẮC NINH
    . 110

    5.1 Định hướng phát triển các KCN và phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trong KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 110
    5.1.1 Định hướng phát triển các KCN tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 . 110
    5.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trong KCN tỉnh
    Bắc Ninh đến năm 2020 . 111
    5.2 Các quan điểm phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
    5.3 Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng
    kỹ thuật trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh . 112
    5.3.1. Nhóm giải pháp phát triển khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp ở tỉnh
    Bắc Ninh . 112
    5.3.2. Nhóm giải pháp kích cầu tiêu dùng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết
    cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh . 123
    5.4 Kiến nghị 132
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 134

    KẾT LUẬN 135
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 138



    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của nghiên cứu


    Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Cùng với tiến trình hội nhập đó, phát triển khu công nghiệp (KCN) trở thành một hình thức tổ chức phát huy ưu thế của năng lực hội tụ và hiệu quả kinh tế theo quy mô. Về tổng quan, các KCN đã góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu và đem lại tăng trưởng kinh tế cao, tạo nguồn thu ngân sách và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
    Tuy nhiên, là chưa đủ để mô hình này phát huy hết lợi thế vốn có nếu thiếu đi sự phát triển của dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (DVHTKD) phục vụ cho các doanh nghiệp trong các KCN. Điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển chung trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức hiện nay. Hơn bốn mươi năm trước, Victor R. Fuchs (1968) đã nói “ngày nay, cả thế giới đã bước sang một nền kinh tế mới, nền kinh tế dịch vụ”. DVHTKD nói chung tham gia vào mọi công đoạn của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Các dịch vụ này, từ hỗ trợ các hoạt động đầu nguồn (như dịch vụ nghiên cứu, cung cấp điện, nước ) hay giữa nguồn (như dịch vụ kế toán, tư vấn luật ) cho tới các hoạt động cuối nguồn (như dịch vụ cho thuê kho bãi, xử lý chất thải ), đóng vai trò quan trọng trong việc “cân bằng hóa” sự phát triển của các KCN.
    Trong số hơn 100 loại DVHTKD cho các doanh nghiệp trong KCN, các dịch vụ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật (trong luận án, tác giả sử dụng thuật ngữ DVHTKD kết cấu hạ tầng kỹ thuật) trong KCN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định tới khả năng thu hút đầu tư, sự phát triển của các KCN về thời gian đi vào hoạt động cũng như chất lượng hoạt động. Ở đâu có kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong KCN hoàn chỉnh thì ở đó thu hút đầu tư khá thuận lợi. Ngược lại, cho dù địa phương có áp dụng chính sách ưu đãi tới mức cao nhất, nhưng hệ thống kết
    cấu hạ tầng kỹ thuật yếu kém, thì việc thu hút được các dự án đầu tư vẫn rất khó khăn. Chính vì vậy, làm thế nào để phát triển DVHTKD kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong KCN nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các KCN càng trở nên quan trọng.
    Trong số các tỉnh, thành phố trên cả nước, Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất. Với diện tích hơn 800km2, dân số gần 1 triệu người, tỉnh Bắc Ninh có vị trí địa lý hết sức thuận lợi: cách Thủ đô Hà Nội
    30km; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 40km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển Quảng Ninh 110km; cách cửa khẩu Lạng Sơn – Trung Quốc 115km. Hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A; đường cao tốc 18, quốc lộ 38; trục đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc; tuyến đường sắt Yên Viên – Bắc Ninh – Quảng Ninh [6].
    Không chỉ có lợi thế về địa lý, tốc độ tăng trưởng của Bắc Ninh cũng luôn đạt mức cao. Ngay cả trong bối cảnh kinh tế khó khăn như năm 2011, Bắc Ninh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, lên tới 16,2%. Tính đến hết năm 2011, Bắc Ninh có 15 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng diện tích 6.847 ha; đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng diện tích 5.961 ha, đạt 87,06% (5.961ha/6.847ha); cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 14 Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, tổng vốn đầu tư 860,33 triệu USD. Trong đó, có 09 KCN đang triển khai xây dựng và đi vào hoạt động. Đến năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu xây dựng 17 KCN tập trung và hơn 40 khu, cụm công nghiệp nhỏ, vừa, làng nghề [6].

    Cùng sự phát triển của các KCN, DVHTKD kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong KCN tỉnh Bắc Ninh cũng đã và đang được quan tâm cả về số lượng và chất lượng, với mong muốn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh trong KCN và làm tăng năng lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào KCN. Tuy nhiên, các dịch vụ này chưa phát huy hết vai trò vốn có của nó, chưa đáp ứng yêu cầu thực sự của các doanh nghiệp, gây lãng phí về chi phí đầu tư, làm giảm khả năng cũng như hiệu quả phát triển KCN. Theo báo cáo tổng kết năm 2011 của Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh, “hầu như trong các KCN, đặc biệt là KCN do doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư, việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN theo quy hoạch được duyệt chưa được giám sát chặt chẽ, dẫn tới việc các địa phương và chủ đầu tư xây dựng KCN không tuân thủ quy hoạch hoặc không thực hiện các hạng mục công trình theo quy hoạch (như hệ thống xử lý nước thải, chất thải, .). Do các công trình hạ tầng đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, lợi ích kinh tế trực tiếp không lớn, thời gian xây dựng kéo dài . làm giảm tính đồng bộ dẫn đến giảm hiệu quả của hệ thống hạ tầng, giảm tính hấp dẫn với nhà đầu tư”[2]. Những nhận định bước đầu này cho thấy, DVHTKD kết cấu hạ tầng kỹ thuật là điều kiện tiên quyết cho việc thu hút doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong KCN ở Bắc Ninh nhưng do chưa có được cơ sở khoa học cho những điều chỉnh trong cung ứng dịch vụ nên hiệu quả còn hạn chế.
    Với những phân tích trên đây tác giả đã lựa chọn đề tài luận án “Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (BSS) trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh”, trong đó tập trung chủ yếu vào việc phát triển các DVHTKD kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong KCN tỉnh Bắc Ninh làm đề tài nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...