Tiến Sĩ Phát triển dịch vụ bao thanh toán trong xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/10/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT LA TIẾN SĨ
    NĂM 2014



    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của luận án
    Dịch vụ bao thanh toán hiện được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước và vùng
    lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu và Châu Mỹ. Lý do để các nước phát
    triển dịch vụ này là vì họ muốn có một phương thức thanh toán cởi mở hơn so với
    phương thức tín dụng chứng từ, ví dụ như phương thức chuyển tiền hay phương
    thức ghi sổ (mà thực chất là người bán bán chịu hàng hóa cho người mua) để có
    thể đẩy mạnh xuất khẩu nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn và sử dụng vốn có hiệu
    quả. Vì vậy, bao thanh toán - một phương thức hỗn hợp giữa thanh toán, tín dụng
    và bảo hiểm đã ra đời và trở thành một xu thế phát triển trong thương mại quốc tế.
    Tại nhiều nước, các ngân hàng, các công ty tài chính đóng vai trò rất tích
    cực hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong lĩnh vực này. Ở Việt nam, bao thanh
    toán bắt đầu được khởi động từ năm 2004, khi NHNN ban hành Quy chế hoạt
    động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, tuy nhiên, cho đến nay dịch vụ này
    vẫn chưa thực sự phát triển. Doanh số dịch vụ bao thanh toán của Việt Nam vẫn
    còn rất hạn chế do việc triển khai dịch vụ này ở Việt Nam không hề đơn giản bởi
    cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi Việt Nam đã là thành
    viên của Tổ chức Thương mại thế giới, do mức độ cạnh tranh khắc nghiệt, các
    doanh nghiệp buộc phải chủ động cải thiện điều kiện thanh toán của mình để nâng
    cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu (XK). Để đáp ứng nhu
    cầu đó thì việc phát triển dịch vụ bao thanh toán là một tất yếu. Điều này đòi hỏi
    phải nhận thức rõ vai trò của dịch vụ này cả về lý luận và thực tiễn. Với thực tế
    hiện nay ở Việt Nam chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề này một cách
    đầy đủ, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển dịch vụ bao thanh toán
    trong xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam” nhằm nghiên cứu về lý luận và thực tiễn
    phát triển dịch vụ bao thanh toán trong xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam.
    2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
    đến đề tài
    Bao thanh toán (thuật ngữ chung chỉ cả hai dịch vụ: Factoring và Forfaiting)
    là những sản phẩm tài chính đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, vì vậy cũng đã
    có nhiều nghiên cứu về bao thanh toán được thực hiện ở trong và ngoài nước.
    Các nghiên cứu ngoài nước
    Về dịch vụ factoring, có: Cuốn sách “Marketing Internationnal Factoring”, 2000,
    Neitherland của Hiệp hội Factoring quốc tế - FCI; Công ước UNIDROIT về bao thanh
    toán quốc tế được thông qua ngày 28/5/1988 tại Ottawa – Canada (UNIDROIT
    Convention on International Factoring – Ottawa, Canada, 28 May 1988); Qui tắc chung về
    Factoring quốc tế của Hiệp hội Factoring quốc tế (General Rules For International
    Factoring – FCI); “Reducing the Cash Gap by Factoring” của Daniel J. Borgia, Ph.D và
    Deanna O. Burgess, Ph.D (Assistant Professor of Finance College of Business Florida
    Gulf Coast University), hay cuốn “Factoring as a financing: Evidence from the UK”,
    Khaled Soufani – Assitant Professor, Department of Finance Concordia University,
    Montreal, Quebec, Canada;
    Về dịch vụ forfaiting, có cuốn “Innovative Export Financing: Factoring and
    Forfaiting”, Business America 114 (No.1, January 11), Ring, Mary Ann, 1993, hay cuốn
    “Forfaiting A use’s Guide What is it, Who uses it and Why?” John F Moran, Jr (Vice
    President of the British American Forfaiting Company), 2002. Ngoài ra còn có: “What is
    forfaiting?”, Inc. D& B Reports. New York: Sep/Oct 1993. Vol.42, Iss.5, p.46 (1 pp.),
    McDermott, Kevin. Dun and Bradstreet, hoặc “The ins and outs of forfeiting”, Global
    Trade & Transportation, Philadelphia: May 1993, Vol. 113, Iss. 5, p.20 (2 pp.), Ring, Mary
    Ann, hay cuốn “Forfaiting - an Introduction”, Finanz AG Zurich, Switzerland, 2001;
    Các nghiên cứu trong nước:
    Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng (kèm theo Quyết định số
    1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 của Thống đốc NHNN; Giáo trình “Thanh toán quốc tế
    trong ngoại thương”của GS.Đinh Xuân Trình, NXB Giáo dục, 2002; Cuốn “Nghiệp vụ bao
    thanh toán – Factoring” của Ths.Nguyễn Quỳnh Lan, NXB Chính trị quốc gia, 2006; Đề tài



    nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán
    trong tài trợ thương mại quốc tế tại các NHTM Việt nam” do TS. Đặng Thị Nhàn làm chủ
    nhiệm, 2007; Bài báo “Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài trợ thương mại
    và nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt nam”, ThS. Huỳnh Thị Hương Thảo,
    Tạp chí ngân hàng số 19 + 20/ 2008;
    3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án
    Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu tổng quát: đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán
    trong xuất khẩu hàng hóa ở Việt nam.
    Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
    - Luận giải và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ bao thanh
    toán, phát triển dịch vụ bao thanh toán, những điều kiện cần thiết để phát triển dịch
    vụ bao thanh toán. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến phát triển dịch vụ bao thanh
    toán trong xuất khẩu.
    - Đánh giá các điều kiện phát triển dịch vụ bao thanh toán trong xuất khẩu
    hàng hóa ở Việt Nam.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bao thanh toán trong
    xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam.
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bao thanh
    toán trong xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam.
    Câu hỏi nghiên cứu:
    - Bao thanh toán là gì? Tại sao nên ứng dụng dịch vụ bao thanh toán trong
    xuất khẩu hàng hóa ở Việt nam?
    - Có những nhân tố nào/điều kiện gì ảnh hưởng đến khả năng phát triển dịch
    vụ bao thanh toán trong xuất khẩu hàng hóa ở Việt nam?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...