Thạc Sĩ Phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Champasac (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MS: LVDL-DLH016

    SỐ TRANG: 79

    NGÀNH: Địa lý

    CHUYÊN NGÀNH: Địa lý học

    NĂM: 2010

    MỞ ĐẦU

    1.Lý do chọn đề tài.

    Tỉnh Champasac là một trong 4 tỉnh nằm ở phía Nam Lào, tiếp giáp với 3 tỉnh là Salavan, Xekong
    và Attapư. Tỉnh Champasac có đường biên giới tiếp giáp với hai quốc gia Campuchia và Thái Lan.
    Tỉnh có 10 đơn vị Hành chính (1 thị xã, 9 huyện) với diện tích tự nhiên là 15415 km2
    và mật độ dân số
    trung bình là 41 người/km2
    (năm 2007).
    Vị trí Địa lý có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế văn hóa, khoa học với các tỉnh trong cả
    nước và quốc tế. Đây cũng là lợi thế để thu hút các nhà đầu tư, dân cư, Lao động đến làm ăn sinh sống.
    Chính những đặc điểm này đã có ảnh hưởng đến sự Phát triển dân số và tình hình kinh tế Xã hội
    của Champasac từ trước đến này. Do nhu cầu tăng trưởng kinh tế và sự Phát triển của các trường đại
    học và cao đẳng, các nhà máy, xí nghiệp, đã thu hút nhiều Lao động và sinh viên các tỉnh đến sinh
    sống, học tập, nhờ đó quy mô dân số Champasac ngày càng lớn và phần lớn do gia tăng cơ học. Vấn đề
    dân số bao gồm cả quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số có ảnh lớn đến sự Phát triển kinh tế - Xã hội của
    tỉnh và vấn là thách thức lớn đối với sự Phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cả hiện tại
    và trong tương lai.
    Dân số và mối Quan hệ giữa dân số và Phát triển kinh tế - Xã hội của tỉnh là một vấn đề cần được
    quan tâm, nghìn nhận, phân tích và đánh giá. Làm được điều này sẽ góp phần lớn vào việc thực hiện tốt
    chiến lược Phát triển kinh tế - Xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “
    Phát triển dân số và Phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Champasac(CHDCND Lào)” để làm luận văn
    tốt nghiệp.

    2. Mục tiêu, nhiêm vụ, phạm vi nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu

    - Phân tích đặc điểm dân số và sự Phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Champasac 1996-2008
    - Phân tích mối Quan hệ giữa dân số và sự Phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Champasac; định hướng sự
    Phát triển dân số của tỉnh trong tương lai, đưa ra giải pháp nhằm Phát triển cân đối giữa dân số và sự
    Phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Champasac.

    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Tổng quan cơ sở lý luận về dân số, phát triển; mỗi Quan hệ giữa dân số và sự phát triển.
    - Phân tích các đặc điểm về dân số và sự Phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Champasac. Từ đó rút ra mối
    Quan hệ giữa dân số và Phát triển kinh tế - Xã hội của tỉnh.
    - Căn cứ thực trạng dân số và tình hình kinh tế - Xã hội của tỉnh để định hướng sự Phát triển dân số của
    tỉnh trong tương lai đồng thời đề xuất những giải pháp nhẳm tạo sự cân đối, hài hòa giữa Phát triển dân
    số và Phát triển kinh tế - Xã hội của Champasac.

    2.3. Phạm vi nghiên cứu

    - Về nội dung: nghiên cứu tác động dân số và kinh tế Xã hội và ngược lại
    - Về không gian: Đi sâu vào nghiên cứu mối Quan hệ giữa dân số và sự Phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh
    Champasac trên địa bàn toàn tỉnh theo ranh giới Hành chính hiện nay (gồm 1 thị xã và 9 huyện).
    - Về thời gian: đề tài nghiên cứu tình hình Phát triển dân số và kinh tế - Xã hội của tỉnh Champasac từ
    năm 1996 đến 2008. Đây là giai đoạn có những biến đổi sâu sắc và mạnh mẽ về tình hình kinh tế - xã
    hội và những thay đổi rõ rệt về quy mô và đặc điểm dân số của tỉnh.

    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    Mối Quan hệ giữa dân số và Phát triển kinh tế - Xã hội là một trong nghững vấn đề
    được quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu nhân khẩu, chính trị, kinh tế trên thế giới.Nó là một
    quá trình, trong đó mỗi yếu tố Phát triển theo những quy luật riêng
    và giữa chúng tồn tại những mỗi Quan hệ chặt chẽ.
    Ảnh hưởng của dân số tới Phát triển của kinh tế - xã hội, đã được các nhà dân số, kinh tế, Chính trị
    trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Chẳng hạn trong các tác phẩm của R.C.Sharma – Population
    Resources Environment and Quality of Life; Frank T.Denton và Byron G. Spener – Population and the
    Economy; Parks.S Tăng trưởng và phát triển.
    Ở Việt Nam, những năm cuối thập kỳ 80 đã có các công trình nghiên cứu của GS.TS. Đặng Thu,
    PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Tuệ, GS. Đào Thế Tuấn về vấn đề mối Quan hệ giữa dân số và sự phát
    triển kinh tế - xã hội, tác phẩm “Dân số và Phát triển ở Việt Nam” của Patrick Gubry, Nguyễn Hữu
    Dũng, Phạm Thúy Hương. Ngoài ra còn có luận án tiến sĩ với đề tài “Phát triển dân số và mối Quan hệ
    của nó với Phát triển kinh tế - Xã hội TP.HCM” của PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng trường Đại học Sư
    phạm TP.HCM.
    “Sự biến đổi dân số và phân bố dân cư nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào” của Khămmani
    Suriđết trường đại học sư phạm Viêng Chăn. Tuy nhiên, ở tỉnh Champasac cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề mối quan
    hệ giữa dân số và sự Phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Champasac, vì vậy, rất khó khăn để cho tôi thực
    hiện tốt đề tài này.

    4. Hệ quan điểm nghiên cứu

    4.1. Quan điểm hệ thống

    Dân số và sự Phát triển kinh tế - Xã hội là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế - Xã hội. Sự
    thay đổi về quy mô, đặc điểm dân số có thể chịu ảnh hưởng của sự phát của kinh tế - Xã hội và ngược
    lại. Vì vậy, phải coi các vấn đề dân số và Phát triển như là một hệ thống kinnh tế - Xã hội hoàn chỉnh,
    luôn vận động và Phát triển không ngừng.

    4.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

    Việc nghiên cứu các vấn đề dân số và Phát triển của tỉnh không thể tách rời vấn
    đề dân số và Phát triển của các tỉnh lân cận, của phía Nam và của cả nước. Vì dân số
    Phát triển kinnh tế - Xã hội của tỉnh Champasac, có lien hệ không chỉ trong tỉnh mà còn có mối lien
    hệ với những lãnh thổ liên kề.

    4.3. Quan điểm Lịch sử - viễn cảnh

    Sự tăng trưởng dân số và sự Phát triển kinh tế - Xã hội trong quá khứ, tương lai ảnh hưởng rất lớn
    đến quy mô, đặc điểm dân số và sự Phát triển kinh tế - Xã hội hiện tại. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề
    dân số và sự Phát triển kinh tế - Xã hội trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại - tương lai sẽ làm rõ được
    bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác khi
    nghiên cứu .

    5. Phương pháp nghiên cứu

    5.1. Phương pháp sưu tầm

    Đây là một phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở sưu tầm được những số liệu có liên quan đến nội
    dung nghiên cứu, chúng ta mới rút ra được các đặc điểm về dân số tỉnh Champasac cũng như nhìn
    nhận, đánh giá chính xác mối Quan hệ giữa dân số và sự Phát triển kinh tế - Xã hội của tỉnh.

    5.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp

    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp phân tích – tổng hợp nhuần nhuyễn
    mang lại nhiều lợi ích. Vì dựa trên việc phân tích tài liệu đã có cũng như thực tế, chúng ta mới có cái
    nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đẩy đủ nhất đáp
    ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đã đặt ra.

    5.3. Phương pháp bản – biểu đồ

    Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học địa lí. Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề
    nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Các bản đồ trong đề tài được thành lập bằng phần
    mền Arcview và Map info dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lý.
    Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối Quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng số liệu và biểu đồ.

    5.4. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

    Thực ra là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lí kinh tế - xã hội. Vì
    vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm tra độ chính xác, tin
    cậy của các nguồn tài liệu đã thu thập được.

    5.5. Phương pháp dự báo

    Đề tài sử dụng phương pháp dự báo trên cơ sở tính toán từ các số liệu đã thu thập được và sự phát
    triển có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

    6. Các đóng góp chính của đề tài

    - Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề lí luận về dân số, Phát triển và mối Quan hệ giữa dân số và
    phát triển.
    - Phân tích các đặc điểm dân số và Phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Champasac.
    - Phân tích mối Quan hệ giữa dân số và Phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Champasac.
    - Dựa báo sự Phát triển dân số của tỉnh trong tương lai và đề xuất những giải pháp nhằm Phát triển
    cân đối mối Quan hệ giữa dân số và Phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Champasac.

    7. Cấu trúc luận văn

    Luận văn gồm các phần:

    Mở đầu
    Chương 1: Cơ sở lý luận
    Chương 2: Dân số và Phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Champasac.
    Chương 3: Định hướng và giải pháp Phát triển kinh tế - Xã hội Champasac
    Kết luận
     
Đang tải...