Tiến Sĩ Phát triển công thương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan i
    Mục lục ii
    Danh mục các chữ viết tắt v
    Danh mục các bảng vii
    Danh mục các hình vẽ, sơ đồ viii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ 5
    1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 5
    1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 8
    CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC CHỦ YẾU VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ 15
    2.1. Vị trí, vai trò và sự cần thiết phát triển công nghiệp và thương mại 15
    2.1.1. Phân định một số khái niệm có liên quan đến phát triển, phát triển công nghiệp và thương mại của một tỉnh/thành phố 15
    2.1.2. Vị trí của công nghiệp và thương mại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh/thành phố 19
    2.1.3. Vai trò của công nghiệp và thương mại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh/thành phố 20
    2.1.4. Sự cần thiết khách quan của phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh/thành phố 23
    2.2. Một số lý thuyết về phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh/thành phố 24
    2.2.1. Lý thuyết “Cực phát triển” và sự vận dụng vào phát triển công nghiệp của một tỉnh/thành phố 24
    2.2.2. Lý thuyết về lợi thế phát triển, lợi thế cạnh tranh và sự vận dụng vào phát triển công nghiệp và thương mại của một tỉnh/thành phố 26
    2.3. Nội dung, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh/thành phố 30
    2.3.1. Nội dung chủ yếu phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh/thành phố 30
    2.3.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh/thành phố 39
    2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh/thành phố 44
    2.4. Kinh nghiệm của một số tỉnh/thành phố về phát triển công nghiệp và thương mại và bài học kinh nghiệm 48
    2.4.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh/thành phố về phát triển công nghiệp và thương mại 48
    2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng 58
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 61
    3.1. Khái quát chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng thời gian qua 61
    3.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế 61
    3.1.2. Một số vấn đề về xã hội 67
    3.2. Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp và thương mại của thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay 68
    3.2.1. Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp của thành phố Đà Nẵng 68
    3.2.2. Phân tích thực trạng phát triển thương mại của thành phố Đà Nẵng 75
    3.2.3. Phân tích các điều kiện đảm bảo cho công nghiệp và thương mại phát triển bền vững 85
    3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp và thương mại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001-2012 104
    3.3.1. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng 104
    3.3.2. Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp và thương mại của Đà Nẵng 105
    CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 112
    4.1. Bối cảnh và những cơ hội, thách thức đối với phát triển công nghiệp và thương mại thành phố Đà Nẵng 112
    4.1.1. Bối cảnh và triển vọng 112
    4.1.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công nghiệp và thương mại Đà Nẵng thời kỳ tới 117
    4.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 121
    4.2.1. Quan điểm phát triển công nghiệp và thương mại 121
    4.2.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp và thương mại 122
    4.2.3. Định hướng phát triển công nghiệp và thương mại 123
    4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp và thương mại thành phố Đà Nẵng 125
    4.3.1. Nhóm giải pháp cơ bản 125
    4.3.2. Nhóm giải pháp đột phá 134
    4.3.3. Nhóm giải pháp khác 142
    4.4. Một số kiến nghị nhằm phát triển công nghiệp và thương mại thành phố Đà Nẵng 145
    4.4.1. Kiến nghị với Chính phủ 145
    4.4.2. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước 147
    4.4.3. Kiến nghị với doanh nghiệp 148
    KẾT LUẬN 149
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
    PHỤ LỤC 161
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của Luận án
    Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đối với khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Nghị quyết số 33 NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị đã xác định mục tiêu: “Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ ”. Nghị quyết số 66/2008/NQ-HĐND ngày 03/07/2008 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2011- 2020 theo hướng xây dựng và phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghiệp, trung tâm phân phối của khu vực và cả nước. Nhìn chung, cả Trung ương và chính quyền thành phố đều xác định xây dựng Đà Nẵng theo hướng là địa hạt của khu vực trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại vào năm 2020.
    Nằm vị trí nằm ở trung độ đất nước, với vai trò là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và là cửa ngõ phía đông của tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, Đà Nẵng có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đối với khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Đồng thời, Đà Nẵng có hệ thống giao thông thuận lợi nối liền với các tỉnh, vùng, miền trong cả nước, và là trung tâm kinh tế lớn nhất miền Trung nên Đà Nẵng đã, đang và sẽ là trung tâm công nghiệp và thương mại của khu vực và cả nước. Sự tăng trưởng và phát triển công nghiệp và thương mại của Đà Nẵng có sức mạnh lan tỏa rộng lớn và tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực và cả nước.
    Những năm qua, ngành công thương (bao gồm ngành công nghiệp và thương mại) Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu đáng kể, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của thành phố. Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới và chuyển mạnh sang xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, công nghiệp và thương mại Đà Nẵng càng có nhiều cơ hội phát triển và đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghiệp và thương mại thời gian qua thực sự chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của nó, những đóng góp của công nghiệp và thương mại vào GDP của thành phố còn chưa bền vững (tỷ trọng GDP công nghiệp và thương mại hàng hóa so với GDP của TP lần lượt là 31,83% và 9,55% năm 2012), công nghiệp tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao còn thấp, tốc độ tăng trưởng thương mại thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân GDP toàn thành phố (6,90%/năm so với 11,48%/năm giai đoạn 2001-2012). Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng và trình độ công nghệ của ngành nhìn chung vẫn còn lạc hậu, chậm đổi mới; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành thấp; cấu trúc và phân bố thị trường còn bất hợp lý; nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu và chưa đồng bộ; mô hình tăng trưởng công nghiệp và thương mại vẫn chủ yếu theo chiều rộng; liên kết chính sách thương mại và chính sách công nghiệp trong công tác quản lý nhà nước về phối hợp xây dựng và thực thi chính sách còn nhiều bất cập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, chưa tương xứng với vị trí địa hạt trung tâm của một vùng kinh tế.
    Hiện nay, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra những điều kiện cần và đủ để Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghiệp và thương mại của khu vực. Để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Đà Nẵng đến năm 2020 trở thành thành phố công nghiệp, trung tâm phân phối của khu vực trong bối cảnh xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, cần phải có sự nghiên cứu toàn diện, có hệ thống và có cơ sở khoa học. Vì vậy, việc nghiên cứu và mở rộng thêm cơ sở lý luận và thực trạng phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn Đà Nẵng, từ đó đề xuất những giải pháp có tính khoa học và khả thi, thúc đẩy công nghiệp và thương mại thành phố phát triển bền vững, xứng tầm với vị trí trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là vấn đề vừa có ý nghĩa cấp thiết, vừa có tầm quan trọng chiến lược lâu dài. Đó chính là lý do nghiên cứu sinh chọn đề tài: Phát triển công thương trên địa bàn thành phố Đà Nẵnglàm đề tài nghiên cứu.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Luận án xác lập các cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng các định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp và thương mại (CN&TM) Đà Nẵng trong thời gian tới, nhằm thực hiện mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020 Đà Nẵng trở thành trung tâm CN&TM của khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Hệ thống hóa, luận giải và góp phần bổ sung cơ sở lý luận về phát triển CN&TM trên địa bàn tỉnh/thành phố (TP) theo lý thuyết kinh tế học hiện đại, đó là lý thuyết về cực phát triển và lý thuyết lợi thế cạnh tranh.
    - Phân tích, đánh giá một cách khoa học và khách quan thực trạng phát triển CN&TM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (TPĐN) trong thời gian qua; chỉ ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân để tạo cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng định hướng và giải pháp.
    - Đề xuất quan điểm, mục tiêu, định hướng và các giải pháp phát triển CN&TM nhằm góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm CN&TM của miền Trung thời kỳ đến năm 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển CN&TM của TPĐN theo hướng tiếp cận phát triển bền vững (mô thức, các chính sách và giải pháp phát triển CN&TM của TP Đà Nẵng).
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: Luận án tập trung luận giải cơ sở lý luận phát triển CN&TM của một tỉnh/TP; đánh giá thực trạng phát triển CN&TM hàng hoá của TPĐN và đề xuất các giải pháp có tính đồng bộ nhằm phát triển nhanh và bền vững CN&TM của TPĐN đến năm 2020, phấn đấu trở thành trung tâm CN&TM của khu vực. Trong đó, nghiên cứu phát triển CN được tập trung vào CN có lợi thế; nghiên cứu TM được tập trung vào TM nội địa và xuất nhập khẩu (XNK). Nghiên cứu liên kết chính sách thương mại (CSTM) và chính sách công nghiệp (CSCN) trong công tác quản lý nhà nước (QLNN) về phối hợp xây dựng và thực thi chính sách.
    - Về không gian: Nghiên cứu phát triển CN&TM tại Đà Nẵng, nhưng có xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng, tác động qua lại ở phạm vi của cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Hành lang kinh tế Đông – Tây và cả nước.
    - Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển CN&TM trên địa bàn TPĐN giai đoạn 2001 - 2012, đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển đến năm 2020.
    - Về lĩnh vực nghiên cứu: CN&TM hàng hoá.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...