Thạc Sĩ Phát triển công tác đào tạo nghề tại trường cao đẳng du lịch và thương mại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu, kết hợp với kinh
    nghiệm trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân.
    Đạt được kết quả này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban
    Giám hiệu, Phòng Đào tạo và các giảng viên Trường Đại học Kinh tế và
    Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em
    hoàn thành Luận văn.
    Đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Trọng Xuân - Người trực tiếp hướng dẫn
    khoa học và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu.
    Em xin chân thành cảm ơn!

    Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
    Tác giả luận văn


    Lê Việt Anh

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC BẢNG, HÌNH viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
    4. Đóng góp của đề tài luận văn 3
    5. Kết cấu của luận văn . 3
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
    ĐÀO TẠO NGHỀ . 4
    1.1. Cơ sở lý luận về nghề và công tác đào tạo nghề 4
    1.1.1. Khái niệm nghề . 4
    1.1.2. Đặc trưng của nghề . 5
    1.1.3. Khái niệm đào tạo . 6
    1.1.4. Khái niệm đào tạo nghề 6
    1.1.5. Phân loại đào tạo nghề 7
    1.1.6. Các hình thức đào tạo nghề . 9
    1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề của một trường 12
    1.2.1. Các yếu tố bên ngoài . 12
    1.2.2. Các yếu tố bên trong . 18
    1.3. Vai trò của đào tạo nghề . 30
    1.3.1. Về mặt kinh tế . 30
    1.3.2. Về mặt xã hội 31
    1.3.3. Về mặt văn hoá 31
    1.3.4. Về mặt trật tự, an toàn xã hội 33
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.4. Kinh nghiệm về phát triển công tác đào tạo nghề trên thế giới và ở
    Việt Nam . 34
    1.4.1. Kinh nghiệm phát triển đào tạo nghề trên thế giới . 34
    1.4.2. Kinh nghiệm phát triển công tác đào tạo nghề tại Việt Nam
    (kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An) 36
    1.4.3. Kinh nghiệp phát triển công tác đào tạo nghề tại Trường Cao
    đẳng Nghề du lịch và dịch vụ Hải Phòng . 44
    Tiểu kết Chương 1 . 45
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 46
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu: . 46
    2.2. Phương pháp nghiên cứu: 46
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu /thông tin /dữ liệu 46
    2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu . 47
    2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 47
    2.2.4. 48
    2.3. Các chỉ tiêu sử dụng đánh giá hoạt động đào tạo nghề tại Trường
    Cao đẳng Du lịch và Thương mại . 49
    Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI
    TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI . 50
    3.1. Giới thiệu chung về Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại 50
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường 50
    3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại. . 51
    3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ
    phận của Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại 51
    3.1.4. Quy mô, cơ cấu đội ngũ giáo viên của Nhà trường 54
    3.2. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề tại trường Cao đẳng Du lịch
    và Thương mại 58
    3.2.1. Thực trạng quy mô, cơ cấu đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng
    Du lịch và Thương mại . 58
    3.2.2. Kết quả học tập của học sinh 62
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.2.3. Tỷ lệ học sinh có việc làm sau khi tốt nghiệp . 63
    3.2.4. Tỷ lệ học sinh có việc làm ổn định . 64
    3.2.5. Tỷ lệ học sinh được doanh nghiệp đặt hàng . 65
    3.2.6. Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nghề của Nhà trường 66
    3.3. Đánh giá chung 68
    3.3.1. Ưu điểm . 68
    3.3.2. Hạn chế 69
    3.3.3. Nguyên nhân . 69
    Tiểu kết chương 3 71
    Chương 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ
    TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI . 73
    4.1. Dự báo nhu cầu lao động được đào tạo nghề lĩnh vực du lịch trong
    thời kỳ 2016-2020 và tầm nhìn 2030 73
    4.2. Mục tiêu của công tác đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Du lịch
    và Thương mại 75
    4.2.1. Mục tiêu chung 75
    4.2.2. Các mục tiêu cụ thể . 75
    4.3. Một số giải pháp nhằm phát triển công tác đào tạo nghề tại
    Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại 76
    4.3.1. Hoàn thiện xây dựng nội quy, quy chế của Nhà trường . 76
    4.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý . 79
    4.3.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất . 83
    4.3.4. Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà trường và Doanh nghiệp . 86
    4.3.5. Hoàn thiện công tác kiểm định chất lượng dạy nghề 91
    Kết luận chương 4 . 94
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
    1. Kết luận . 95
    2. Khuyến nghị 96
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 98

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

    CĐN : Cao đẳng nghề
    CNKT : Công nhân kỹ thuật
    CSDN : Cơ sở dạy nghề
    CSVC : Cơ sở vật chất
    ĐTN : Đào tạo nghề
    GTVT : Giao thông vận tải
    GVDN : Giáo viên dạy nghề
    HSSV : Học sinh sinh viên
    KCN : Khu công nghiệp
    KTCN : Kỹ thuật công nghiệp
    KT-XH : Kinh tế - xã hội
    TB&XH : Thương binh xã hội
    TCN : Trung cấp nghề
    XKLĐ : Xuất khẩu lao động

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    viii
    DANH MỤC BẢNG, HÌNH
    Bảng:
    Bảng 3.1: Số lượng, cơ cấu lực lượng lao động của Trường theo trình độ . 55
    Bảng 3.2: Số lượng giáo viên cơ hữu của Trường theo ngành đào tạo . 57
    Bảng 3.3: Quy mô tuyển sinh của Nhà trường qua các năm 58
    Bảng 3.4: Quy mô đào tạo nghề qua các năm . 59
    Bảng 3.5: Quy mô và cơ cấu nghề đào tạo của Trường năm 2014 . 60
    Bảng 3.6: Kết quả tốt nghiệp qua các năm học . 62
    Bảng 3.7: Tỷ lệ học sinh có việc làm sau khi tốt nghiệp 63
    Bảng 3.8: Tỷ lệ học sinh có việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp . 64
    Bảng 3.9: Tỷ lệ học sinh được doanh nghiệp đặt hàng . 65
    Bảng 3.10: Ý kiến của doanh nghiệp về chất lượng lao động 67

    Hình:
    Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại 53

    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thực tế tại Việt Nam trong những năm gần đây đang có sự dịch chuyển
    đáng kể lực lượng lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang làm việc ở khu
    vực công nghiệp và dịch vụ. Đó chính là cơ sở của thực trạng lao động trong
    công nghiệp vẫn chủ yếu là lao động phổ thông, mới chỉ tham gia vào quá
    trình lao động đơn giản trong các nhà máy nên năng suất lao động còn thấp,
    thu nhập của người lao động chưa đảm bảo ổn định được cuộc sống. Mặt
    khác, sự yếu kém về lao động lành nghề, lao động qua đào tạo đã ảnh hưởng
    xấu đến sự phát triển. Hải Dương là tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng Bắc
    Bộ, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Hiện tại, toàn tỉnh đã quy
    hoạch, triển khai và đưa vào khai thác sử dụng 10 khu công nghiệp với tổng
    diện tích 2.719 ha. Công suất khai thác các khu công nghiệp ước đạt trên
    70%, tương đương số vốn trên 350 triệu USD và thu hút hàng trăm ngàn lao
    động từ các địa phương trong và ngoài tỉnh.
    Trong định hướng phát triển, Hải Dương ra sức thực hiện các kế hoạch,
    chỉ tiêu đặt ra để trở thành một tỉnh công nghiệp. Vì vậy, nhu cầu về nguồn
    nhân lực phục vụ cho các khu công nghiệp, hiện đại hoá nông thôn và cho các
    làng nghề rất lớn và cấp thiết. Đồng thời, đào tạo nghề để giải quyết việc cho
    số lao động của các địa phương trong diện thu hồi đất xây dựng các khu công
    nghiệp cũng đang được tỉnh quan tâm và là nỗi bức xúc của mỗi địa phương
    và người lao động.
    Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại là cơ sở giáo dục công lập
    trực thuộc Bộ Công Thương đóng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, có nhiệm vụ
    đào tạo nhân lực ở các trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp gồm cả hệ
    chính quy và hệ nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực thuộc lĩnh vực kinh doanh du
    lịch, thương mại cho nhu cầu xuất khẩu lao động, khu vực đồng bằng sông

    2
    Hồng và tỉnh Hải Dương. Đến thời điểm hiện nay, Nhà trường đã có bề dày
    đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng trên 50 năm. Hằng năm, Nhà
    trường cung cấp cho thị trường từ 200 đến 300 lao động có tay nghề ở các
    trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Với số lượng và cơ
    cấu học sinh sinh viên được đào tạo nghề ra trường hằng năm, vẫn chưa đáp
    ứng được nhu cầu nhân lực cho thị trường lao động. Chính vì những lý do trên
    mà em chọn vấn đề: “Phát triển công tác đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng
    Du lịch và Thương mại” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Đề xuất các biện pháp cụ thể, phù hợp nhằm phát triển công tác đào
    tạo nghề của Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại để đáp ứng ngày
    một tốt hơn nhu cầu nhân lực lĩnh vực kinh doanh du lịch, dịch vụ, thương
    mại cho tỉnh Hải Dương, khu vực đồng bằng sông Hồng và cho nhu cầu
    xuất khẩu lao động.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác phát triển đào tạo nghề; Nghiên
    cứu một vài bài học thực tiễn về công tác đào tạo nghề của một quốc gia và
    một địa phương có hoạt động đào tạo nghề phát triển.
    Đánh giá đúng thực trạng công tác đào tạo nghề của Trường Cao đẳng
    Du lịch và Thương mại, tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của
    hạn chế trong công tác đào tạo nghề của Nhà trường.
    Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công tác đào tạo nghề
    của Nhà trường và các biện pháp cụ thể để thực thi các giải pháp đã đề xuất.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác đào tạo nghề
    tại Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại.

    3
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Về nội dung: Công tác đào tạo nghề.
    Về thời gian: Thời gian: Giai đoạn từ năm 2010 đến nay.
    Về không gian: Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại.
    4. Đóng góp của đề tài luận văn
    Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Du lịch
    và Thương mại, chỉ ra được điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
    trong công tác đào tạo nghề, trên cơ sở đó đề xuất được một số giải pháp
    nhằm phát triển công tác đào tạo nghề cho Nhà trường.
    5. Kết cấu của luận văn
    Lời mở đầu
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo nghề.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng công tác đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Du
    lịch và Thương mại.
    Chương 4: Giải pháp phát triển công tác đào tạo nghề tại Trường Cao
    đẳng Du lịch và Thương mại.
    Kết luận
     
Đang tải...