Tiến Sĩ Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    Trang
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    MỞ ĐẦU 5
    TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
    Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
    TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
    33
    1.1. Phát triển công nghiệp và phát triển công nghiệp theo
    hướng bền vững 33
    1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp theo
    hướng bền vững 49
    1.3. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững
    ở một số nước và bài học cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc
    Bộ Việt Nam 55

    Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH
    TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ THEO HƯỚNG BỀN VỮN
    G 73
    2.1. Khái quát vị trí, vai trò, điều kiện phát triển và cơ chế,
    chính sách tác động đến phát triển công nghiệp theo hướng
    bền vững của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 73
    2.2. Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp vùng kinh tế
    trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững 84
    2.3. Nguyên nhân của các hạn chế và những vấn đề đặt ra trong
    phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo
    hướng bền vững 117

    Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
    NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ
    TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ THEO HƯỚNG BỀN VỮ
    NG 124
    3.1. Dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát
    triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo
    hướng bền vững 124
    3.2. Quan điểm phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm
    Bắc Bộ theo hướng bền vững 128
    3.3. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp vùng kinh
    tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững 132
    KẾT LUẬN 161
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
    LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 163
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164
    PHỤ LỤC 174

    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu
    Công trình“Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
    Việt Nam theo hướng bền vững” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập,
    do nghiên cứu sinh hoàn thành tại Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng, trên
    cơ sở tham khảo hơn 100 công trình, tài liệu có liên quan, dưới sự hướng dẫn
    trực tiếp của PGS, TS Phan Huy Đường và PGS, TS Bùi Ngọc Quỵnh cùng
    sự tư vấn của nhiều nhà khoa học kinh tế trong nước.
    Công trình được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết nhằm trả lời ba câu hỏi
    nghiên cứu chính: Thứ nhất, thế nào là một nền công nghiệp phát triển theo
    hướng bền vững? vấn đề này đã được nghiên cứu, đề cập như thế nào trong và
    ngoài nước? Thứ hai, công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt
    Nam trong những năm qua đã phát triển theo hướng bền vững chưa? những
    vấn đề đặt ra cần giải quyết là gì? Thứ ba, cần thực hiện những quan điểm và
    giải pháp nào để công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam phát
    triển theo hướng bền vững?
    2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
    Phát triển bền vững với ba trụ cột: phát triển kinh tế, giải quyết các vấn
    đề xã hội và bảo vệ môi trường là nhu cầu tất yếu và đang là thách thức đối
    với mọi quốc gia trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay.
    Việc lựa chọn con đường, biện pháp và cơ chế, chính sách bảo đảm PTBV
    luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nước trong quá trình phát triển.
    Ở Việt Nam, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã sớm được
    Đảng và Nhà nước ta đặt ra với nội dung ngày càng hoàn thiện và đã trở
    thành một chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến
    trình phát triển của đất nước trong hơn một thập kỷ qua. Tại Đại hội Đại
    biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
    2011 - 2020 và Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành T.Ư khoá X được Ðại
    hội XI thông qua đều rút ra bài học về mục tiêu phải bảo đảm phát triển
    bền vững nền kinh tế, đó là đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng
    trưởng và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền
    kinh tế, đồng thời duy trì tỷ lệ tăng trưởng hợp lý. Để thực hiện mục tiêu
    PTBV đất nước, ở cấp quốc gia, Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam
    giai đoạn 2011 - 2020 đã được Chính phủ ban hành năm 2012. Đây là một
    chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các
    Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực
    hiện, đồng thời thể hiện sự cam kết của Việt Nam với quốc tế. Tuy nhiên, ở
    từng lĩnh vực riêng biệt và ở từng địa phương trong đó có các vùng KTTĐ,
    vấn đề PTBV cần được xem xét một cách có hệ thống và cụ thể hoá để có
    thể triển khai thực hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp - lĩnh vực có
    ảnh hưởng quyết định đến sự PTBV của các vùng này.
    Với chủ trương tập trung đầu tư phát triển các vùng KTTĐ có ý nghĩa
    tạo động lực, lôi kéo các vùng khác cùng phát triển, Đảng và Nhà nước đã
    thành lập bốn vùng kinh tế trọng điểm, trong đó có vùng KTTĐ Bắc Bộ.
    Vùng KTTĐ Bắc Bộ gồm có 7 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Dương, Hưng
    Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đây là vùng có vị trí

    quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trong thời
    gian gầy đây, vùng KTTĐ Bắc Bộ đã có những chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế. Nhờ
    có những chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp đúng đắn nên công
    nghiệp trong vùng bước đầu đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sản xuất
    công nghiệp tiếp tục tăng nhanh với GDP gia tăng bình quân 16,2%/năm
    trong giai đoạn 2006 - 2010, cao gấp 1,15 lần mức bình quân của cả nước.
    Nhìn chung công nghiệp trong vùng đã có một cơ cấu tương đối đầy đủ với sự
    có mặt của hầu hết các ngành công nghiệp như chế biến nông lâm sản thực
    phẩm, khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hoá
    chất, sản xuất điện . Tỷ trọng công nghiệp trong GDP của vùng năm 2010 là
    45,5% [19], cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Những kết quả đạt được
    nêu trên là khả quan, nhưng so với tiềm năng, lợi thế và vai trò của vùng KTTĐ
    Bắc Bộ thì những kết quả đó chưa đáp ứng được yêu cầu, công nghiệp của vùng
    KTTĐ Bắc Bộ vẫn phát triển ở mức khiêm tốn và chưa theo hướng bền vững,
    trong đó: tốc độ tăng trưởng cao nhưng không ổn định; giá trị gia tăng thấp, tỷ
    suất giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp có xu hướng giảm dần; công
    nghệ lạc hậu, chậm đổi mới; công nghiệp hỗ trợ trong vùng kém phát triển . Bên
    cạnh đó, việc thành lập các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung .
    đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách về mặt xã hội và môi trường, đe doạ đến sự
    phát triển bền vững, ổn định của toàn vùng và đất nước. Những vấn đề này
    cần sớm được nghiên cứu và có các giải pháp khắc phục kịp thời, đặc biệt
    trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
    xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
    với mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
    Trước những vấn đề cấp bách đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
    tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp vùng
    KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
    cấp thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phát triển công nghiệp vùng kinh tế
    trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững
    ” làm luận án tiến sĩ kinh
    tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Luận án được thực hiện nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho những giải
    pháp phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo
    hướng bền vững.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...