Thạc Sĩ Phát triển công nghiệp văn hoá ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thực hiện chủ trương của Đảng làm cho văn hoá thấm sâu vào đời sống xã hội, đảm bảo sự gắn kết giữa phát triển kinh tế và văn hoá, việc xã hội hoá, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm văn hoá đã có bước tiến mới. Tuy vậy, chúng ta vẫn rất lúng túng để tìm ra cơ chế, giải pháp thích hợp cho phát triển văn hóa trong bối cảnh mới. Những nghiên cứu lý luận về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, trong đó có vấn đề phát triển ngành công nghiệp văn hóa vẫn chưa theo kịp với sự phát triển.
    Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế càng đi vào chiều sâu thì văn hoá càng nổi lên là một trong những trụ cột chính của sự hợp tác. Những vấn đề trọng tâm được đặt ra đối với các quốc gia, như: sự đối thoại giữa các nền văn hoá văn minh, chính sách nhằm bảo vệ, phát huy sự đa dạng văn hoá và vấn đề xuất nhập khẩu các sản phẩm văn hoá Nhiều nước đã rất chú trọng đến phát triển ngành công nghiệp văn hoá, xem đây là một biện pháp hữu hiệu. Công nghiệp văn hóa không những có khả năng to lớn trong việc truyền bá, bảo vệ, phát huy bản sắc, giá trị văn hoá dân tộc, mà còn giữ vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế tri thức. Phát triển công nghiệp văn hoá liên quan đến thị trường hàng hoá văn hoá, giá trị thương mại, liên quan đến chính sách văn hoá, chính sách đầu tư, sự thay đổi hệ thống pháp lý cũng như hệ thống đánh giá các hoạt động và sản phẩm văn hoá của mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập.
    Nhiều nền kinh tế trên thế giới, sự phát triển của ngành công nghiệp văn hoá đã và đang chiếm tỉ trọng đáng kể của tổng thu nhập quốc dân, thậm chí trở thành mũi nhọn về xuất khẩu. Trong khi đó ở Việt Nam cả nhận thức và thực tiễn để phát triển ngành công nghiệp văn hoá còn rất sơ khai. Thực tế đó đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu, khả năng sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hoá của nhân dân. Thực tế đó cũng làm hạn chế việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Không phát triển nền công nghiệp văn hóa, không những ảnh hưởng đến quá trình hiện đại hoá nền văn hoá dân tộc- mà còn là sự biểu hiện của yếu thế, không cạnh tranh được với các sản phẩm văn hoá của nước ngoài Nếu không vượt qua được những thách thức này, thì về mặt trái của nó, một mặt chúng ta phải chịu thua thiệt về kinh tế, mặt khác do tính phụ thuộc càng tăng, điều đó cũng đồng nghĩa là phải đối diện với những hệ luỵ khôn lường về văn hoá dưới góc độ xây dựng phát triển con người, cũng như việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
    Trên đây là những lý do để chúng tôi nghiên cứu đề tài “PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”. Hy vọng những kết quả đạt được sẽ góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận và thực tiễn của phát triển văn hóa gắn với phát triển kinh tế, hiện đại hóa nền văn hóa nhằm phát triển con người, phát triển đất nước trong thời kỳ mới ở nước ta hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...