Thạc Sĩ Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng trị

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
    4. Phương pháp nghiên cứu. 2
    5. Đóng góp của đề tài 3
    6. Kết cấu của luận văn. 3
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN 4
    CÔNG NGHIỆP. 4
    1.1. Khái niệm và phân loại công nghiệp. 4
    1.1.1. Khái niệm công nghiệp. 4
    1.1.2. Phân loại ngành công nghiệp. 4
    1.2. Đặc điểm và vai trò của công nghiệp. 5
    1.2.1. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp. 5
    1.2.2. Vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế. 6
    1.3. Nội dung phát triển công nghiệp. 9
    1.3.1. Tăng trưởng sản lượng công nghiệp. 9
    1.3.2. Nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp. 11
    1.3.3. Lựa chọn công nghệ trong phát triển các ngành công nghiệp. 14
    1.3.4. Tận dụng lợi thế theo quy mô trong phát triển một số ngành công nghiệp 15
    1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp. 17
    1.4.1.Vị trí địa lý. 17
    1.4.2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 18
    1.4.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội 19
    1.4.4. Các yếu tố về nguồn lực. 20
    1.4.5. Đường lối phát triển công nghiệp. 24
    Kết luận chương 1. 26
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2005-2010 28
    2.1. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp. 28
    2.1.1. Vị trí địa lý. 28
    2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 29
    2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội 32
    2.1.4.Đặc điểm về dân cư và lao động. 33
    2.1.5. Điều kiện hạ tầng: 33
    2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh giai đoạn 2005-2010. 35
    2.2.1.Tổng quan về tình hình phát triển công nghiệp. 35
    2.2.1.1. Giá trị sản xuất công nghiệp. 35
    2.2.1.2. Giá trị gia tăng công nghiệp. 38
    2.2.1.3. Quy mô sản xuất công nghiệp. 40
    2.2.1.4. Trình độ lao động và công nghệ. 44
    2.2.2. Về cơ cấu công nghiệp. 46
    2.2.2.1. Về cơ cấu ngành công nghiệp. 46
    2.2.2.2.Tình hình phát triển cụ thể của các ngành công nghiệp. 48
    2.2.2.3.Về cơ cấu lao động các ngành công nghiệp. 54
    2.2.2.4.Về cơ cấu vốn đầu tư các ngành công nghiệp. 55
    2.2.3. Hiện trạng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. 56
    2.3. Đánh giá chung về thực trạng công nghiệp tỉnh Quảng Trị 59
    2.3.1. Đánh giá những thành tựu đạt được. 59
    2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị 60
    2.3.3. Những vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị 61
    Kết luận chương 2. 63
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ 64
    3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 64
    3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh giai đoạn 2011-2020. 64
    3.1.2. Tác động của các yếu tố môi trường. 64
    3.1.3. Xu thế biến động của các yếu tố nguồn lực. 67
    3.2. Phương hướng phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. 69
    3.2.1. Phương hướng phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu. 70
    3.2.2. Phương hướng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. 72
    3.3. Các nhóm giải pháp cơ bản nhằm phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị 73
    3.3.1. Tăng cường liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh. 73
    3.3.2. Thu hút lao động trong công nghiệp. 74
    3.3.3. Đi sâu khai thác các tiềm năng lợi thế sẵn có. 75
    3.3.4. Tập trung phát triển vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. 76
    3.3.5. Đổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất 77
    3.3.6. Phát triển lĩnh vực thiết kế kiểu dáng công nghiệp. 78
    3.3.7. Hoàn thiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. 79
    3.3.8. Cải cách thủ tục hành chính. 80
    3.3.9. Hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp. 81
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88






    TỪ VIẾT TẮT
    AFTA Hiệp định thương mại Việt Mỹ
    CCN Cụm công nghiệp
    CHDCND Cộng hoà dân chủ nhân dân
    CNH-HĐH Công nghiệp hoá-hiện đại hoá
    KCN Khu công nghiệp
    NGTK Niên giám thống kê
    NXB Nhà xuất bản
    PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
    TSCĐ Tài sản cố định
    TTCN Tiểu thủ công nghiệp
    VLXD Vật liệu xây dựng
    WTO Tổ chức thương mại thế giới








    MỤC LỤC BẢNG BIỂU
    Danh mục các bảng
    Bảng 2. 1: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực kinh tế. 35
    Bảng 2. 2: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm 37
    Bảng 2. 3: Tổng giá trị VA ngành công nghiệp và tốc độ tăng trưởng qua các năm 38
    Bảng 2. 4: Tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp trong tổng sản phẩm của tỉnh. 39
    Bảng 2. 5: Tỷ lệ giá trị gia tăng công nghiệp so với giá trị sản xuất công nghiệp 39
    Bảng 2. 6: Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo khu vực kinh tế. 40
    Bảng 2. 7: Giá trị tài sản cố định mới tăng giai đoạn 2001-2009. 41
    Bảng 2. 8: Số lao động công nghiệp phân theo khu vực kinh tế. 42
    Bảng 2. 9: Sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu:. 43
    Bảng 2. 10: Cơ cấu công nghiệp qua các năm 47
    Bảng 2. 11: Số lượng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp. 54
    Bảng 2. 12: Tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2010. 55
    Bảng 2. 13: Mối quan hệ giữa PCI và FDI Quảng Trị giai đoạn 2005-2010. 62
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị
    Biểu đồ 2. 1: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. 33
    Biểu đồ 2. 3: Giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm (giá cố định 1994). 36
    Biểu đồ 2. 2: Giá trị xuất nhập khẩu tỉnh Quảng trị giai đoạn 2005-2010. 44
    Biểu đồ 2. 4: Cơ cấu công nghiệp theo nhóm ngành. 47



    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Quảng Trị thuộc miền Trung Việt Nam, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp nước CHDCND Lào, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế và phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình; diện tích tự nhiên 4.739,82 km[SUP]2[/SUP], dân số tính đến 31/12/2010 là 600.462 người.
    Quảng Trị từng là vùng đất bị tàn phá nặng nề trong 2 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Sau ngày đất nước được giải phóng, nhân dân Quảng Trị bắt tay vào công cuộc tái thiết kinh tế-xã hội và bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 10,6%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 16,468 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.Hiện nay, nông nghiệp chiếm 28,4%; công nghiệp-xây dựng chiếm 35,8% và dịch vụ chiếm 35,8%.
    Tuy vậy, so với mặt bằng chung cả nước, Quảng Trị vẫn được xếp là tỉnh nghèo. Nguy cơ tụt hậu về kinh tế đang là một thách thức lớn. Để khắc phục tình trạng kém phát triển, từ lý luận và thực tiễn cho thấy tiến lên công nghiệp hoá -hiện đại hoá là bước đi tất yếu. Trong đó, xác định phát triển công nghiệp là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài.
    Công nghiệp là một bộ phận trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân và được đánh giá là ngành kinh tế chủ đạo. Sự phát triển của công nghiệp có ý nghĩa quan trọng, đóng góp vào tạo ra thu nhập cho đất nước, của cải cho xã hội, tích luỹ vốn cho phát triển, là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Đặc biệt, đứng trước xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp càng khẳng định vai trò tiên phong trong việc đón đầu những cơ hội và cả thách thức mà xu thế này mang lại. Sự thích ứng một cách nhanh chóng và dễ dàng với thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, khả năng thu hút vốn đầu tư cao, cách thức tổ chức quản lý tiên tiến là những ưu thế để lựa chọn phát triển công nghiệp trong giai đoạn hiện nay, tạo cơ sở cho việc rút ngắn khoảng cách về kinh tế giữa các nước và khu vực.
    Đứng trước yêu cầu đó, trong thời gian vừa qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, của các cấp quản lý về đề tài này. Những đóng góp về mặt lý luận và những thành tựu đạt được qua thực tiễn là rất đáng trân trọng và cần được ghi nhận. Tuy nhiên, phần lớn các đề tài tập trung nghiên cứu chung cho cả nước hoặc một số địa phương nhất định. Riêng đối với tỉnh Quảng trị, với những đặc thù riêng, xét thấy có rất ít đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống và sát với thực tế hiện nay. Đây là cơ sở để tác giả chọn đề tài: “ Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng trị” để tiến hành nghiên cứu và giải quyết.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Một là, làm rõ những lý luận và kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến vấn đề phát triển công nghiệp ở một địa phương đặc thù như tỉnh Quảng Trị. Xây dựng một số các chỉ tiêu đánh giá liên quan đến phát triển công nghiệp.
    Hai là, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp của địa phương, từ đó chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân cần khắc phục.
    Ba là, đề xuất một số giải pháp có tính thực tiễn đề giải quyết các vấn đề còn tồn tại, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Các mối quan hệ kinh tế-xã hội trong nội bộ ngành công nghiệp và giữa công nghiệp với các ngành khác phát sinh trong quá trình phát triển công nghiệp tại Quảng Trị.
    Phạm vi nghiên cứu
    Về không gian nghiên cứu: địa bàn tỉnh Quảng Trị.
    Về thời gian nghiên cứu: Trong phạm vi 20 năm, bao gồm phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2005-2010, phương hướng và giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của duy vật lịch sử làm phương pháp chung. Luận văn coi trọng nền tảng kiến thức lý luận sẵn có, tổng kết thực tiễn, từ đó khái quát hoá, nêu lên những kiến nghị hoàn thiện giải pháp.
    Các phương pháp cụ thể:
    - Hệ thống hoá các văn bản, chính sách liên quan, nhất là những quyết định có tác động trực tiếp và gián tiếp đến phát triển công nghiệp.
    - Phương pháp thống kê so sánh được dùng để tính toán một chỉ tiêu và cũng được dùng để phân tích thực trạng.
    - Số liệu thứ cấp: niên giám thống kê các năm, báo cáo của các cơ quan liên quan như: Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Công thương, các bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học,.v.v.
    5. Đóng góp của đề tài
    Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa có chọn lọc các quan điểm, ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý.v.v. Đề tài đã đóng góp trên một số khía cạnh sau:
    - Về lý luận: hệ thống hoá những quan điểm, lý thuyết về phát triển công nghiệp làm cơ sở cho những nghiên cứu sau này và phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
    - Về thực tiễn: thông qua đánh giá thực trạng, phát hiện những biến động, xu thế từ đó làm rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, tìm hướng giải quyết và đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương.
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2005-2010.
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ.
    a
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...