Chuyên Đề Phát triển công nghiệp ô tô việt nam nhìn từ góc độ hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trước sự kiện Việt Nam sắp sửa gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), có nhiều ý kiến lo ngại về một tương lai bất ổn cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Điều đó nói lên rằng việc thực thi những cam kết hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có tác động mạnh đến ngành công nghiệp ô tô, mà trước hết là những tác động không thuận lợi. Song, nếu nhanh chóng vượt qua được thử thách ban đầu thì chắc rằng cơ hội trưởng thành của ngành này sẽ rất lớn. Vậy làm thế nào để sớm có được một ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trưởng thành ?
    Triển lãm quốc tế công nghiệp ô tô – xe máy 06/2006 tại Hà nội
    Thế nào là một ngành công nghiệp ô tô trưởng thành ?
    Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các rào cản thương mại (kể cả hàng rào thuế quan và các hàng rào phi thuế quan) được hạ thấp và dỡ bỏ bớt đúng theo lộ trình chính phủ đã cam kết trong các điều ước quốc tế, thì dấu hiệu cơ bản để một ngành hàng được coi là trưởng thành khi nó có đủ sức cạnh tranh quốc tế, mà trước hết là cạnh tranh quốc tế ngay trên “sân nhà” (thị trường nội địa). Khi đó, các điều kiện phải thực hiện theo cam kết mở cửa thị trường trở thành sức ép thử thách khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp nội địa. Để vượt qua thử thách và trưởng thành, ngành hàng phải đạt đến một cấu trúc tổ chức bền vững và các doanh nghiệp chủ lực của ngành phải đảm bảo khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên căn bản tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao và giá rẻ, không những đủ sức chịu đựng trước sự tấn công của hàng ngoại nhập cùng loại mà còn có thể từng bước vươn lên xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, từng bước nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành trên thế giới.
    Từ một góc tiếp cận khác, thiết nghĩ muốn có nền công nghiệp ô tô Việt Nam trưởng thành thì ngành này phải chế tạo được chiếc ô tô “made in Việt Nam” chất lượng cao mà giá rẻ (trước hết là cho người tiêu dùng Việt Nam). Lại nghĩ, theo cách hiểu tương đối, chiếc ô tô chỉ được coi là “made in Việt Nam” chính hiệu khi nó có ít nhất 51% linh kiện được chế tạo tại Việt Nam. Muốn vậy, về cấu trúc ngành ô tô bắt buộc phải tạo ra cho được một hệ thống công nghiệp phụ trợ (chế tạo linh kiện ô tô) đủ lớn về qui mô và có tính đồng bộ cao.
    Hiện nay Việt Nam đã có ngành công nghiệp ô tô hay chưa và nếu có thì bao giờ nó mới trưởng thành ?
    * Tiến sĩ, Giảng viên cơ hữu Khoa KT & QTKD, Đại học Mở TPHCM
    Có thể trả lời ngay rằng ngành công nghiệp ô tô đã được hình thành ở Việt Nam hơn 10 năm qua, đến nay đã có 11 doanh nghiệp FDI và 30 doanh nghiệp nội địa đang hoạt động với tổng công suất thiết kế lên tới hơn 400.000 xe/năm. Ngoài ra, còn 5 dự án FDI đã được cấp phép và 10 dự án đầu tư trong nước đang xin giấy phép, chuẩn bị thành lập. Như vậy, đến năm 2007 (sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO) tổng công suất thiết kế của ngành ô tô có thể lên đến 500.000 xe/năm. Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) qui tụ 16 doanh nghiệp (gồm 11 doanh nghiệp FDI và 5 doanh nghiệp nội địa), công suất thiết kế 234.000 xe/năm, có thể coi là lực lượng nòng cốt. Danh sách cụ thể như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...