Tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam hiện nay

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Phát triển toàn diện nông thôn hiện nay đang được nhiều nước, trong đó có Việt Nam quan tâm sâu sắc. Khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn, trong đó có công nghiệp nông thôn có ư nghĩa quan trọng không chỉ trong khu vực nông thôn mà c̣n có ư nghĩa cả với khu vực đô thị và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
    Đối với nước ta, là một nước nông nghiệp th́ việc thực hiện công nghiệp hóa là một tất yếu khách quan. Trong quá tŕnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông thôn và phát triển toàn diện kinh tế nông thôn có một vai tṛ đặc biệt quan trọng. Đảng ta khẳng định: “ Sự phát triển nông nghiệp (bao gồm cả lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp) và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai tṛ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế - xă hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xă hội chủ nghĩa” [12, tr.46]. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn được coi là vấn đề cốt lơi của toàn bộ quá tŕnh công nghiệp hóa nước ta trong giai đoạn hiện nay; đối với việc thực hiện quá tŕnh này th́ phát triển công nghiệp nông thôn đóng vai tṛ quan trọng và là một nội dung cơ bản. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX khẳng định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá tŕnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp” [14, tr. 93,94].
    Nh́n lại quá tŕnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trực tiếp là việc phát triển công nghiệp nông thôn trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, sự phát triển công nghiệp nông thôn vẫn c̣n nhiều hạn chế. Công nghiệp nông thôn phát triển chậm, qui mô nhỏ, c̣n mang tính tự phát chưa thúc đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đă nêu: “Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn nông thôn phát triển thiếu qui hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế- xă hội c̣n yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm”[16, tr.122]. Mặt khác, quá tŕnh phát triển công nghiệp nông thôn trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều vấn đề như phát triển công nghiệp nông thôn ra sao? Ngành nào? Lĩnh vực nào? Chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước như thế nào để hỗ trợ sự phát triển của công nghiệp nông thôn , cần được nghiên cứu, triển khai một cách cụ thể tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng giai đoạn và mỗi địa phương.
    Sau khi tách tỉnh, Quảng Nam có những thay đổi mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó có liên quan đến phát triển công nghiệp nông thôn. Với những chủ trương, chính sách phù hợp, công nghiệp nông thôn mà cụ thể là các ngành nghề phi nông nghiệp trong tỉnh đă có những thành tựu đáng khích lệ: góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, nhiều sản phẩm hàng hóa từ công nghiệp nông thôn của địa phương đă có mặt tại nhiều thị trường trong nước và nước ngoài
    Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam cũng c̣n bộc lộ nhiều mặt hạn chế yếu kém như: phát triển công nghiệp nông thôn diễn ra không đều, công nghiệp chế biến các loại hàng hóa, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản chưa đủ mạnh, chất lượng thấp, thiếu vốn, thị trường tiêu thụ chưa ổn định và gặp nhiều khó khăn, nguồn nhân lực tŕnh độ thấp, giá trị gia tăng không cao
    Chính v́ những hạn chế trên mà trong thời gian qua công nghiệp nông thôn của tỉnh Quảng Nam vẫn trong t́nh trạng chậm phát triển, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường hạn chế, tỉ trọng của công nghiệp nông thôn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn vẫn c̣n thấp, ít thay đổi, t́nh trạng ô nhiễm môi trường từ sản xuất và công nghệ lạc hậu ngày càng nghiêm trọng,
    Nhằm phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam để góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, một trong những vấn đề cần phải làm là đánh giá đúng, đầy đủ thực trạng công nghiệp nông thôn tại địa phương, rút ra những nhận xét, t́m ra những nguyên nhân làm cơ sở định hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp phát triển công nghiệp nông thôn của tỉnh trong thời gian tới.
    Xuất phát từ những lư do đó, tôi chọn vấn đề “Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển.
    2. T́nh h́nh nghiên cứu
    Đến nay ở nước ta đă có nhiều công tŕnh nghiên cứu và viết về công nghiệp nông thôn. Trong đó phải kể đến một số công tŕnh khoa học sau:
    + Công nghiệp nông thôn Việt Nam- thực trạng và giải pháp phát triển (2004), TS. Nguyễn Văn Phúc, Nxb CTQG, Hà Nội.
    + Phát triển công nghiệp nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ- thực trạng và giải pháp (2008), đề tài cấp bộ của TS. Trần Thị Bích Hạnh.
    + Phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Hồng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta (1999), Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị của Vũ Thị Thoa.
    + Phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long (1999), luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị của Phạm Châu Long.
    + Phát triển công nghiệp nông thôn ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh (2000), luận án tiến sĩ của Hà Văn Ánh chuyên ngành Kinh tế chính trị.
    + Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa(2000), Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Tám chuyên ngành Kinh tế chính trị.
    + Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề ở nông thôn thúc đẩy tiến tŕnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (số 10/ 2002), Lê Điền, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
    + Chế biến nông, lâm sản với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn (số 5,/2002), Quốc Toàn, Tạp chí Con số và Sự kiện.
    + Phát triển công nghiệp nông thôn trước tiến tŕnh hội nhập (số 11/2002), TS. Lưu Văn Nghiêm, Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
    + Cần có chính sách đồng bộ của Nhà nước cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn (số 90/ 2003), Nguyễn Anh Ngà, Tạp chí Nông thôn mới.
    + Phát triển công nghiệp nông thôn- khâu mấu chốt trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững nông nghiệp, nông thôn (số 17/2003), Nguyễn Đ́nh Bích, Tạp chí Cộng sản.
    + Thực trạng và những giải pháp cơ bản phát triển công nghiệp nông thôn Việt Nam (số 11/2004), GS,TS. Nguyễn Đ́nh Phan, Tạp chí Kinh tế và phát triển.
    + Nhân tố ảnh hưởng đến công nghiệp nông thôn Trung Quốc và Việt Namtừ cách nh́n của các nhà nghiên cứu phương Tây (số 2/2005), Tạp chí Khoa học- Công nghệ- Môi trường.
    + Phát triển cụm công nghiệp làng nghề trong quá tŕnh hội nhập (số 02/2005), GS.TS. Nguyễn Đ́nh Phan, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam.
    + Tác động của cụm công nghiệp làng nghề đối với đổi mới công nghệ của các cơ sở sản xuất trong cụm (02/2005) TS. Nguyễn Văn Phúc. Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam.
    + Chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước- thành tựu và những vấn đề đặt ra (10/2005), TS. Vũ Thị Thoa, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
    + Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam- một số vấn đề đặt ra và hướng giải quyết (số 11/2007), Trần Đắc Hiến, Tạp chí Triết học.
    + Phát triển công nghiệp nông thôn thời hội nhập, Nguyễn Quang Minh (số 28+29/2007), Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái B́nh Dương.
    + Công nghiệp nông thôn với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn (9/2007), ThS. Phan Ánh Hè, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế- xă hội.
    + Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong t́nh h́nh mới (số 786/ 2008), GS, TS. Hồ Văn Vĩnh, Tạp chí Cộng sản.
    + Điện Bàn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu thành huyện công nghiệp vào năm 2010 (8/2008), Thân Văn Lào, Tạp chí Cộng sản.
    + Đào tạo nhân lực chế biến nông lâm thủy sản (15/11/2008), Xuân Kỳ, Báo Nhân dân.
    + Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề (19/12/2008), Hoàng Hiển- Hoàng Hùng, Báo Nhân dân.
    Các công tŕnh trên đă khái quát được sự cần thiết phải phát triển công nghiệp nông thôn; vai tṛ của công nghiệp nông thôn; các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp nông thôn, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các giải pháp để phát triển công nghiệp nông thôn nhưng trên phạm vi cả nước hoặc của một vùng, tuy vậy cho đến nay với Quảng Nam chưa có một công tŕnh khoa học nào nghiên cứu về phát triển công nghiệp nông thôn dưới góc độ kinh tế học phát triển.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
    3.1. Mục đích:
    Trên cơ sở lư luận và đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam thời gian qua, tác giả luận văn đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Quảng Namtrong thời gian tới.
    3.2. Nhiệm vụ:
    - Hệ thống hóa những cơ sở lư luận về công nghiệp nông thôn, nội dung phát triển công nghiệp nông thôn và các tiêu chí đánh giá.
    - Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Quảng Namtrong thời gian qua.
    - Đề xuất một số phương hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
    Luận văn nghiên cứu các hoạt động sản xuất công nghiệp ở nông thôn đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2000 đến nay.
    5. Cơ sở lư luận và phương pháp nghiên cứu.
    5.1. Cơ sở lư luận.
    Luận văn dựa trên các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và của địa phương về phát triển công nghiệp nông thôn.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu.
    Ngoài phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, tác giả luận văn c̣n sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, chuyên gia, kế thừa có chọn lọc những kết quả khoa học trong các công tŕnh nghiên cứu đă được công bố.
    6. Những đóng góp của luận văn:
    T́m ra những điều kiện mang tính đặc thù trong phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Quảng Nam.
    Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá tŕnh phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Quảng Nam trong những năm tới.
    Những đóng góp trên của luận văn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, những cán bộ làm công tác quản lư và chỉ đạo thực tiễn cùng những ai quan tâm đến vấn đề này.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục gồm 3 chương, 9 tiết.

    Chương 1
    CƠ SỞ LƯ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

    1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai tṛ công nghiệp nông thôn và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp nông thôn.
    1.1.1. Khái niệm công nghiệp nông thôn
    Hiện nay, phát triển công nghiệp nông thôn đă trở thành mối quan tâm chung của các nước đang phát triển trên thế giới và cả ở nước ta. Nhưng do được tiếp cận ở nhiều giác độ khác nhau nên có nhiều cách hiểu khác nhau về công nghiệp nông thôn, theo đó mỗi nước có cách thức phát triển công nghiệp nông thôn riêng cho ḿnh, v́ vậy kết quả thu được giữa các nước cũng rất khác nhau.
    Với cách tiếp cận từ giác độ kinh tế lănh thổ th́ công nghiệp nông thôn được xem như một bộ phận của kinh tế lănh thổ, công nghiệp nông thôn là công nghiệp được phân bố ở nông thôn [26, tr.15]. Cách tiếp cận này thường được các cán bộ thực tiễn ở các địa phương và cán bộ quản lư kinh tế theo lănh thổ sử dụng. Bởi v́ nó phù hợp với lợi ích của các cơ quan quản lư nhà nước trên các vùng lănh thổ. Nhưng nếu chỉ tiếp cận theo quan điểm này là không bảo đảm tính toàn diện, tính hệ thống và không chú ư đúng mức tới các quan hệ kinh tế- kỹ thuật của khu vực kinh tế này, nhưng rơ ràng đây là một cách đặt vấn đề không thể bỏ qua v́ trong mọi trường hợp, các cơ quan quản lư lănh thổ có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của công nghiệp nông thôn trên vùng lănh thổ do họ quản lư, tới sự thành bại, tới khả năng triển khai bất kỳ dự án hay chương tŕnh phát triển công nghiệp nông thôn nào.
    Với cách tiếp cận từ giác độ kinh tế ngành th́ công nghiệp nông thôn được xem như một bộ phận của toàn bộ công nghiệp, có đặc điểm là phân bố ở nông thôn, gắn bó với các đơn vị sản xuất kinh doanh khác trong ngành bởi những quan hệ kinh tế- kỹ thuật, việc phát triển nó phải được đặt trong chương tŕnh phát triển công nghiệp nói chung, là một nội dung của công nghiệp hóa. Theo cách tiếp cận này, phát triển công nghiệp nông thôn được xem như một nội dung của phân bố địa lư công nghiệp và phát triển công nghiệp toàn quốc cũng như từng khu vực theo những bước đi khác nhau, theo phương thức tuần tự từ tŕnh độ thấp đến tŕnh độ cao, từ phân tán đến tập trung [26, tr.16].
    Với cách tiếp cận từ khía cạnh kinh tế- xă hội, công nghiệp nông thôn được xem là toàn bộ những hoạt động sản xuất có tính công nghiệp ở nông thôn, là những biện pháp góp phần phát triển kinh tế- xă hội nông thôn và giải quyết những nhiệm vụ kinh tế- xă hội ở nông thôn nói chung và mỗi vùng nông thôn cụ thể nói riêng [26, tr.19].
    Ở Việt Nam cũng đă có nhiều quan niệm khác nhau về công nghiệp nông thôn như sau:
    Theo GS. Nguyễn Điền “công nghiệp nông thôn là một hệ thống các hoạt động kinh tế công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, bên cạnh các hoạt động kinh tế nông nghiệp”[8].
    Theo TS. Nguyễn Văn Phúc “công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp, có những tŕnh độ phát triển khác nhau, phân bố ở nông thôn và gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế- xă hội ở nông thôn bao gồm những đơn vị sản xuất công nghiệp và có tính chất công nghiệp chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp với nhiều h́nh thức tổ chức, nhiều h́nh thức pháp lư, sản xuất của chúng đang tách ra khỏi nông nghiệp, tiếp tục phát triển, phục vụ nông nghiệp và gắn bó với nông nghiệp ở tŕnh độ cao hơn” [26, tr.23].
    Theo GS,TS. Nguyễn Đ́nh Phan, “công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp cả nước, được phân bố ở nông thôn và có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế- xă hội ở nông thôn, bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh tế gia đ́nh, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, sản xuất kinh doanh trên cơ sở khai thác các nguồn lực ở địa phương, phục vụ thị trường địa phương, trong nước và nước ngoài” [24, tr.6].
    Dưới góc độ pháp lư và quản lư nhà nước, theo Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ th́ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn là các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xă, thị trấn và xă bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước; Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xă thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xă; Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng kư kinh doanh. Hoạt động trong các lĩnh vực: Công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản; Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động; Sản xuất sản phẩm mới, hàng thay thế hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước; Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp; Thủy điện nhỏ, điện sử dụng năng lượng mới hoặc năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt dưới 10.000 kW để cung cấp điện cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa; Sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm và dịch vụ cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh; Đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cho cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề [4, tr.1].
    Như vậy, từ những quan niệm khác nhau về công nghiệp nông thôn và từ thực tiễn nước ta, theo chúng tôi khái niệm về công nghiệp nông thôn có thể được hiểu như sau: Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp cả nước được phân bố ở nông thôn, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu thuộc nhiều thành phần kinh tế có nhiều h́nh thức tổ chức và tŕnh độ phát triển khác nhau, hoạt động gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế- xă hội ở nông thôn do địa phương quản lư về mặt nhà nước.
    Khái niệm này đă thể hiện đầy đủ các cách tiếp cận từ các giác độ. Nó xác định được quan hệ kinh tế- kỹ thuật, quan hệ kinh tế- xă hội và quan hệ sản xuất của công nghiệp nông thôn. Đồng thời đă chỉ ra được h́nh thức tổ chức, quy mô, tŕnh độ, mục tiêu của sự phát triển công nghiệp nông thôn.
    Như vậy theo khái niệm này chỉ những cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn có những tiêu chí sau đây mới thuộc khái niệm công nghiệp nông thôn:
     
Đang tải...