Báo Cáo Phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) của đài loan và trung quốc: kinh nghiệm đối với việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    Phát triển CNNT ở Đài Loan


    Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đài Loan rơi vào khủng hoảng trầm trọng: thu nhập bình quân dưới 200 USD/người, lạm phát cao, dân số tăng 3,5%/năm; tỷ lệ đất nông nghiệp trên đầu người thấp, 0,2 ha/người; tỷ lệ thất nghiệp lên tới 50%. Tuy nhiên bắt đầu thập kỷ 50, kinh tế Đài Loan đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển đổi ổn định từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đưa Đài Loan thành nước công nghiệp mới của châu á. Giai đoạn 1950-80, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt trên 12%. Những yếu tố tạo nên sự thần kỳ của nền kinh tế Đài Loan có thể kể đến là: đầu tư phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp; chiến lược công nghiệp hoá hướng ngoại, phát triển công nghiệp đều khắp giữa các vùng; vai trò hỗ trợ hợp lý của chính phủ.

    Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Đài Loan


    1962-65 1966-75 1976-85 1986-95
    Tốc độ tăng trưởng(%/năm)
    GDP
    Công nghiệp
    Nông nghiệp
    Dịch vụ
    GNP đầu người/năm
    10,1
    13,3
    6,6
    10,3
    194,5
    9,4
    14
    1,7
    9,3
    684,5
    8,7
    10,5
    1,5
    8,4
    2214,5
    7,9
    6,3
    1,1
    10,5
    8194
    Nguồn: Rong-I Wu. 1997 và Basic agricultural statistics 1998.

    Khác với nhiều nước, phát triển công nghiệp của Đài Loan không tập trung ở các trung tâm đô thị mà trải đều trên khắp cả nước, từ các thành phố đến các thị trấn của các vùng nông thôn. Bên cạnh đó, những chính sách của Chính phủ cũng hỗ trợ các ngành CNNT phát triển. Nhờ đó CNNT của Đài Loan phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng tài trợ cho quá trình công nghiệp hoá, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho khu vực nông thôn, và giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Trong thập kỷ 60, CNNT của Đài Loan đã đóng góp 60% thu nhập cho khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm cho khoảng 20% lao động nông thôn, và đóng góp 60% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước.

    1. Các giai đoạn phát triển CNNT


    Phát triển CNNT của Đài Loan có thể được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ thập kỷ 50 đến 70 và giai đoạn hai từ cuối thập kỷ 70 đầu 80 trở đi. Từ thập kỷ 50, Đài Loan tập trung phát triển công nghiệp trải đều ở các vùng nông thôn, tận dụng lợi thế so sánh và đa dạng hoá của nông nghiệp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nông sản chế biến, từ các sản phẩm thô như đường, chuối, chè chuyển dần sang các sản phẩm chế biến đóng hộp như nấm, dứa, mã thầy. Cuối thập kỷ 70 đầu 80, Đài Loan tập trung quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp ở nông thôn, hướng mạnh sang các ngành công nghiệp nhẹ, hàng điện tử, nông sản chế biến chỉ còn tập trung vào một vài mặt hàng có lợi thế so sánh như đồ hộp, thực phẩm đông lạnh. Một đặc điểm đáng lưu ý là trong từng giai đoạn nhất định, Chính phủ thay đổi chiến lược phát triển nhằm hỗ trợ cho những ngành công nghiệp nội địa được lựa chọn ưu tiên trong từng thời kỳ, trong đó có các ngành CNNT. Chiến thuật phổ biến là Chính phủ chọn ra các ngành công nghiệp mới có triển vọng hay các ngành cần đầu tư chuyển đổi công nghệ và áp dụng chiến lược bảo hộ, khi các doanh nghiệp này đủ mạnh, Chính phủ chuyển sang áp dụng chiến lược thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích xuất khẩu.

    Giai đoạn từ 50 đến 70

    Đầu thập kỷ 50, Đài Loan phải đối mặt nghiêm trọng với tình trạng dư thừa lao động nông thôn và khan hiếm về vốn. Giai đoạn này, chiến lược phát triển kinh tế của Đài Loan tập trung vào các mục tiêu: ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cán cân thanh toán, đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, phát triển công nghiệp ở nông thôn. Để có thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, Chính phủ hướng sản xuất vào thị trường nội địa và thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Cuối thập kỷ 50, do sức mua của thị trường nội địa trở nên bão hoà, đe doạ kìm hãm tăng trưởng của nền kinh tế, Đài Loan đã chuyển sang chiến lược phát triển hướng ngoại, tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu. Một loạt chính sách được áp dụng nhằm đạt được mục tiêu trên:
    ã Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
    ã Đầu tư vào khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ
    ã Quy hoạch vùng nguyên liệu, áp dụng chính sách giá thu mua hợp lý, đảm bảo ổn định nguồn cung cho các doanh nghiệp chế biến
    ã Thúc đẩy cạnh tranh
    ã Thực hiện thuế ưu đãi
    ã Tăng đầu tư của Nhà nước.

    Nhờ sự uyển chuyển về chiến lược phát triển và các chính sách hợp lý nên đã thúc đẩy CNNT phát triển, đặc biệt đối với các ngành chế biến nông sản. Thu nhập trong các hoạt động công nghiệp tăng lên đã thu hút một lực lượng lớn lao động ra khỏi các hoạt động nông nghiệp. Giai đoạn từ thập kỷ 60 đến 70, tỷ lệ lao động nông thôn trong các hoạt động phi nông nghiệp của Đài Loan tăng từ 35% lên 65%. Cũng trong cùng giai đoạn này, lao động trong nông nghiệp giảm từ 45% xuống còn 29%. Nhờ lao động được rút bớt ra khỏi nông nghiệp nên sản xuất nông nghiệp có điều kiện tăng năng xuất lao động, tăng quy mô sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, và do đó tăng tiết kiệm, tái đầu tư vào nông nghiệp và các hoạt động CNNT.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...