Tiến Sĩ Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 19/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN I
    LỜI CẢM ƠN II
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT IV
    DANH MỤC CÁC BẢNG, HỘP THÔNG TIN V
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ VII
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ GIA DỤNG 11
    1.1 Một số luận cứ về công nghiệp hỗ trợ 11
    1.1.1 Thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ 11
    1.1.2 Bản chất của công nghiệp hỗ trợ 18
    1.1.3 Vai trò của công nghiệp hỗ trợ 23
    1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ 25
    1.2 Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử gia dụng 36
    1.2.1 Khái niệm công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử gia dụng 36
    1.2.2 Nhân tố tác động đến công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử gia dụng 41
    1.3 Bài học kinh nghiệm quốc tế 45
    1.3.1 Kinh nghiệm về phát triển công nghiệp hỗ trợ 45
    1.3.2 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp điện tử 49
    1.3.3 Kết luận tham khảo cho Việt Nam 53
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH
    ĐIỆN TỬ GIA DỤNG Ở VIỆT NAM 57
    2.1 Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam 57
    2.1.1 Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam 57
    2.1.2 Công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam 61
    2.1.3 Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam 69
    2.2 Triển vọng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam 76
    2.2.1 Cách tiếp cận đánh giá 76
    2.2.2 Kết quả nghiên cứu đánh giá 81
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ GIA DỤNG Ở VIỆT NAM 104
    3.1 Bối cảnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử gia dụng Việt Nam 104
    3.1.1 Bối cảnh toàn cầu và khu vực 104
    3.1.2 Môi trường kinh doanh của Việt Nam 105
    3.1.3 Xu thế phát triển trong ngành công nghiệp điện tử 106
    3.2 Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử gia dụng 108
    3.2.1 Các giải pháp chủ yếu 108
    3.2.2 Giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử gia dụng 142
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 151
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ 154
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
    PHẦN PHỤ LỤC 163
    ===============
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Ngày nay các nhà sản xuất lớn trên thế giới, các tập đoàn đa quốc gia (TĐĐQG) chỉ nắm giữ các hoạt động như nghiên cứu và triển khai, xúc tiến thương mại, phát triển sản phẩm, còn các công đoạn sản xuất, những phần công việc trước đây vẫn nằm trong dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, hầu hết được giao cho các doanh nghiệp bên ngoài. Như vậy, các sản phẩm công nghiệp không còn được sản xuất tại một không gian, địa điểm, mà được phân chia thành nhiều công
    đoạn, ở các địa điểm, các quốc gia khác nhau. Thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là cách tiếp cận sản xuất công nghiệp trong bối cảnh mới này.
    Qua hai mươi năm đổi mới, công nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, chuyển sang cơ chế thị trường, bước đầu hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy vậy, tỷ lệ giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp lại đang có dấu hiệu đi xuống. Theo Bộ Công Thương (2008a), năm 1995 VA/GO toàn ngành công nghiệp là 42,5%; đến năm 2000, tỷ lệ này chỉ còn 38,45%; năm 2005 còn 29,63%; năm 2007 đạt 26,3%; dự báo năm 2010 chỉ còn 23%. Trong đó, thấp nhất là ngành công nghiệp điện tử và Công nghệ thông tin với 13,81% [8, tr.17]. Một trong những lý do quan trọng của tình trạng này, là sự yếu kém của các ngành CNHT
    Sau vài năm xuất hiện ở Việt Nam, thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” (cụm từ “công nghiệp phụ trợ” dịch từ tiếng Anh “Supporting Industry”) đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam từ năm 2003 cho đến năm 2007, khi Bộ Công nghiệp (cũ)
    chính thức sử dụng cụm từ “công nghiệp hỗ trợ”. Trong tài liệu này, hai cụm từ trên có nghĩa tương đương) đã trở thành vấn đề nóng bỏng, không chỉ của riêng Bộ Công Thương và các nhà nghiên cứu, mà đã được các cơ quan chính phủ, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nghiệp và cả cộng đồng xã hội quan tâm. Đã có nhiều chuyển biến đáng kể trong nhận thức cũng như trong hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Khả năng nội địa hóa trong một số ngành đã gia tăng, như công nghiệp xe máy đã đạt đến 95%. Tuy nhiên trong đa số các ngành khác, như công nghiệp điện tử, tỷ lệ cung ứng trong nước chỉ khoảng 15%, tập trung vào các chi tiết có kích thước cồng kềnh với giá trị thấp và hầu hết do các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp [8]. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ phía doanh nghiệp, sự giúp đỡ của các cơ quan hỗ trợ, nhưng trình độ phát triển CNHT của Việt Nam còn thấp xa so với kỳ vọng và so với yêu cầu. Việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân đích thực của tình trạng này, từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển hợp lý CNHT vừa là nhiệm vụ cấp thiết, vừa là nhiệm vụ cơ bản để công nghiệp Việt Nam phát triển.
    Trong điều kiện toàn cầu hoá và khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, xuất hiện hàng loạt các yếu tố đòi hỏi phải tính đến, để bảo đảm “tính hợp lý” trong phát triển CNHT. Trong đó có yếu tố về tư duy kinh tế toàn cầu, việc đặt nền kinh tế mỗi quốc gia trong mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu, yếu tố về xử lý mối quan hệ giữa nhà nước, doanh nghiệp và thị trường. Về lý thuyết, cho đến nay, đó là những vấn đề vẫn chưa được lý giải rõ ràng; về thực tế, vẫn còn những quan điểm khác nhau về phát triển CNHT ở những nước đang trong quá trình công nghiệp hoá như Việt Nam. Chính sách phát triển CNHT quốc gia, vì vậy, cần phải phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập có hiệu quả vào đời sống kinh tế quốc tế.
    Trước đòi hỏi đối với tiến trình phát triển và hội nhập đó, phát triển CNHT, nhất là trong các ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ, đang là thách thức rất lớn đặt ra cho Việt Nam. Nhằm cụ thể và thực tiễn hoá các nội dung nghiên cứu, đề tài được giới hạn vào CNHT cho ngành điện tử gia dụng (ĐTGD), như là một trường hợp nghiên cứu điển hình. ĐTGD là ngành có tính đại diện cao cho một quốc gia đang phát triển có dân số đông, trong bối cảnh tiến bộ khoa học công nghệ và toàn cầu hoá. Dù là lĩnh vực đang phát triển khá mạnh mẽ ở Việt Nam, nhưng mới đây, việc một số tập đoàn ĐTGD đóng cửa nhà máy sản xuất là tín hiệu báo động, khẩn cấp đòi hỏi các chính sách phát triển CNHT hiệu quả, thiết thực. Bởi lẽ, cùng với việc nâng cao năng lực sản xuất, nền CNHT phát triển sẽ là yếu tố mạnh nhất để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài một cách bền vững. Như vậy, phát triển CNHT không chỉ nhằm mục tiêu gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, mà còn là công cụ quan trọng để Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế nhanh chóng.
    Trước tình hình như vậy, đề tài “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam” đã được lựa chọn nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...