Tiến Sĩ Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam.

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
    QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
    1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu . 8
    1.1.1.Các công trình nghiên cứu trong nước 8
    1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 10
    1.1.3. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả 12
    1.2. Phương pháp nghiên cứu 13
    1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu . 13
    1.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu . 14
    CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ PHÁT
    TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG . 18
    2.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ . 18
    2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ 18
    2.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp hỗ trợ 22
    2.1.3. Phân loại công nghiệp hỗ trợ 24
    2.1.4. Vai trò của công nghiệp hỗ trợ . 25
    2.2. Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD 28
    2.2.1. Nội dung phát triển CNHT ngành xây dựng dân dụng . 28
    2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD . 31
    2.3. Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNHT ngành XDDD trên thế
    giới và bài học cho Việt Nam . 52
    2.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản [8,9,10,11] 52
    2.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 58
    2.3.3. Một số bài họccho Việt Nam 72
    CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
    NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM . 78
    3.1. Bối cảnh phát triển CNHT ngành XDDD ở VN giai đoạn 2009 -2013 . 78
    3.2.Thực trạng ngành XDDDvà một số DN CNHT ngành XDDD ở VN 80
    3.2.1. Thực trạng ngành XDDD ở Việt Nam 80
    3.2.2. Thực trạng một số DN CNHT ngành XDDD giai đoạn 2009 -2013 83
    3.3. Thực trạng phát triển CNHT ngành XDDDVN . 99
    3.3.1. Cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD . 99
    3.3.2. Tốc độ phát triển CNHT ngành XDDD 102
    3.3.3. Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) . 105
    3.3.4. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ
    cao trong giá trị sản xuất công nghiệpVLXD . 108
    3.3.5. Phát triển hệ thống tài chính lành mạnh trong các DN CNHT ngành XDDD 110
    3.4. Phân tích kết quả điều tra về nhân tố ảnh hưởng phát triển bền vững
    CNHT ngành XDDD 114
    3.4.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo tính nhất quán bên trong- Hệ số
    Cronbach’s Alpha . 114
    3.4.2.Phân tích nhân tố 115
    3.4.3. Phân tích đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển bền vững CNHT
    ngành XDDD 116
    3.4.4. Phân tích tương quan giữa các nhân tố . 126
    3.4.5. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phát triển bền vững CNHT
    ngành XDDD 127
    3.5. Đánh giá chung về phát triển CNHT ngành XDDD . 129
    3.5.1. Những kết quả đạt được 129
    3.5.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân . 131

    CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH
    XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM . 134
    4.1. Quan điểm và định hướng phát triển CNHT ngành XDDD . 134
    4.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển ngành CN VLXD . 134
    4.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển ngành Tư vấn- Thiết kế -Giám sát XD . 136
    4.2. Giải pháp phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam . 137
    4.2.1. Giải pháp đối với Chính Phủ 137
    4.2.2 Giải pháp chung đối với các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD 143
    4.3. Giải pháp cụ thể đối với một số DN CNHT ngành XDDD hiện nay . 149
    4.3.1. Ngành xi măng 149
    4.3.2. Ngành kính xây dựng 150
    4.3.3. Ngành vật liệu xây 151
    4.3.4. Ngành vật liệu lợp . 152
    4.3.5. Ngành ốp lát 153
    4.3.6. Ngành tư vấn – thiết kế - giám sát XDDD . 154
    4.4. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, Hội, Hiệp hội có liên quan 155
    4.4.1. Bộ xây dựng 155
    4.4.2. Bộ Tài nguyên và môi trường . 155
    4.4.3. Bộ Công thương 156
    4.4.4. Bộ Giao thông vận tải . 156
    4.4.5. Bộ Giáo dục và Đào tạo 156
    4.4.6. Bộ khoa học và Công nghệ . 157
    4.4.7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư . 157
    4.4.8. Các Hội, Hiệp hội ngành nghề liên quan đến VLXD . 157
    KẾT LUẬN 158
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
    BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    MỞ ĐẦU
    Ngày nay các nhà sản xuất lớn trên thế giới, các tập đoàn đa quốc gia chỉ
    nắm giữ các hoạt động như nghiên cứu và triển khai, xúc tiến thương mại, phát triển
    sản phẩm, còn các công đoạn sản xuất, những phần công việc trước đây vẫn nằm
    trong dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, hầu hết được giao cho các doanh nghiệp bên
    ngoài. Như vậy, các sản phẩm công nghiệp không còn được sản xuất tại một không
    gian, địa điểm, mà được phân chia thành nhiều công đoạn, ở các địa điểm, các quốc
    gia khác nhau. Thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ là cách tiếp cận sản xuất công nghiệp
    trong bối cảnh mới này.
    Việt Nam đang trên đà đổi mới và phát triển. Sau 20 năm đổi mới kể từ Đại
    hội Đảng VI năm 1986, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng
    nhanh, tăng cường cơ sở vật chất và tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới công
    nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
    triển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
    hiện đại. Tuy vậy, tỷ lệ gia tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp lại đang có dấu
    hiệu đi xuống. Theo Bộ Công Thương (2013), năm 1995 VA/GO toàn ngành công
    nghiệp là 42,5%; đến năm 2000 tỷ lệ này chỉ còn 38,45%; năm 2005 còn 29,63%;
    năm 2007 đạt 26,3%; năm 2010 đạt 23,4%; năm 2013 đạt 21,7%. Một trong những
    lý do quan trọng của tình trạng này, là sự yếu kém của các ngành CNHT.
    Đến năm 2011 ở Việt Nam đã xuất hiện thuật ngữ “Công nghiệp hỗ trợ” do
    Chính phủ đưa ra, đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Đã có nhiều chuyển biến
    đáng kể trong nhận thức cũng như trong hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất
    Việt Nam. Cấp độ khoa học công nghệ và tốc độ phát triển của các ngành đã tăng
    nhanh. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ phía các doanh nghiệp, sự trợ giúp của
    Chính phủ, các cơ quan chức năng có liên quan, nhưng trình độ phát triển công
    nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn thấp xa so với kỳ vọng và so với yêu cầu. Việc tìm
    ra nguyên nhân đích thực của tình trạng này, từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển hợp lý công nghiệp hỗ trợ vừa là nhiệm vụ cấp thiết, vừa là nhiệm vụ cơ
    bản để công nghiệp Việt Nam phát triển.
    Trong điều kiện toàn cầu hóa và khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ,
    xuất hiện hàng loạt các yếu tố đòi hỏi phải tính đến, để bảo đảm tính hợp lý, phát
    triển bền vững công nghiệp hỗ trợ. Trong đó có yếu tố liên kết khu vực và toàn cầu
    là hết sức cần thiết. Về lý thuyết, cho đến nay những vấn đề này vẫn chưa được giải
    quyết rõ ràng, về thực tế hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về phát triển
    công nghiệp hỗ trợở những nước đang trong quá trình công nghiệp hóa như Việt
    Nam. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cần phải phù hợp với xu hướng toàn
    cầu hóa và hội nhập có hiệu quả vào đời sống kinh tế quốc tế.
    Trước những bối cảnh đó, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhất là những ngành
    đòi hỏi phải sử dụng khoa học và công nghệ cao đang là thách thức lớn đặt ra cho
    Việt Nam. Nhằm cụ thể và thực tiễn hóa các nội dung nghiên cứu, đề tài được giới
    hạn vào công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng, như là một trường hợp
    nghiên cứu điển hình. Xây dựng dân dụng là ngành có tính đại diện cao cho một
    quốc gia đang phát triển có dân số đông, nhu cầu nhà ở là hết sức cần thiết. Cùng
    với việc nâng cao trình độ khoa học và công nghệ vào sản xuất, phát triển bền
    vững .nền công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ là yếu tố mạnh nhất để thúc đẩy và thu
    hút các nhà đầu tư nước ngoài một cách bền vững.
    Trước thực tế đó, đề tài “ Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân
    dụng ở Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu làm luận án tiến sĩ của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Mục tiêu chung của luận án là trên cơ sở khoa học và hệ thống các chỉ tiêu
    nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD Việt Nam, từ đó đề
    xuất các giải pháp nhằm phát triển CNHT ngành XDDD Việt Nam.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    (1) Lý luận những vấn đề cơ bản về CNHT, trên cơ sở đó vận dụng, làm rõ được
    các khía cạnh về phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...