Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở Việt Nam trong quá trình hội nhập

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Phát triển công nghiệp chế biến nông sản là một định hướng chiến lược được
    ưu tiên hàng đầu trong chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Trong đó công
    nghiệp chế biến rau quả là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng. Tỷ lệ
    chế biến của ngành từ 5 % đến 7 % và được đánh giá là còn thấp so với một số
    ngành chế biến nông sản khác ở trong nước cũng như các nước trong khu vực,
    nhưng sản phẩm rau quả chế biến của nước ta đã khẳng định được vị thế là một
    trong những nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu tương đối cao, góp phần
    thực hiện chiến lược xuất khẩu cũng như CNH-HĐH. Những năm 70 và 80, sản
    phẩm rau quả chế biến của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Liên xô,các
    nước Đông Âu và đã tạo được uy tín nhất định. Cuộc khủng hoảng kinh tế và
    chính trị vào đầu những năm 90 của hệ thống các nước XHCN ở Liên xô và Đông
    Âu đã có những tác động to lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Công nghiệp chế biến
    rau quả không nằm ngoài tình trạng đó. Thị trường tiêu thụ sản phẩm truyền thống
    rau quả chế biến bị thu hẹp một cách đáng kể. Nhưng cũng từ thách thức đó lại là
    cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành hàng rau quả đổi mới
    công nghệ và tích cực tìm kiếm và phát triển được một số thị trường mới như Nhật
    Bản, EU, Mỹ. Những kết quả bước đầu còn rất hạn chế và khiêm tốn. Hơn nữa,
    đầu tư đổi mới công nghệ của các nhà máy chế biến chưa được quan tâm đúng
    mức. Công tác bảo đảm nguyên liệu rau quả chưa đáp ứng được yêu cầu của chế
    biến, thực tế đã gây lãng phí lớn trong đầu tư. Điều đó ảnh hưởng lớn tới năng
    suất, chất lượng cũng như chi phí sản xuất. Thực trạng phát triển chưa bền vững
    và ổn định đó có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân thuộc về chính sách
    phát triển chưa hợp lý và còn bất cập có tác động rất lớn. Hơn nữa cũng do thói
    quen thích tiêu dùng rau quả tươi của người Việt Nam cũng chưa thay đổi.
    Tình hình sản xuất kinh doanh của công nghiệp chế biến rau quả thời gian
    qua là không ổn định. Một câu hỏi lớn được đặt ra là tại sao chúng ta có những
    nguồn lực rất tiềm năng về nguyên liệu rau quả của vùng nhiệt đới, nguồn nhân
    2
    lực dồi dào, đầu ra của sản phẩm rau quả chế biến vẫn còn rộng mở, nhưng ngành
    công nghiệp chế biến rau quả ở nước ta lại chưa phát triển mạnh so với một số
    ngành chế biến nông sản khác cũng như so với một số nước trong khu vực và trên
    thế giới có cùng điều kiện?
    Nghiên cứu và tìm ra con đường phát triển công nghiệp chế biến rau quả
    trong bối cảnh hội nhập là cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
    Từ đó, đề tài:"Phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở Việt Nam trong
    quá trình hội nhập " được chọn làm Luận án tiến sĩ.
    2. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu đề tài
    Chủ đề nghiên cứu này trong thời gian qua đã được một số tác giả, tổ chức
    nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Tuy nhiên việc nghiên cứu phát triển
    công nghiệp chế biến rau quả trong những bối cảnh mới của nền kinh tế mở, mức
    độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực phát triển
    thì chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Các công cụ như chuỗi cung ứng và
    giá trị gia tăng cũng chưa được nghiên cứu nhiều nhằm tạo ra những cơ sở khoa
    học cho các chính sách và biện pháp phát triển công nghiệp chế biến rau quả.
    3. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Nghiên cứu lý luận chung về phát triển công nghiệp chế biến rau quả trong
    điều kiện hội nhập. Từ đó phân tích thực trạng phát triển công nghiệp chế biến rau
    quả ở Việt Nam những năm qua với những mặt tốt cần phát huy, đồng thời chỉ ra
    những hạn chế và những nguyên nhân. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn luận án
    đề xuất một số biện pháp góp phần phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở
    Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế. Đề tài nghiên cứu vừa có ý nghĩa lý
    luận và ý nghĩa thưc tiễn.
    4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của luận án
    Luận án nghiên cứu ngành công nghiệp chế biến rau quả với các doanh
    nghiệp trong ngành ở mọi thành phần kinh tế, trong đó tập trung chủ yếu vào Tổng
    công ty rau quả, nông sản Việt Nam(VEGETEXCO). Luận án nghiên cứu các nội
    dung phát triển công nghiệp chế biến rau quả từ bảo đảm nguyên liệu chế biến,
    phát triển thị trường tiêu thụ cũng như những vấn đề liên kết kinh tế nhằm phát
    triển công nghiệp chế biến rau quả. Sản phẩm dứa chế biến là mặt hàng được tập
    trung nghiên cứu chủ yếu với từng nội dung thích hợp trong luận án.
    3
    Thời gian nghiên cứu trong luận án: số liệu, tình hình được nghiên cứu và
    khảo sát chủ yếu là giai đoạn 2000-2004.
    5. Các phương pháp nghiên cứu
    Luận án được nghiên cứu với phương pháp tư duy chung nhất là duy vật
    biện chứng và duy vật lịch sử. Hệ thống phương pháp cụ thể đã được vận dụng
    trong khi thực hiện luận án. Các phương pháp cụ thể được vận dụng bao gồm:
    - Thu thập, nghiên cứu nguồn tài liệu thứ cấp cả trong nước và ngoài nước
    như sách, tạp chí, các báo cáo tổng kết của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý
    chuyên ngành rau quả. Nguồn tài liệu đã được tập hợp và phân loại phục vụ cho
    quá trình nghiên cứu luận án;
    - Phương pháp nghiên cứu qua điều tra trực tiếp tại thực địa để có nguồn tài
    liệu sơ cấp. Chúng tôi đã trực tiếp trao đổi, phỏng vấn một số Giám đốc, các nhà
    quản trị một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rau quả, các cơ quan quản lý
    nhà nước thuộc Bộ NN&PTNT, Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại. Luận án đã
    vận dụng phương pháp điều tra thăm dò thái độ người tiêu dùng tiềm năng với
    nhóm sản phẩm rau quả chế biến với mẫu được lựa chọn tại thị trường Hà Nội.
    - Phương pháp phân tích, đối chiếu và so sánh được vận dụng trong quá
    trình nghiên cứu luận án.
    - Luận án cũng đã nghiên cứu và vận dụng một số mô hình trong kinh tế, cụ
    thể chúng tôi đã vận dụng mô hình dự báo cầu thị trường với chỉ tiêu kim ngạch
    xuất khẩu rau quả. Phương pháp dự báo theo mô hình tuyến tính được lựa chọn để
    vận dụng. Chúng tôi đã sử dụng phần mềm SPSS trong quá trình thực hiện
    phương pháp nhằm đưa ra những kết quả nhanh chóng và có hiệu quả. Ngoài ra
    các mô hình chuỗi giá trị, ma trận sản phẩm/ thị trường cũng được luận án nghiên
    cứu và vận dụng.
    6. Đóng góp của luận án
    Luận án đã có những đóng góp chủ yếu sau đây:
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về phát triển công nghiệp chế
    biến rau quả trong điều kiện hội nhập, trong đó mô hình kim cương của M.Porter
    4
    được vận dụng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển CNCBRQ;
    - Phân tích và đánh giá đúng thực trạng phát triển CNCBRQ ở Việt Nam và
    các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển CNCBRQ, đặc biệt là những hạn chế và
    thách thức, chỉ ra những nguyên nhân làm cơ sở thực tiễn cho các biện pháp phát
    triển hơn nữa ngành công nghiệp này trước những yêu cầu hội nhập hiện nay ở
    Việt Nam;
    - Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển CNCBRQ trong điều kiện hội
    nhập hiện nay ở Việt Nam. Phân tích SWOT được vận dụng nhằm nêu ra những
    định hướng chiến lược cho CNCBRQ ở Việt Nam. Chuỗi cung ứng và chuỗi giá
    trị đã được vận dụng nghiên cứu như những công cụ để xác lập những căn cứ cho
    biện pháp tăng cường liên kết kinh tế cả trong nước và với nước ngoài của ngành
    hàng rau quả.
    7. Giới thiệu bố cục của luận án
    Ngoài Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Luận án gồm :
    Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về phát triển công nghiệp chế biến
    rau quả trong điều kiện hội nhập
    Chương 2. Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp chế biến rau quả
    ở Việt Nam
    Chương 3. Phương hướng và biện pháp phát triển công nghiệp chế biến
    rau quả ở Việt Nam trong quá trình hội nhập
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...