Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến nông sản và vai trò của nó trong bảo đảm hậu cần tại chỗ cho khu vực

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản (CNCBNS) là
    một chủ trương chiến lược của Đảng trong tiến trình công nghiệp hoá,
    hiện đại hoá (CNH, HĐH) nền kinh tế nước ta.
    Trong những năm gần đây, CNCBNS nước ta có những bước phát
    triển đáng kể. Đến nay, đã có hàng chục ngàn cơ sở CNCBNS thuộc các
    thành phần kinh tế (TPKT) với các loại qui mô khác nhau. Tuy nhiên,
    chế biến nông sản ở nước ta vẫn là ngành công nghiệp nhỏ bé, công
    nghệ lạc hậu; phát triển các cơ sở CNCBNS chưa gắn với phát triển vùng
    nguyên liệu (VNL). Hàng hoá nông sản tiêu thụ trên thị trường, kể cả thị
    trường trong nước và xuất khẩu cơ bản là nguyên liệu thô hoặc sản phẩm
    sơ chế nên giá trị không cao, khả năng cạnh tranh thấp. Do đó, hiệu quả
    của sản xuất nông nghiệp còn thấp, thất thoát sau thu hoạch lớn, ngành
    nghề và dịch vụ chưa phát triển và chưa tạo được nhiều việc làm cho
    người lao động nhất là ở nông thôn. Tác động của CNCBNS đến việc
    thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh. Vì vậy, đẩy mạnh phát
    triển CNCBNS là một yêu cầu cấp thiết đối với nước ta hiện nay.
    Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), một vùng châu thổ rộng lớn có nhiều
    tiềm năng, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của
    đất nước. Cùng với cả nước sau 20 năm đổi mới, các tỉnh ĐBSH đã có
    nhiều chuyển biến tích cực cả về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,
    giao thông, vận tải, văn hoá xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
    Cùng với sự phát triển khá mạnh của sản xuất nông nghiệp, CNCBNS
    của vùng đã phát triển dưới nhiều hình thức, quy mô và loại hình sở hữu
    về tư liệu sản xuất. Điều đó, đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
    theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH). Song, khâu chế
    biến còn chưa phát triển ngang tầm với tiềm năng của vùng. Trong nhiều
    trường hợp, CNCBNS chưa với tới đã gây thiệt hại không nhỏ cho người
    sản xuất nông sản.
    Sự phát triển CNCBNS không chỉ thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông
    thôn tăng trưởng và phát triển mà còn có vai trò quan trọng đối với quá
    2
    trình củng cố, xây dựng và nâng cao khả năng bảo đảm hậu cần (BĐHC)
    tại chỗ cho khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh (thành phố).
    Nhờ sự phát triển CNCBNS, công tác BĐHC cho KVPT trong những
    năm qua đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực; vừa góp phần nâng
    cao đời sống của cán bộ, chiến sĩ, vừa tạo ra tiềm lực kinh tế, sẵn sàng
    đáp ứng nhu cầu của KVPT khi có tình huống chiến tranh xảy ra. Tuy
    nhiên, trong quá trình phát triển CNCBNS, vấn đề kết hợp kinh tế với
    quốc phòng chưa được các cơ sở chế biến quán triệt đầy đủ, vai trò của
    CNCBNS trong BĐHC tại chỗ cho KVPT chưa cao. Sản phẩm chế biến
    còn đơn điệu, chưa có nhiều sản phẩm đáp ứng có hiệu quả nhu cầu hậu
    cần KVPT trong điều kiện có chiến tranh.
    Để tiếp tục tạo bước phát triển mạnh của CNCBNS vùng ĐBSH và
    phát huy hơn nữa vai trò của nó trong BĐHC tại chỗ cho KVPT, trước
    hết cần phải có sự nhận thức đúng đắn về mặt lý luận và đánh giá đúng
    thực trạng. Trên cơ sở đó, xác định bước đi và cách làm phù hợp. Với
    mong muốn đóng góp vào quá trình đó, tác giả lựa chọn đề tài: "phát triển
    CNCBNS và vai trò của nó trong bảo đảm hậu cần tại chỗ cho KVPT tỉnh
    (thành phố) vùng ĐBSH hiện nay"
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...