Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát triển công nghiệp chế biến nông
    sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay





    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất nước ta đang trong thời kỳ thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa. Là một nước nông nghiệp nên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước
    ta, việc phát triển công nghiệp chế biến nói chung, công nghiệp chế biến nông sản nói
    riêng có vai trò rất quan trọng. ý thức được điều đó, khi xác định nội dung, nhiệm vụ của
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đại hội lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ: "Đặc biệt coi trọng
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm,
    ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản" [15, 86]. Hội nghị
    BCHTW Đảng lần thứ 4 (khóa VIII) lại nhấn mạnh: "Ưu tiên phát triển công nghiệp chế
    biến gắn với phát triển nguồn nguyên liệu nông sản, thủy sản, sản xuất hàng xuất khẩu và
    các mặt hàng tiêu dùng ." [12, 55].
    Tiền Giang là một trong 12 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng khá
    phong phú về nông nghiệp. Ngoài cây lúa với sản lượng thóc hàng năm tương đối lớn -
    năm 1999 đạt hơn 1,3 triệu tấn - Tiền Giang còn có nhiều loại cây khác là nguồn nguyên
    liệu phong phú cho ngành công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh như: khóm (dứa), mía,
    dừa, cây ăn quả các loại. Riêng cây ăn quả với diện tích hơn 40.000 ha - diện tích vườn
    cây ăn quả lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long - chuyên canh, thâm canh các loại cây
    đặc sản: cam, quýt, bưởi, nhãn, sầu riêng, xoài . hàng năm cho sản lượng khá lớn, từ
    300.000 tấn đến 350.000 tấn.
    Xuất phát từ nét đặc thù của tỉnh, Đại hội Tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ VI (1996 - 2000)
    đã đề ra chiến lược phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa, trong đó đặc biệt tập trung phát triển công nghiệp chế biến từ thế mạnh
    nguyên liệu nông - lâm - ngư nghiệp của Tiền Giang. Thực hiện chiến lược đó, trong
    những năm qua, ngành công nghiệp chế biến nông sản tỉnh đã có những bước phát triển
    nhất định, đóng góp đáng kể vào giá trị GDP hàng năm, chiếm tỷ trọng lớn trong kim
    ngạch xuất khẩu, tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự chuyển
    dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.




    Tuy nhiên, so với tiềm năng của sản xuất nông nghiệp thì việc phát triển công
    nghiệp chế biến nông sản của tỉnh trong những năm qua còn chậm, chưa tương xứng, tạo
    ra sự mất cân đối lớn giữa khâu sản xuất nông sản nguyên liệu với khâu chế biến nguồn
    nguyên liệu đó. Vì thế, vấn đề "Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền
    Giang hiện nay" là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Tôi chọn đề tài này
    làm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản là một trong những
    vấn đề kinh tế được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Có thể kể một số công trình, bài
    viết liên quan đến đề tài này sau đây:
    - "Phát triển công nghiệp chế biến, một biện pháp thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu
    kinh tế" của TS Nguyễn Trung Quế - Võ Minh (năm 1995).
    - "Sản xuất - thị trường - lưu thông hàng hóa và những biện pháp phát triển thị
    trường nông sản hàng hóa" của TS Nguyễn Tiến Mạnh (1996).
    - "Công nghiệp chế biến nông thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long" của Nguyễn
    Thị Lệ Hoa - Lê Hùng (1996).
    - "Quan tâm đến công nghiệp chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm" của
    GS, PTS Nguyễn Kim Vũ (1997).
    - "Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Tây Ninh trong quá trình công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Hồ Cương Quyết (1997).
    - "Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản của Đồng bằng sông Cửu Long" của
    Đặng Phong Vũ (1997).
    - "Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam" của GS,TS Ngô Đình Giao chủ
    biên (1998).
    - "Nhu cầu về nông sản phẩm với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và
    nông thôn hiện nay ở Việt Nam" của Nguyễn Hữu Thảo (1998).




    - "Phát triển công nghiệp chế biến ở thành phố Hồ Chí Minh" của Bùi Thị
    Quỳnh Hương (1998).
    - "Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở Phú Thọ trong quá trình công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Đặng Đình Vượng (1999).
    - "Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu ở nước ta" của TS Nguyễn
    Đình Long (1999).
    - "Đầu ra cho sản phẩm - Những vấn đề cần giải quyết trong lĩnh vực nông nghiệp và
    nông thôn hiện nay ở Việt Nam" của Nguyễn Hữu Thảo (1999).
    - "Một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ nông phẩm của Đồng bằng
    sông Cửu Long" của Đặng Phong Vũ (1999).
    Trong đề tài này, tôi đi sâu phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt
    ra đối với việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh Tiền Giang trong những
    năm tới.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ thêm vai trò và sự cần thiết phải phát triển
    công nghiệp chế biến nông sản, đánh giá đúng đắn những thành tựu, tồn tại của công
    nghiệp chế biến nông sản ở Tiền Giang trong thời gian qua, cùng những vấn đề đặt ra
    cần giải quyết trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, đưa ra và phân tích có căn cứ khoa
    học các phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh
    trong thời gian tới.
    Thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
    - Phân tích vai trò của công nghiệp chế biến nông sản và những nhân tố ảnh
    hưởng đến sự phát triển của nó ở tỉnh Tiền Giang.
    - Đánh giá những thành tựu, yếu kém của việc phát triển công nghiệp chế biến
    nông sản của tỉnh từ 1991 đến nay.




    - Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, luận văn đưa ra phương hướng và các giải
    pháp cơ bản để phát triển công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh Tiền Giang trong thời
    gian tới (đến năm 2010).
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đề tài lấy việc phân tích thực trạng, đưa ra và luận giải các phương hướng và
    giải pháp cơ bản phát triển công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh Tiền Giang làm đối
    tượng nghiên cứu.
    Những nội dung gắn với mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của luận
    văn được trình bày dưới góc độ của chuyên ngành KTCT xã hội chủ nghĩa, mã số
    5.02.01. Do vậy, việc phân tích, luận giải chỉ dừng lại ở những vấn đề cơ bản, chủ yếu.
    - Về thời gian, luận văn giới hạn việc khảo sát thực trạng phát triển công nghiệp
    chế biến nông sản ở Tiền Giang từ năm 1991 đến nay và phương hướng, giải pháp đến
    năm 2010.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Luận văn được hình thành trên cơ sở vận dụng những quan điểm lý luận của chủ
    nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Những quan điểm của Đảng, Nhà nước từ Đại
    Hội VI của Đảng đến nay; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần V và VI.
    Đồng thời, luận văn có tham khảo và tiếp thu có chọn lọc ý kiến của các nhà kinh tế học,
    các nhà hoạt động thực tiễn qua các công trình, bài viết của họ có liên quan đến đề tài.
    Luận văn đặc biệt chú trọng nghiên cứu, khái quát tình hình hoạt động thực tiễn của công
    nghiệp chế biến nông sản của tỉnh trong thời gian vừa qua.
    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin,
    đồng thời cũng sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để giải
    quyết những vấn đề đặt ra của luận văn.
    6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn




    - Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò và những nhân tố ảnh hưởng đến
    sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    ở Tiền Giang.
    - Giải quyết những vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa các khâu: sản xuất
    nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ nông sản chế biến ở Tiền Giang.
    - Đề xuất về phương hướng và các giải pháp cơ bản phát triển công nghiệp chế
    biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang giai đoạn hiện nay.
    7. ý nghĩa của luận văn
    Luận văn là một công trình nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn xây dựng, phát
    triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
    đại hóa đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng. Nó có thể được sử dụng làm tài liệu
    tham khảo cho việc xây dựng các chủ trương, chính sách, kế hoạch, đề án phát triển kinh
    tế - xã hội ở Tiền Giang trong những năm tới.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương, 7 tiết và danh mục tài liệu
    tham khảo.




    Chương 1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...