Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN:
    Phát triển công nghiệp chế biến
    nông lâm sản ở
    thành phố Hồ Chí Minh




    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản là một trong những nội dung quan
    trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa.
    Thực tiễn chỉ ra rằng, một số nước trên thế giới nhờ tiến hành phát triển công
    nghiệp chế biến (các nước đi trước như Anh, Pháp, Mỹ, Đức . các nước đi sau như Nhật
    Bản, Đài Loan, Singapore .) đã thúc đẩy các ngành kinh tế quốc dân, đem lại hiệu quả
    kinh tế xã hội cao.
    Việc nghiên cứu tiếp cận công nghiệp chế biến của các nước này để tìm ra
    phương hướng, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm hải sản ở Việt Nam là
    việc làm cần thiết.
    Trong những năm gần đây, nhất là khi phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành
    phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
    XHCN, công nghiệp chế biến ở nước ta có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã
    hội. Một số sản phẩm của công nghiệp chế biến nông lâm hải sản có giá trị xuất khẩu
    tăng như chè, cà phê, cao su, thủy hải sản . thu được nguồn ngoại tệ lớn. Tuy vậy, ngành
    công nghiệp chế biến nông lâm hải sản có những hạn chế như chất lượng chế biến nông
    sản chưa cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn thấp. Khắc phục những điều này
    chính là lời giải thiết thực đối với công nghiệp chế biến nói chung và ở thành phố Hồ Chí
    Minh nói riêng.
    Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố công nghiệp ở miền Nam, là chỗ dựa
    cho các tỉnh đồng bằng Nam bộ, cực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Là một thành phố
    công nghiệp lớn, do vậy thành phố Hồ Chí Minh phải nỗ lực xây dựng, phát triển các
    ngành công nghiệp của thành phố, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Làm được
    điều này không những kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phát triển, đời sống nhân dân




    thành phố Hồ Chí Minh được nâng cao, mà còn thúc đẩy kinh tế các tỉnh phía Nam và
    kinh tế cả nước.
    Vì vậy, tôi chọn đề tài "Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thành
    phố Hồ Chí Minh" làm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Trong các văn kiện của Đại hội Đảng, việc phát triển nông nghiệp toàn diện luôn
    chú trọng đến công nghiệp chế biến.
    Trên các tạp chí nghiên cứu, cho đến nay có một số bài viết của các nhà nghiên
    cứu về công nghiệp chế biến nông sản: Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam của
    GS. TS Ngô Đình Giao, Phát triển công nghiệp chế biến, một biện pháp thúc đẩy chuyển
    đổi cơ cấu kinh tế của TS Nguyễn Trung Quế .
    Trong đề tài này, chúng tôi phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra đối
    với công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tới.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở phân tích những đặc điểm và thực trạng của công nghiệp chế biến
    nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh, tìm ra những giải pháp để phát triển hơn nữa
    doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản của thành phố trong những năm tới.
    Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
    - Phân tích có hệ thống lý luận về ngành công nghiệp chế biến nói chung và
    ngành công nghiệp chế biến nông lâm hải sản nói riêng.
    - Tìm hiểu thực trạng công nghiệp chế biến nông lâm hải sản và những vấn đề
    bức xúc ở thành phố Hồ Chí Minh.
    - Đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát triển doanh nghiệp công nghiệp chế
    biến nông lâm sản của thành phố trong những năm tới.
    4. Phạm vi nghiên cứu




    Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm
    sản tại thành phố Hồ Chí Minh, để đề xuất những giải pháp phát triển ngành công nghiệp
    chế biến nông, lâm sản ở thành phố.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận
    Luận án được hình thành trên cơ sở nhận thức những quan điểm lý luận của các
    nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và
    Nhà nước, tham khảo và tiếp thu có chọn lọc những ý kiến của các nhà kinh tế học và các
    nhà hoạt động kinh tế thực tiễn qua những bài viết trên các tạp chí, tham khảo kinh
    nghiệm của những nước có điều kiện tương tự, khái quát tình hình hoạt động của các
    công ty, xí nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong cả nước và ở thành phố Hồ
    Chí Minh.
    Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu kinh tế - chính trị, chú ý vận dụng
    tổng hợp các phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, nghiên cứu điển hình, phương
    pháp hệ thống, tổng kết thực tiễn và khái quát vấn đề.
    6. Những đóng góp của luận văn
    - Phân tích làm rõ hơn vai trò của công nghiệp chế biến trong quan hệ giữa sản
    xuất nguyên liệu, chế biến nông, lâm sản và tiêu thụ nông, lâm sản chế biến.
    - Trình bày thực trạng ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ
    Chí Minh và nêu bật những vấn đề búc xúc cần giải quyết.
    - Bước đầu đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát triển công nghiệp chế biến
    nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
    văn gồm 3 chương.




    Mục lục
    Trang
    Mở đầu 1
    Chương 1: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản và vai trò của nó 4
    trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung
    1.1. Công nghiệp chế biến và vai trò của công nghiệp chế biến đối với 4
    sự phát triển nông, lâm nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã
    hội nói chung
    1.2. Phát triển công nghiệp chế biến ở một số nước và bài học kinh 12
    nghiệm
    Chương 2: Thực trạng và tiềm năng phát triển công nghiệp chế 20
    biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh
    2.1. Đặc điểm thành phố Hồ Chí Minh với khả năng phát triển công 20
    nghiệp chế biến nông, lâm sản
    2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở 24
    thành phố Hồ Chí Minh
    2.3. Đánh giá chung và những mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết 43
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản phát triển công 50
    nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí
    Minh
    3.1. Những quan điểm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản 50
    ở thành phố Hồ Chí Minh
    3.2. Phương hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, 51
    lâm sản thuộc loại quan trọng
    3.3. Một số giải pháp cơ bản để phát triển công nghiệp chế biến nông, 58
    lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh




    3.4. Một số kiến nghị 66
    Kết luận 69
    Tài liệu tham khảo 71
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...