Chuyên Đề Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜIMỞĐẦU

    Có thể nói cho vay tiêu dùng (CVTD) đang và sẽđóng một vai tròchủđạo trong các dịch vụ ngân hàng. Bởi vì cho vay tiêu dùng không chỉlà khoản mục mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng mà còn vì người tiêu dùng với trình độ dân trí và mức sống ngày càng cao sẽ vay nhiều hơn để tiêu dùng, để nâng cao mức sống bản thân vàđáp ứng các kế hoạch chi tiêu trên cơ sở triển vọng về thu nhập trong tương lai.
    Nhưng hoạt động cho vay tiêu dùng cho đến nay tại Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Vì vậy với tư cách là trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế, các ngân hàng thương mại cần phải thúc đẩy hoạt động đó. Hiện nay đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam thì tín dụng vẫn đang là hoạt động mang lại thu nhập chính, do đó họ cũng rất quan tâm phát triển cho vay tiêu dùng trong thời gian tới. Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương(NHCT) Ba Đình là một Ngân hàng thương mại quốc doanh có mức dư nợ hàng năm lên đến hàng nghìn tỷđồng, trong nhưng năm gần đây hoạt động cho vay tiêu dùng của NHCT Ba Đình đã có những bước phát triển đáng kể, chất lượng cho vay được cải thiện dần qua từng năm.
    Qua thời gian thực tập tại NHCT Ba Đình, em đã cóđiều kiện tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động kinh doanh cua Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng. Làm sao để cùng với việc tăng trưởng dư nợ là chất lượng CVTD không ngừng được nâng cao? Đây không chỉ là một vấn đề trăn trở với NHCT Ba Đình mà còn đối với các NHTM nói chung. Do vậy em chọn đề tài: “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình” để làm đề tài nghiên cứu với hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình nói chung trong những năm tới.
    Ngoài phần mởđầu và kết luận thì nội dung chính được chia thành 3 chương.

    + Chương 1: Khái quát chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại.
    + Chương 2; Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công thương Ba Đình.
    + Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Ba Đình.



    MỤCLỤC

    LỜINÓI ĐẦU 1
    NỘIDUNG 3
    CHƯƠNG 1: KHÁIQUÁTCHUNGVỀCHOVAYTIÊUDÙNG(CVTD) CỦANGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI. 3

    1.1. Khái niệm đặc điểm và phân loại CVTD 3
    1.1.1. Khái niệm CVTD 3
    1.1.2. Đối tượng CVTD 4
    1.1.3. Đặc điểm CVTD 5
    1.2. Các phương thức CVTD 8
    1.2.1. Phân loại CVTD dựa vào mục đích 8
    1.2.2. Căn cứ theo phương thức hoàn trả 9
    1.2.3. Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay 11
    1.2.4. Căn cứ vào nguồn gốc các khoản CVTD 11
    1.3. Các nhân tố tác động đến CVTD 19
    1.3.1. Nhóm các nhân tố khách quan 19
    1.3.2. Nhóm các nhân tố chủ quan 21
    CHƯƠNG 2: THỰCTRẠNGCVTD TẠICHINHÁNH NGÂNHÀNG CÔNGTHƯƠNG(NHCT) BAĐÌNH 24
    2.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng Công Thương Ba Đình 24
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 24
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức nhiệm vụ các phòng ban 26
    2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình 40
    2.2. Thực trạng CVTD tại chi nhánh NHCT Ba Đình 49
    2.2.1. Đối tượng và quy trình CVTD 49
    2.2.2. Thực trạng CVTD tại chi nhánh 51
    2.3. Đánh giá hoạt động CVTD tại chi nhánh 57
    2.3.1. Kết quảđạt được 57
    2.3.2. Nguyên nhân và hạn chế 57
    CHƯƠNG 3: GIẢIPHÁPPHÁTTRIỂN CVTD TẠI NHCT BAĐÌNH 67
    3.1. Định hướng phát triển của NHCT Ba Đình 67
    3.1.1. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2006 67
    3.1.2. Các biện pháp thực hiện 67
    3.2. Các giải pháp 69
    3.2.1. Phải có chính sách cụ thể về CVTD 69
    3.2.2. Hoàn thiện quy trình CVTD 71
    3.2.3. Đa dạng hoá các phương thức cho vay tiêu dùng 72
    3.2.4. Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 73
    3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng 74
    3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 76
    3.2.1. Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 78
    3.3. Một số kiến nghị 79
    3.3.1. Kiến nghịđối với sự quản lý vĩ mô của nhà nước 80
    3.3.2. Kiến nghịđối với ngân hàng nhà nước 81
    3.3.3. Kiến nghịđối với các cấp có liên quan 82
    3.3.4. Kiến nghịđối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam 83
    Kết luận 84
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...