Tài liệu Phát triển chính sách phân phối sản phẩm thiết bị điện của công ty cổ phần Opple Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Phát triển chính sách phân phối sản phẩm thiết bị điện của công ty cổ phần Opple Việt Nam

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Sau cuộc khủng hoảng năm 2008 vừa qua, đến nay dù nền kinh tế đã có những chuyển biến rõ rệt xong những hậu quả tiêu cực mà nó để lại thì vẫn còn tồn tại, là khó khăn và thách thức của biết bao công ty. Trong bối cảnh như hiện nay thì Marketing càng có vị thế. Bởi đây là thời điểm rất quan trọng của mỗi công ty, nó cho thấy sự đứng vững của công ty đó, đồng thời sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình, tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Thị trường là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của mỗi doanh nghiêp mà Marketing là làm thị trường. Chính vì vậy, thực tế đã cho thấy Marketing là công cụ cực kỳ quan trọng, nó giúp doanh nghiệp tìm ra thị trường, tạo ra lợi thế, duy trì và phát triển doanh nghiệp. Đặc biệt là hoạt động phân phối. Có thể nói phân phối là một trong những biến số Marketing hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Hoạt động phân phối giải quyết vấn đề hàng hóa dịch vụ được đưa như thế nào đến tay người tiêu dùng. Các quyết định phân phối thường phức tạp và có ảnh hưởng đến các quyết định khác của công ty. Việc nghiên cứu, phát triển hệ thống kênh phân phối rộng khắp và tiếp cận thị trường mục tiêu không những tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn trên thương trường mà còn giúp doanh nghiệp đạt đựợc lợi thế dài hạn. Hơn nữa, quyết định trong chính sách phân phối trở thành một trong những quyết định quan trọng nhất mà ban lãnh đạo công ty phải thông qua. Ngoài ra, các quyết định trong chính sách phân phối, nhất là các quyết định về kênh phân phối sẽ ảnh hưởng tới các quyết định khác trong chính sách marketing hỗn hợp của công ty, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
    Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm đến phân phối. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp có thể phát triển chính sách phân phối của mình và thực hiện chính sách đó một cách hiệu quả?
    Sau cuộc khủng hoảng năm 2008 đến nay, các doanh nghiệp vẫnđang phải chịu ảnh hưởng, vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức lớn, và ngành kinh doanh thiết bị điện không nằm ngoài những ngành đang phải đối mặt với những thách thức này.
    Công ty Cổ phần Opple Việt Nam là một trong những thành viên trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm thiết bị điện. Là một công ty vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn nhiều hạn chế, chưa đủ mạnh để có thể đầu tư cho quảng cáo, nghiên cứu Marketing, bởi đây là một vấn đề quá sức đối với công ty. Chính vì vậy trong những năm qua công ty đã lựa chọn hoạt động phân phối là hoạt động Marketing chủ đạo của mình. Hiện nay, Opple Việt Nam là đơn vị đầu tiên, duy nhất chính thức nhập khẩu và phân phối sản phẩm thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng Opple Lighting tại ViệtNam - một nhãn hiệu đèn số một trên thế giới hiện nay. Với mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất, giá thành hợp lý, Opple Việt Nam đã đem đến sản phẩm đèn có giá trị cao, thời trang và sang trọng. Hiện tại dù đã mở rộng thị trường nhưng thị trường chính của công ty là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực tập tại công ty, qua khảo sát và điều tra phỏng vấn, em nhận thấy hiện tại công ty đang gặp một số vấn đề khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, mà xuất phát từ một số quyết định trong chính sách phân phối sản phẩm của công ty. Chính vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển chính sách phân phối sản phẩm thiết bị điện của công ty Cổ phần Opple ViệtNam”
    1.2 Xác lập và tuyên bố các vấn đề trong đề tài
    Đề tài đặt trọng tâm vào vấn đề nghiên cứu việc phát triển chính sách phân phối sản phẩm thiết bị điện của công ty cổ phần Opple Việt Nam,
    Nội dung nghiên cứu vào các vấn đề sau:
    - Xác lập mục tiêu và phạm vi nghiên cứu trong đề tài
    - Thu thập các dữ liệu về xây dựng và thực hiện các chính sách phân phối của công ty.
    - Phân tích và xử lý các dữ liệu thu thập được. Từ đó đánh giá thực trạng, tìm ra những hạn chế nguyên nhân tồn tại của việc xây dựng và thực hiện chính sách phân phối của công ty.
    - Đưa ra các giải pháp và kiến nghị để phát triển chính sách thiết bị điện của công ty cổ phần Opple Việt Nam
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
    - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về phát triển chính sách phân phối ở công ty sản xuất kinh doanh từ đó áp dụng vào hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả
    - Mục tiêu chính là hướng đề tài tới nghiên cứu chính sách phân phối thể hiện qua các chính sách thiết kế và quản lý kênh phân phối của công ty, qua đó có thể đánh giá được một phần hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Opple Việt Nam.
    - Tìm ra ưu, nhược điểm và nguyên nhân tồn tại trong chính sách phân phối mà công ty đang thực hiện: ví dụ trong quyết định lựa chọn cấu trúc kênh, tổ chức kênh, quản lý kênh
    - Trên cơ sở đó sẽ đưa ra đề xuất và những kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong chính sách phân phối mà công ty đang thực hiện
    1.4 Phạm vi nghiên cứu
    Do khả năng có hạn và để công việc nghiên cứu thật sự có hiệu quả, em xin thực hiện đề tài trong phạm vi sau:
    Phạm vi về thời gian:
    Luận văn nghiên cứu từ thực trạng phát triển chính sách phân phối sản phẩm thiết bị điện của công ty Cổ phần Opple Việt Nam với phạm vi thực tiễn từ năm 2007 – 2010
    Phạm vi nội dung
    - Mặt hàng: các sản phẩm thiết bị điện chủ yếu là các sản phẩm thiệt bị chiếu sáng, các loại bóng đèn và một số sản phẩm khác đi kèm với chúng
    - Thị trường: Các chính sách mà công ty đang áp dụng được thực hiện chủ yếu theo các loại kênh mà công ty đang sử dụng. Vì vậy để đánh giá chính xác và hiệu quả chính sách phân phối của công ty, em xin được nghiên cứu thị trường chính của công ty. Thị trường chính của công ty thuộc hai thành phố lớn: Hà Nội và Hồ Chí Minh
    - Khách hàng của công ty: trong phạm vi khách hàng cần điều tra là NPP/ĐL phân phối sản phẩm thiết bị điện của công ty
    1.5 Kết cấu của luận văn
    Khung kết cấu của luận văn tốt nghiệp đại học được quy định theo chuẩn của trường Đại học Thương Mại, có quy cách từ 45- 50 trang ([​IMG]5) đánh máy. Ngoài các phần như tóm lược, lời cảm ơn, danh mục các bảng biểu, hình vẽ, danh mục các từ viết tắt, mục lục, phục lục, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 4 chương có nội dung chủ yếu sau :
    CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM Ở CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA CÔNG TY CỒ PHẦN OPPLE VIỆT NAM
    CHƯƠNG 4 : CÁC KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUÁT VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN OPPLE VIỆT NAM












    CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH
    2.1 Một số khái niệm cơ bản
    Chính sách phân phối hàng hóa thể hiện cách thức mà doanh nghiệp cung ứng sản phẩm cho khách hàng trên thị trường xác định. Nội dung cơ bản của chính sách phân phối trong marketing sản phẩm chính là thiết kế và quản lý mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp khi muốn đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mà mạng lưới bán hàng là tập hợp các kênh với sự tham gia của các chủ thể khác nhau có sức mạnh và uy tín khác nhau để đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến các khách hàng, người tiêu dùng một cách thành công. Để hiểu rõ hơn về chính sách phân phối ta cần đề cập đến một vấn đề quan trọng đó là kênh phân phối
    Có nhiều quan niệm về kênh phân phối, tùy theo những góc độ khác nhau mà mà đưa ra khái niệm khác nhau. Sau đây là một số quan điểm về kênh phân phối:
    Theo quan điểm của người sản xuất:
    Kênh phân phối là con đường để đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Theo quan điểm này thì người ta quan tâm nhiều đến sự dịch chuyển của hàng hóa, dịch vụ qua các trung gian phân phối.
    Theo quan điểm của người tiêu dùng:
    Kênh phân phối là hình thức liên kết lỏng lẻo của các công ty liên doanh để cùng thực hiện mục đích thương mại
    Theo quan điểm của trung gian thương mại:
    Kênh phân phối là một dãy quyền sở hữu các hàng hóa khi chúng chuyển qua các tổ chức khác nhau
    Theo quan điểm Marketing:
    Kênh phân phối là một sự tổ chức hệ thống các quan hệ bên ngoài doanh nghiệp để quản lý các hoạt động phân phối sản phẩm nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp trên thị trường
    Theo quan điểm tổng quát:
    Kênh phân phối là tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng. Nói cách khác, kênh phân phối tạo ra dòng chảy từ người sản xuất, có thể qua hoặc không qua người trung gian và đến người mua cuối cùng. Tất cả những người tham gia vào kênh phân phối gọi là các thành viên kênh
    Từ những quan điểm trên ta có thể hiểu rõ hơn về kênh phân phối, từ đó ta có khái niệm về chính sách phân phối như sau: ”Chính sách phân phối là toàn bộ những quyết định liên quan trực tiếp tới dòng vận động hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng”.
    Hay: chính sách phân phối vận động hàng hóa là một tổ hợp các định hướng, nguyên tắc, biện pháp và các quy tắc hoạt động được doanh nghiệp chấp nhân, tôn trọng và thực hiện đối với việc lựa chọn kênh phân phối và phân công nhiệm vụ Marketing giữa các chủ thể khác nhau tham gia vào kênh phân phối
    Theo WWW.quantrichienluoc.vn
    2.2 Khái quát về chính sách phân phối sản phẩm
    Như chúng ta đã biết, chính sách phân phối thể hiện cách thức mà doanh nghiệp cung ứng hàng hóa đến khách hàng trên thị trường xác định. Nó có vai trò quan trọng trong việc rút ngắn thời gian trong quá trình lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi mua hàng hóa, đồng thời góp phần trong việc tiết kiệm trong dự trữ, bảo quản hàng hóa. Một chính sách phân phối đựơc coi là hợp lý khi nó phản ánh được sự phối hợp về mặt không gian và mặt thời gian giữa các thành phần trung gian, xác định hợp lí các phương tiện kỹ thuật phục vụ khâu kinh doanh, lựa chọn chính xác người phân phối, kênh phân phối, tổ chức tiếp cận kịp thời và chuẩn xác nhằm đảm bảo kênh phân phối được trôi chảy. Việc xây dựng chính sách phân phối không chỉ có tác dụng đơn thuần là nâng cao khả năng cung ứng hàng hóa mà nó còn kích thích sự tăng trưởng nhu cầu hàng hóa trên thị trường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề phát triển chính sách phân phối sản phẩm ta cần phải hiểu rõ về bản chất, vai trò cũng như chức năng của chính sách phân phối để có thể đưa ra quyết định hợp lý nhất
    2.2.1 Bản chất của chính sách phân phối
    Như đã biết, trong chính sách phân phối vấn đề quan trọng trọng tâm nhất, chính quyết định hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp, một hệ thống trung gian phân phối.Vì vậy, bản chất của một chính sách phân phối là có một hệ thống kênh phân phối hợp lý đối với chính sách mà công ty đã đưa ra
    Vậy vì sao phải có các trung gian phân phối?
    Thứ nhất, đó là muốn hàng hóa dịch vụ được đưa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, mỗi doanh nghiệp đều cần đến sự giúp đỡ của các trung gian trong hệ thống kênh phân phối. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải ứng phó với rất nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý kênh phân phối, các thành viên tham gia trong kênh, cũng như phải đặc biệt lưu ý khi đưa ra chính sách phù hợp. Tuy nhiên các doanh nghiệp luôn sẵn sàng chuyển giao một phần công việc tiêu thụ sản phẩm của mình cho người trung gian. Bởi lợi ích mà các trung gian đem lại là rất lớn. Nhưng làm thế nào để các trung gian đó có thể hoạt động một cách hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải có những quyết định đúng đắn, một chính sách phù hợp.
    Thứ hai, giả sử doanh nghiệp không sử dụng các trung gian phân phối thì doanh nghiệp sẽ phải phân phối một cách trực tiếp tới tay người tiêu dùng, như vậy là doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn để có thể bán được hàng. Cho nên, thông qua việc sử dụng trung gian phân phối sẽ góp phần giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp, từ đó gia tăng lợi nhuân cho doanh nghiệp.
    Thứ ba, nếu là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sẽ không đủ lực để có thể tiến hành Marketing trực tiếp, thông qua các trung gian phân phối, hàng hóa dịch vụ sẽ được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn và đến tay họ nhanh hơn
    Các trung gian có thể điều hòa dòng hàng hóa và dịch vụ. Việc này là rất cần thiết để giảm bớt sự khác biệt chủng loại sản phẩm của hàng hóa dịch vụ do người sản xuất tạo ra và chủng loại sản phẩn hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng yêu cầu, .
    Ngoài ra thực chất của một chính sách phân phối không chỉ dừng lại ở các quyết định hàng vào kênh phân phối mà còn là các vấn đề liên quan đến tổ chức, vận động hợp lí hàng hóa, là việc chuyển giao giữa các chủ thể tham gia, là các hoạt động hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm như các hoạt động bán hàng, các dịch vụ sau bán hàng hay các hoạt động trong vấn đề trưng bày sản phẩm

    2.2.2 Vai trò của chính sách phân phối sản phẩm
    - Chính sách phân phối đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng bằng những hình thức hợp lý với mục đích mang lại lợi nhuận và tài sản vô hình cao nhất cho doanh nghiệp
    - Giúp doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối hợp lý, giúp cho quá trình kinh doanh được an toàn, đồng thời tăng cường khả năng liên kết giữa các chủ thể tham gia, giảm sự cạnh tranh trên thị trương
    - Chính sách phân phối là công cụ tích cực, có hiệu quả trong việc điều chỉnh, và quản lý thị trường, tạo sự ăn khớp giữa cung và cầu hàng hóa
    2.2.3 Chức năng của chính sách phân phối
    Chính sách phân phối lựa chọn và quản lý các kênh thương mại để sản phẩm chiếm lĩnh thị trường mục tiêu đúng thời điểm và phát triển hệ thống logistic và vận chuyển sản phẩm Nó góp phần quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hóa từ nhà sản xuất đến nơi người tiêu dùng. Nó có một số chức năng cơ bản sau:
    - Chức năng tiêu thụ hàng hóa, vận chuyển và dự trữ hàng hóa
    - Chức năng thông tin thu thập và phổ biến thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các thành viên tham gia lực lượng bán.
    - Chức năng yểm trợ và xúc tiến hỗn hợp trong khuôn khổ mỗi kênh.
    - Chức năng chia sẻ rủi ro với các thành viên kênh.
    - Chức năng thiết lập mối quan hệ.
     
Đang tải...