Tiến Sĩ Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Đóng góp mới của luận án 3
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt 5
    1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 5
    1.1.2. Vai trò của phát triển chăn nuôi lợn thịt 9
    1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi lợn thịt 11
    1.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn thịt 13
    1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt 19
    1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt 25
    1.2.1. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn thịt ở một số nước trên thế giới 25
    1.2.2. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam 29
    1.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển chăn nuôi lợn thịt 34
    TÓM TẮT CHƯƠNG 1 37
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
    2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 38
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên 38
    2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 42
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 43
    2.2.1. Tiếp cận nghiên cứu 43
    2.2.2. Khung phân tích phát triển chăn nuôi lợn thịt 44
    2.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 45
    2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin 46
    2.2.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 48
    2.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 51
    TÓM TẮT CHƯƠNG 2 53
    Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT
    Ở TỈNH THANH HÓA 54
    3.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hóa 54
    3.1.1. Tổng quan tình hình thực hiện các chủ chương, chính sách phát
    triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hóa 54
    3.1.2. Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn thịt 59
    3.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chăn nuôi lợn thịt 63
    3.1.4. Các nguồn lực trong phát triển chăn nuôi lợn thịt 66
    3.1.5. Vấn đề môi trường trong phát triển chăn nuôi lợn thịt 68
    3.1.6. Quá trình sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hóa 70
    3.1.7. Kết quả và hiệu quả phát triển chăn nuôi lợn thịt 80
    3.1.8. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn
    nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hóa 94
    3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh
    Thanh Hóa 101
    3.2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài 101
    3.2.2. Nhóm yếu tố bên trong 104
    TÓM TẮT CHƯƠNG 3 111
    Chương 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở TỈNH THANH HOÁ 112
    4.1. Định hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hóa 112
    4.2. Những giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn thịt 113
    4.2.1. Hoàn thiện một số cơ chế, chính sách 113
    4.2.2. Hoàn thiện quy hoạch liên quan đến phát triển chăn nuôi lợn thịt 117
    4.2.3. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chăn nuôi
    lợn thịt 122
    4.2.4. Tăng cường nguồn lực cho phát triển chăn nuôi lợn thịt 130
    4.2.5. Tăng cường kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt 134
    4.2.6. Ổn định và phát triển thị trường tiêu thụ lợn thịt 143
    4.2.7. Hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn thịt 144
    4.2.8. Tăng cường liên kết bốn nhà trong chăn nuôi lợn thịt 145
    TÓM TẮT CHƯƠNG 4 146
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147
    1. Kết luận 147
    2. Kiến nghị 149
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
    ĐẾN LUẬN ÁN 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 159
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam có lợi thế để phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn
    thịt nói riêng, chăn nuôi lợn thịt đã thực sự trở thành lĩnh vực sản xuất không thể
    thiếu trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn. Thực hiện công cuộc đổi
    mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua cùng với ngành chăn nuôi nói
    chung, lĩnh vực chăn nuôi lợn thịt nói riêng đã có bước phát triển toàn diện và đạt
    được những thành tựu to lớn. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chăn nuôi lợn
    còn là một trong các ngành có tác động mạnh mẽ tới thu nhập và tạo công ăn việc
    làm cho dân cư nông thôn, nhất là trong bối cảnh dân số tăng cao (Trần Đình
    Thao, 2013). Do đó, có thể nói chăn nuôi lợn trở thành động lực cho sự phát triển
    chung của ngành chăn nuôi, tạo việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở khu
    vực nông thôn.
    Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi nói chung và lĩnh vực chăn nuôi lợn
    thịt nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Cụ thể như
    Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ về "Kinh
    tế trang trại"; Quyết định 166/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Thủ
    tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất
    khẩu giai đoạn 2001 - 2010; Quyết định số 80/2002/QĐ-TTG của Thủ tướng
    Chính phủ ngày 24 tháng 6 năm 2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông
    sản hàng hóa qua hợp đồng Những chính sách trên đã tạo đà cho sự ra tăng sản
    lượng không ngừng của ngành chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi lợn thịt.
    Tỉnh Thanh Hoá là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng phát



    triển chăn nuôi đặc biệt là phát triển chăn nuôi lợn thịt. Tổng đàn lợn của Thanh
    Hóa tính đến tháng 10 năm 2013 là 887,619 nghìn con, lớn thứ 2 ở vùng Bắc
    Trung bộ. Sản lượng thịt thương phẩm năm 2010 đạt khoảng 130,4 nghìn tấn,
    tăng dần qua các năm với tốc độ bình quân 0,7%/năm, đạt 133,4 nghìn tấn năm
    2013 (Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2014b). Tuy nhiên, nhìn nhận một cách
    thực tế, phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay chưa tương xứng
    với tiềm năng. Chưa thực sự trở thành hoạt động kinh tế mũi nhọn trong ngành
    nông nghiệp của tỉnh. Mặt khác, sự phát triển chăn nuôi lợn thịt một cách tự phát, ồ ạt, chưa có định hướng quy hoạch rõ ràng cũng dẫn đến nhiều bất cập khó
    lường trong quá trình phát triển. Tính dễ bị tổn thương của người nông dân tham
    gia chăn nuôi lợn thịt khi có sự biến động về giá thức ăn chăn nuôi, giá thịt lợn
    hơi trên thị trường và những rủi ro trong quá trình chăn nuôi khiến quá trình phát
    triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.
    Mặc dù các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cố
    gắng trong việc phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng
    trên địa bàn tỉnh, thông qua các cơ chế chính sách và những giải pháp về kinh tế,
    kỹ thuật, quy hoạch, phát triển hạ tầng, . Nhưng hoạt động chăn nuôi lợn thịt trên
    địa bàn tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh. Chính vì vậy,
    làm thế nào để hoạt động chăn nuôi lợn thịt phát triển nhanh và bền vững, hay
    giải pháp để tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải trong quá trình phát triển
    chăn nuôi lợn thịt ở Thanh Hóa là gì? Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm rất
    lớn của lãnh đạo các cấp, các ngành trong tỉnh cũng như người sản xuất. Tuy
    nhiên, đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học nào làm căn cứ nhằm
    đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
    Do đó, để ngành chăn nuôi của tỉnh Thanh Hóa nói chung và chăn nuôi lợn thịt
    nói riêng phát triển đúng hướng, trong thời gian tới cần tập trung nghiên cứu
    nhằm tháo gỡ những vấn đề trên là hết sức cần thiết.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    a. Mục tiêu chung
    Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt, từ đó đề xuất các giải
    pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
    b. Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
    chăn nuôi lợn thịt.
    - Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
    chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hóa.
    - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt ở
    tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tới.
     
Đang tải...