Thạc Sĩ Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt v
    Danh mục bảng vi
    Danh mục hình viii
    Danh mục hộp viii
    1 MỞ ĐẦU 1
    1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
    1.4 Đối tượng nghiên cứu 3
    1.5 Phạm vi nghiên cứu 4
    2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU 5
    2.1 Lý luận về phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân 5
    2.2 Thực tiễn chăn nuôi gà trên Thế giới và ở Việt Nam 25
    3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 44
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 57
    4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65
    4.1 Thực trạng chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế 65
    4.1.1 Tình hình chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế 65
    4.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế 69
    4.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của các hộ nông dân Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 72
    4.2.1 Đặc điểm của các hộ chăn nuôi gà đồi huyện Yên thế 72
    4.2.2 Thực trạng chăn nuôi gà đồi của các nhóm hộ nông dân 78
    4.3 Phân tích SWOT và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 112
    4.3.1 Phân tích SWOT 112
    4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 119
    4.4 Định hướng và các giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 123
    4.4.1 Những quan điểm, định hướng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế cho những năm tới 123
    4.4.2 Định hướng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân trong thời gian tới 125
    4.4.3 Một số giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân 127
    5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 133
    5.1 Kết luận 133
    5.2 Kiến nghị 135
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 137
    PHỤ LỤC 140

    1. MỞ ĐẦU

    1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Sau 2 năm hội nhập và phát triển, nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng tốt. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2008 tính theo giá cố định năm 1994 đạt gần 212 nghìn tỷ đồng, tăng 5,62% so với năm 2007, trong đó ngành thủy sản có mức tăng cao nhất (6,69%), tiếp đến là nông nghiệp (5,44%) và lâm nghiệp (2,2%) [TCTK, 2009]. Nông nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển song vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi. Ngành chăn nuôi của nước ta đang phải đối đầu với rất nhiều khó khăn như dịch bệnh, giá cả thức ăn tăng cao, nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm từ các nước phát triển Vì vậy phát triển chăn nuôi là vấn đề rất nóng bỏng và cần thiết được quan tâm.
    Chăn nuôi là một ngành sản xuất chính, chủ yếu có từ lâu đời và chủ yếu của hộ nông dân ở nước ta. Chăn nuôi được coi là ngành sản xuất mang lại nguồn thu chính cho nông dân giúp họ nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Đối với một tỉnh trung du miền núi như Bắc Giang, cơ sở vật chất còn thấp kém, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và chưa hiệu quả thì chăn nuôi còn là nguồn sinh kế của nhiều hộ nông dân. Trong xu thế hội nhập đầy khó khăn như hiện nay, vấn đề làm sao để chăn nuôi đem lại hiệu quả cao với người nông dân nói chung và với nông dân Bắc Giang nói riêng là rất cần thiết. Thực tế tại Bắc Giang chăn nuôi gà đồi đã và đang mang lại hiệu quả khá cao và mang tính đặc thù riêng của huyện Yên Thế.
    Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang. Với đặc điểm đất đai đa dạng, huyện có khả năng phát triển chăn nuôi gia cầm cũng như cây lương thực và các loại cây ăn quả, cây màu, cây công nghiệp có giá trị. Thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát huy lợi thế vùng, hiện nay huyện đang tập trung phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà đồi với việc xây dựng thương hiệu “gà đồi Yên Thế”. Do vậy, Yên Thế đã trở thành địa phương có tổng đàn gà lớn nhất miền Bắc [Trà My, 2008] với rất nhiều hộ chăn nuôi gà qui mô lớn từ 1000 - 5000 con/lứa và nhiều lứa/năm. Sự phát triển chăn nuôi gà tại huyện không những đã góp phần xoá đói giảm nghèo mà còn làm cho Yên Thế trở thành vùng chăn nuôi gà theo qui mô lớn, mang đặc điểm của sản xuất hàng hoá.
    Trong bối cảnh ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gà nói riêng chịu ảnh hưởng nhất định của các biến động kinh tế- xã hội, hiệu quả kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của hộ nông dân. Chăn nuôi gà đồi là hình thức chăn nuôi mang tính đặc thù của huyện nhưng cho đến nay các nghiên cứu về kinh tế- xã hội để phát triển hơn nữa loại hình chăn nuôi này và tiến tới xây dựng thương hiệu "gà đồi Yên Thế" chưa có nhiều. Do đó, việc nghiên cứu phát triển, đánh giá hiệu quả kinh tế, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà đồi là rất cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm năng và các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi gà đồi, mà đề xuất một số giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân;
    - Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang những năm qua;
    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên thế, tỉnh Bắc Giang;
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên thế, tỉnh Bắc Giang cho những năm tới;
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu
    - Chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế có những đặc trưng gì?
    - Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế hiện như thế nào?
    - Những yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế?
    - Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế đang gặp những khó khăn, thách thức gì ?
    - Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế ?
    1.4 Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, cụ thể:
    - Theo qui mô: Lớn, trung bình, nhỏ.
    - Theo hướng sản xuất kinh doanh: Hộ kiêm ngành nghề, hộ thuần nông.
    - Theo giống gà nuôi: Gà lai, gà ta.
    1.5 Phạm vi nghiên cứu
    1.5.1 Về nội dung
    Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về
    - Thực trạng chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế.
    - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân.
    - Định hướng và các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế.
    1.5.2 Về không gian
    Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, các nội dung chuyên sâu được khảo sát tại các hộ nông dân điển hình ở 05 xã đại diện.
    1.5.3 Về thời gian
    - Các dữ liệu về thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang được thu thập từ năm 2007- 2009.
    - Các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế có thể áp dụng từ 2010- 2015.

    2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU

    2.1 Lý luận về phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân
    2.1.1 Lý luận về phát triển
    2.1.1.1 Khái niệm về phát triển
    Ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển: phát triển là quá trình là tăng thêm năng lực của con người hoặc môi trường để đáp ứng nhu cầu của con người hoặc nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Sản phẩm của sự phát triển là con người được khỏe mạnh, được chăm sóc sức khỏe tốt, có nhà ở và tiện nghi sinh hoạt, được tham gia vào hoạt động sản xuất theo chuyên môn đào tạo và được hưởng thụ các thành qủa của quá trình phát triển. Như vậy phát triển không chỉ bao hàm việc khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua và bán sản phẩm mà còn bao gồm các hoạt động không kém phần quan trọng như chăm sóc sức khỏe, an ninh xã hội, đặc biệt là an ninh con người, bản tồn thiên nhiên, phát triển là một tổ hợp các hoạt động, một số mục tiêu xã hội, một số mục tiêu kinh tế, dựa trên tài nguyên thiên nhiên, vật chất, trí tuệ nhằm phát huy hết khả năng của con người, được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
    Tuy có nhiều quan niệm về sự phát triển, nhưng tựu trung lại các ý kiến đều cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân.
    Khái niệm về phát triển bền vững đã được ủy ban môi trường và phát triển thế giới đưa ra năm 1987 như sau: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ”. Phát triển bền vững lồng ghép các quá trình hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội với việc bảo tồn tài nguyên và làm giầu môi trường sinh thái. Nó đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho thế hệ mai sau.
    Theo chúng tôi khái niệm về phát triển bền vững của ủy ban môi trường thế giới là đầy đủ. Với bất cứ một quá trình phát triển nào cũng phải đặc biệt chú ý đến tính bền vững, có như vậy thì phát triển mới lâu dài và ổn định.
    2.1.1.2 Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế
    Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. tăng trưởng kinh tế được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Do vậy, để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Đó là mức phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, hay bình quân trong một giai đoạn.
    Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, phát triển là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức:
    Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển.
    Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được.
    Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên về tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quần chúng nhân dân . Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
    * Phát triển kinh tế theo chiều rộng: Phát triển kinh tế bằng cách tăng số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước. Trong điều kiện một nước kinh tế chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm thì phát triển kinh tế theo chiều rộng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhưng đồng thời phải coi trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu. Tuy nhiên, phát triển kinh tế theo chiều rộng có những giới hạn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp. Vì vậy, phương hướng cơ bản và lâu dài là phải chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu
    * Phát triển kinh tế theo chiều sâu: Phát triển kinh tế chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhân tài, vật lực hiện có. Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo chiều rộng đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước coi trọng chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu. Kết quả phát triển kinh tế theo chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Đình An (2009), Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang- Luận văn Thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.
    2. Báo cáo tóm tắt Chiến lược phát triển chăn nuôi gia cầm Việt Nam giai đoạn 2006-2015 của Cục chăn nuôi , mục tiêu giải pháp, chính sách phát triển chăn nuôi gà giai đoạn 2007- 2015.
    3. Báo cáo tóm tắt tình hình phát triển chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Yên Thế, UBND huyện Yên Thế, 2009.
    4. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Yên Thế, 2009.
    5. Bộ NN & PTNT, cục chăn nuôi, thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất chăn nuôi gia cầm nước ta, 2008.
    6. Nguyễn Đình Chính (2007), Các giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng Đồng bằng sông Hồng- Luận văn Thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.
    7. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình (1997), Giáo trình kinh tế nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
    8. Nguyễn Quang Dong (2007), Kinh tế lượng, Nhà xuất bản thống kê.
    9. Phạm Thị Mỹ Dung (1996), Phân tích kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
    10. Đề án số 57/ĐA-UBND ngày 11/4/2008 của Ủy ban nhân dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang về phát triển chăn nuôi gà đồi bền vững giai đoạn 2008- 2011.
    11. http://niengiamnongnghiep.vn/ mekonutri/news/item_429.html.
    12. http://vietbao.vn.
    13. http://www.cucchannuoi.gov.vnWebContent/bantinchannuoi/index.aspx?
    14. Làm giàu từ đồi rừng , http://www.baobacgiang.com.vn/268/33161.bgo.
    15. Phạm Văn Lô (2008), Nghiên cứu tình hình phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở xã Tân Phong – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng, Luận văn tốt nghiệp trường đại học nông nghiệp Hà Nội.
    16. Số liêu thống kê Nông, lâm nghiệp, thủy sản, http://www.gso.gov.vn /default.aspx?tabid=430&idmid=3
    17. Sở NN & PTNT Bắc Giang (2008), Báo cáo khoa học: Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, Chủ nhiệm đề tài: KS Lương Đức Kiên.
    18. Bùi Văn Phúc (2009), Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
    19. Nguyễn Thị Quảng (2002), Đánh giá hiệu quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi gà thả vườn trong hộ nông dân ở một số địa phương, Luận văn Thạc sỹ khoa học kinh tế, Đại học nông nghiệp Hà Nội.
    20. Nguyễn Văn Song (2006), Hiệu quả kỹ thuật và mối quan hệ với nguồn lực con người trong sản xuất lúa của nông dân ngoại thành Hà Nội. Tạp chí KHKT Nông nghiệp. Số 4+5/2006. Trang 315-319.
    21. Trần Đình Thao (2006), Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sản xuất ngô hè thu tại Sơn La. Tạp chí KHKT Nông nghiệp. Tập 4 số 1/2006. Trang 76-79.
    22. Ngô Thị Thuận (2008), Nguyên lý thống kê, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.
    23. Ngô Thị Thuận và cộng sự (2008), Giáo trình tin học ứng dụng, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Hội.
    24. Nguyễn Thanh Tùng (2004), Thực trạng phát triển chăn nuôi gà thịt theo hướng công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, trường đại học Nông nghiệp I- Hà Nội.
    25. Trạm thú y huyện, báo cáo cuối năm 2009.
    26. Lê Đức Vĩnh (2000), Xác suất thống kê, Nhà xuất bản nông nghiệp.
    27. Viện chăn nuôi, 2006, Báo cáo tại hội nghị chăn nuôi gia cầm quốc tế.
    28. Viện Kinh tế nông nghiệp, 2005, Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về ngành chăn nuôi Việt Nam.
    29. Yên Thế - Vùng kinh tế năng động, http://www.baobacgiang.com.vn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...