Đồ Án phát triển cây cao su - hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh sơn la

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1- Nội dung đề tài

    Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ tính đúng đắn của chủ trương phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La, khẳng định đây là hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La.

    Để thực hiện mục đích trên, đề tài đã nghiên cứu những vấn đề sau:

    - Những lý luận chung về vấn đề đói nghèo, vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, làm tiền đề cho nhau giữa chúng.

    - Tình hình phát triển cây cao su ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.

    - Tình hình đói nghèo và thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Sơn La, những nguyên nhân của thực trạng trên.

    - Những thuận lợi, khó khăn, những hiệu quả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội khi tỉnh Sơn La phát triển cây cao su.

    - Tình hình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua.

    - Các giải pháp để duy trì chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bền vững cho tỉnh.

    2- Đóng góp của đề tài

    - Đề tài đã cố gắng trình bày có hệ thống, góp phần làm rõ mối quan hệ biện chứng, sự tác động qua lại, làm tiền đề cho nhau giữa vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và vấn đề xóa đói, giảm nghèo.

    - Cái mới và đóng góp của đề tài là đã chỉ ra những thuận lợi, khó khăn cũng như những hiệu quả về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội khi phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La. Từ đó, đề tài khẳng định việc phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh là một hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng gần biên giới. Như vậy, đề tài đã góp phần làm sáng rõ tính đúng đắn trong những chủ trương, chính sách phát triển cây cao su của Nhà nước cũng như của Địa phương; và có thể dùng làm tài liệu để phục vụ cho công tác tuyên truyền, phát động, cổ vũ phong trào trồng cây cao su của Địa phương.

    - Đề tài đã đề xuất các giải pháp đề duy trì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững ở tỉnh Sơn La.

    3- Bố cục của đề tài

    Đề tài gồm các phần:

    - Phần thứ nhất: đặt vấn đề

    - Phần thứ hai: mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giảm nghèo

    - Phần thứ ba: phát triển cây cao su trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc

    - Phần thứ tư: Phát triển cây cao su là hướng giảm nghèo bền vững ở tỉnh Sơn La.

    - Phần thứ năm: các giải pháp để duy trì chuyển dịch cơ cấu cây trồng bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.

    - Phần thứ sáu: kết luận.

    - Danh mục tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...