Tiểu Luận Phát triển cảng biển việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐỊNH NGHĨA, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CẢNG BIỂN

    1. Định nghĩa cảng biển:

    Cảng biển một đầu mối giao thông lớn, bao gồm nhiều công trình và kiến trúc, bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu yên ổn, nhanh chóng và thuận lợi thực hiện công việc chuyển giao hàng hoá/hành khách từ các phương tiện giao thông trên đất liền sang các tàu biển hoặc ngược lại, bảo quản và gia công hàng hoá, và phục vụ tất cả các nhu cầu cần thiết của tàu neo đậu trong cảng.Ngoài ra nó còn là trung tâm phân phối, trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ, trung tâm cư dân của cả một vùng hấp dẫn

    2. Chức năng của cảng biển:

     Nhóm chức năng cơ bản:

    - Cung cấp phương tiện và thiết bị để thông qua hàng hoá mậu dịch đường biển,

    - Cung cấp luồng cho tàu bè vào cảng thuận lợi nhất,

    - Cung cấp đường cho ô tô, xe lửa, tàu sông và các phương tiện vận tải khác ra vào cảng,

    -Thực hiện các dịch vụ ngoài xếp dỡ hàng hoá như sửa chữa, cung ứng tàu thuyền, trú ngụ khi có bão hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.


     Nhóm chức năng phụ thuộc:

    - Bảo đảm an toàn cho tàu khi ra vào cảng, bảo đảm an toàn cho tàu và thuyền khi di chuyển trong cảng, cùng với sự an toàn về đời sống và tài sản của tàu khi còn nằm trong ranh giới của cảng,

    - Bảo đảm vệ sinh môi trường.


     Nhóm chức năng cá biệt khác:

    - Là đại diện cơ quan Nhà nước thực thi các tiêu chuẩn an toàn của tàu thuyền, thuỷ thủ, và kiểm soát ô nhiễm môi trường,

    - Là đại diện của cơ quan đăng kiểm tàu thuyền,

    - Làm dịch vụ khảo sát đường thuỷ,

    - Thực hiện các hoạt động về kinh tế và thương mại,

    - Cung cấp các công trình trường học, bệnh viện, y tế, vui chơi giải trí cho nhân viên trong cảng và cả cư dân của thành phố.

    3. Vai trò của cảng biển:

    - Là đầu mối giao thông, bảo đảm cho tàu bè neo đậu yên ổn; nhanh chóng và thuận tiện xếp dỡ hàng hoá và hành khách; bảo quản và lưu giữ hàng hoá, gia công phân loại hàng hoá; thực hiện thủ tục pháp chế về quản lý nhà nước và các dịch vụ hàng hải phục vụ các tàu thuyền trong thời gian lưu trú ở cảng cũng như chuẩn bị cho các hành trình trên biển tiếp theo”.

    - Châm ngòi cho việc xây dựng các khu công nghiệp ven biển

    -Thúc đẩy sự phát triển của thành phố cảng:

    ã Dân cư và người lao động có xu hướng đổ dồn về những nơi có nền kinh tế biển phát triển

    ã Các ngành phục vụ công cộng cũng phát triển theo đà tăng trưởng của dân số: như Nhà trường, bệnh viện, nhà hát, nơi vui chơi giải trí v.v .

    ã Các dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm v.v . cũng phát triển.

    ã Xuất hiện và phát triển các dịch vụ môi giới tàu thuyền, xuất hiện các trung tâm đào tạo thuyền viên v.v .

    ã Các hãng bảo hiểm tàu thuyền, các hãng đăng kiểm

    ã Tập trung hàng hoá cho xuất khẩu, và vai trò phân phối cho hàng hoá nhập khẩu.

    -Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng hấp dẫn

    ã Cảng biển là cửa ngõ của toàn vùng hấp dẫn. Khi có cảng, điều kiện sản xuất gắn với thị trường bên ngoài được mở rộng. Các nông sản có dịp để đưa đi tiêu thụ ở vùng xa xôi hơn (Gỗ ở vùng rừng núi Tây Bắc có thể xuất khẩu sang Đài Loan qua cảng Hải Phòng. Tôm cá vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể có dịp để xuất sang Hương Cảng hoặc châu Âu qua cảng Cần Thơ hoặc cảng Sài Gòn. v.v .).

    ã Nhiều xí nghiệp công nghiệp có 100% vốn nước ngoài cũng có dịp để xây dựng ở những nơi tận cùng của vùng hấp dẫn để rồi lại đưa sản phẩm qua các cảng biển xuất khẩu sang các nước khác.

    - Tạo điều kiện giao lưu mở rộng mối quan

    II. CẢNG BIỂN THẾ GIỚI

    1. Lịch Sử Cảng Biển Thế Giới

    Cảng biển thế giới có một lịch sử lâu dài, và xuất hiện từ rất sớm. Có nhiều bằng chứng cho việc hình thành những cảng biển lâu đời nhất thế giới, đó cũng là bằng chứng của việc con người đã rất sớm nhận thức được vai trò lợi ích của việc giao thông đường biển. Một trong những cảng biển lâu đời có thể kể đến là cảng AXLEXANDRIA, nổi tiếng bởi ngọn hải đăng của nó là một trong 7 kỳ quan cổ đại của thế giới.



    III. CẢNG BIỂN VIỆT NAM

    1. Phân Loại Cảng Biển Việt Nam

    17 cảng biển loại I gồm: Cảng biển Cẩm phả, Hòn Gai (Quảng Ninh); Cảng biển Hải Phòng; Cảng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa); Cảng biển Cửa Lò (Nghệ An); Cảng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh); Cảng biển Chân Mây (Huế); Cảng biển Đà Nẵng; Cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi); Cảng biển Quy Nhơn (Bình Định); Cảng biển Vân Phong, Nha Trang, Ba Ngòi (Khánh Hòa); Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh; Cảng biển Vũng Tàu; Cảng biển Đồng Nai; Cảng biển Cần Thơ.

    23 Cảng biển loại II gồm:Cảng biển Mũi Chùa (Quảng Ninh); Cảng biển Diên Điền (Thái Bình); Cảng biển Nam Định; Cảng biển Lệ Môn (Thanh Hóa); Cảng biển Bến Thủy (Nghệ An); Cảng biển Xuân Hải (Hà Tĩnh); Cảng biển Quảng Bình; Cảng biển Cửa Việt (Quảng Trị); Cảng biển Thuận An (Huế); Cảng biển Quảng Nam; Cảng biển Sa Kỳ (Quảng Ngãi); Cảng biển Vũng Rô (Phú Yên); Cảng biển Cà Ná (Ninh Thuận); Cảng biển Phú Quý (Bình Thuận); Cảng biển



    VÍ DỤ THỰC TRẠNG CHUNG CỦA CÁC CẢNG Ớ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

     Cảng Sài Gòn

    Sài Gòn được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1860 dưới thời thuộc địa Pháp với tên gọi Thương Cảng Sài Gòn. Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn, cách biển 45 dặm (83 km) với tổng diện tích 3,860,000 m2 vào gồm 5 khu vực:

    - Khu vực Hàm Nghi: 4 km dọc bờ phải sông Sài gòn với 3 cầu tàu cho tàu nội địa.

    - Khu vực Nhà Rồng (vị trí cũ): dọc sông Tàu Hủ với 3 cầu tàu cho tàu nước ngoài.

    - Khu vực Khánh Hội: dài 1.25 km với 11 cầu tàu cho tàu nước ngoài.

    - Khu vực Chợ Cá: 3 cầu tàu và 2 bến
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...