Thạc Sĩ Phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1

    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trong thời gian gần đây, dư luận trong cả nước đang hết sức bức xúc về
    tình hình điện ở nước ta, về tình trạng than bị khai thác theo cách tàn phá môi
    trường và xuất khẩu lậu hàng chục triệu tấn mỗi năm, và đặc biệt về cung
    cách cấp, sử dụng vốn và quản lý của Nhà nước dẫn tới thua lỗ nặng nề của
    Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) 1 , về hoạt động của các Tổng công
    ty (TCT) trên lĩnh vực thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán , về
    nhiều yếu kém lớn khác: "Trong nhiều trường hợp là sự lũng đoạn của các tập
    đoàn và Tổng công ty (TCT) 91 & 90 và sự dính líu sâu của các cơ quan chức
    năng, về nguy cơ bên ngoài lợi dụng những yếu kém này can thiệp vào nước
    ta" 2 .
    Với tác động tới toàn bộ hoạt động của nền kinh tế nên mô hình và hoạt
    động của các Tập đoàn kinh tế (TĐKT) ở Việt Nam ngày càng thu hút được sự
    quan tâm của giới nghiên cứu, của các nhà hoạch định chính sách, điều hành
    thực tiễn và của mỗi người dân trong xã hội. Do đó, sẽ không ngạc nhiên khi
    thấy rằng các quyết định kinh doanh của TĐKT như việc tăng giá điện, giảm
    giá xăng . thường thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, của các phương
    tiện truyền thông, là chủ đề của rất nhiều các cuộc hội thảo hoặc tranh luận với
    quy mô khác nhau, từ những cuộc tọa đàm nhỏ đến tranh luận ở Quốc hội.
    Tương tự như vậy, tần suất xuất hiện của các diễn biến kinh tế có liên quan đến
    TĐKT chiếm tỷ trọng rất lớn trên các phương tiện truyền thông 3 .
    Nhìn nhận từ góc độ mô hình tổ chức sản xuất trong nền kinh tế, TĐKT
    thực chất cũng giống như các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh khác
    (doanh nghiệp (DN) tư nhân, công ty cổ phần (CTCP), công ty có vốn đầu tư

    1 Vinashin được Chính phủ cho vay lại 750 triệu USD từ việc phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường
    chứng khoán Singapore. Tập đoàn này tiếp tục được Chính phủ bảo lãnh vay 2 tỷ USD. Hiện nay tổng sô nợ
    của Vinashin là khoảng 86.000 tỷ đồng.
    2 Nguyễn Trung (2008), Cải cách tập đoàn nhà nước và một chữ DÁM, http://www.tuanvietnam.net
    3 Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông trả tiền thuê cột điện một lần nữa cho
    thấy những xung đột về quyền lợi làm phương hại đến lợi ích của cả người tiêu dùng và Nhà nước. 2

    nước ngoài, hợp tác xã .) nhưng tại sao chúng lại được quan tâm đặc biệt như
    vậy? Phải chăng vì quy mô lớn và mức độ ảnh hưởng sâu rộng của chúng đến
    cả nền kinh tế? Hay do chúng tạo nên thương hiệu quốc gia, sức mạnh kinh tế
    của quốc gia với nguồn lực tài chính khổng lồ, quy mô hoạt động toàn cầu, đội
    ngũ lao động đông đảo, các các sản phẩm có tính cạnh tranh cao? Hay là nhân
    tố chứa đựng những nguy cơ khủng hoảng hiện nay? Do chúng có quan hệ mật
    thiết với Chính phủ? Do chúng nắm giữ tài nguyên quốc gia và những ngành
    độc quyền? . Về mặt lý thuyết, các yếu tố nêu trên là những lý do thu hút sự
    quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và giới lãnh
    đạo của mọi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tính cấp thiết của
    chủ đề này còn là việc các TĐKT lớn chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước (SHNN),
    chúng nắm giữ "hợp pháp" nhiều nguồn tài nguyên quốc gia và nguồn lực tài
    chính thuộc SHNN.
    Mặc dù có những mặt trái, những tác động tiêu cực đến nền kinh tế
    nhưng với mô hình kinh doanh lớn, các TĐKT vừa là sản phẩm tất yếu của
    nền kinh tế thị trường (KTTT), vừa cần thiết phải phát triển chúng nếu muốn
    nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của DN và của cả nền kinh tế.
    Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để khai thác những mặt tích cực, hạn chế và
    kiểm soát hữu hiệu những tác động không mong đợi của mô hình này đến nền
    kinh tế. Đây là câu hỏi không dễ trả lời trong các giai đoạn phát triển khác
    nhau của các nền kinh tế với những đặc thù riêng. Sự cấp thiết về mặt lý luận
    đòi hỏi cần nghiên cứu sự phát triển tất yếu của mô hình này.
    Dù muốn hay không, về mặt lý luận thì sự phát triển TĐKT là tất yếu, do
    đó cần nghiên cứu thấu đáo mô hình kinh doanh này trong điều kiện nền KTTT
    định hướng XHCN ở Việt Nam nhằm bổ sung về mặt lý luận, tạo lập căn cứ
    vững chắc để phát triển chúng trên thực tiễn.
    Nếu như lý luận chỉ ra sự tồn tại và phát triển tất yếu của các TĐKT thì
    sự kiểm nghiệm của thực tiễn là hết sức sống động. Sự tồn tại, phát triển mạnh
    của các TĐKT thời gian qua cùng với hiệu quả kinh tế nhờ quy mô là căn cứ
    vững chắc cho mô hình này ở các nền kinh tế phát triển. Trong giai đoạn hiện 3

    nay, mức độ ảnh hưởng của các TĐKT đến nền kinh tế thế giới ngày càng sâu
    sắc, là nhân tố đảm bảo sự phát triển bền vững, đồng thời cũng là nguy cơ gây
    bất ổn, thậm chí dẫn đến khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu. Có thể nói, sức
    mạnh của các TĐKT không chỉ là một trong những tiêu chí quan trọng nói lên
    sức cạnh tranh quốc gia và sức mạnh của quốc gia đó mà còn bao hàm những
    nguy cơ bất ổn nếu chúng vượt tầm kiểm soát. Việc sụp đổ hàng loạt tập đoàn
    tài chính hàng đầu thế giới ở Hoa Kỳ và Châu Âu, việc 3 tập đoàn ô tô lớn nhất
    Hoa kỳ là General Motors; Ford Motors và Chrysler bên bờ vực phá sản; ngay
    cả tập đoàn truyền thông lừng danh Tribune Co. với 161 năm tồn tại, hiện
    quản lý 8 tờ nhật báo lớn trong đó có Los Angeles Times, Chicago Tribune,
    Baltimore Sun và 23 đài truyền hình đã đệ đơn phá sản là minh chứng sống
    động.
    Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, việc Chính phủ quyết định thành lập
    một số tập đoàn trong thời gian qua không phải là là biện pháp mang tính cá
    biệt của Việt Nam. Chính phủ các quốc gia Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan,
    Braxin, Venezuela và đặc biệt là Trung Quốc đã từng đầu tư xây dựng các mô
    hình kinh doanh qui mô lớn thuộc SHNN với những tên gọi khác nhau và kết
    quả rất khả quan. Tuy nhiên, ngay cả khi 8 tập đoàn đã đi vào hoạt động 4 , khi
    mà Thủ tướng nhấn mạnh trọng trách của tập đoàn trong bối cảnh suy thoái
    kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh thì giới nghiên cứu và những
    người làm thực tiễn còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí còn có thể thấy được
    sự khác nhau giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của tập đoàn.
    Như vậy, nghiên cứu về các TĐKT không chỉ là vấn đề bức xúc của lý
    luận mà còn là đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn vận hành nền kinh tế Việt Nam
    trong thời gian qua và những yêu cầu mời trong thời gian tới.
    2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    2.1. Các công trình nghiên cứu TĐKT nước ngoài
    Các công trình nghiên cứu về TĐKT của các tác giả ngoài nước tập

    4 Bao gồm: Dầu khí, Điện lực, Bưu chính viễn thông, Than – Khoáng sản, Dệt may, Công nghiệp cao su,
    Công nghiệp tàu thủy, Tài chính – Bảo hiểm. 4

    trung lý giải những nội dung về xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh doanh
    theo dạng đưa ra các mô hình lý thuyết. Những tài liệu thực tiễn thường là
    những bản Báo cáo thường niên của các tập đoàn riêng lẻ. Hơn nữa, các tác giả
    thường căn cứ vào thực tiễn các tập đoàn của nước họ để tổng kết, luận giải.
    Điển hình là các công trình sau: cuốn sách của Trung Quốc “Bàn về cải cách
    toàn diện DNNN” của tác giả Trương Văn Bân (1999), NXB Chính trị Quốc
    gia, Hà Nội. Trong tác phẩm này, tác giả tập trung phân tích quá trình cải cách
    hệ thống DNNN (DN quốc hữu) ở Trung Quốc trên nhiều khía cạnh khác nhau
    như sở hữu, chủ thể quản lý . Trong đó, định hướng hình thành tập đoàn từ
    các DNNN được đề cập như một giải pháp cải cách; Hai cuốn sách của tác giả
    Kornai Janos: Hệ thống XHCN (2002), NXB Văn hoá thông tin và cuốn Con
    đường dẫn đến nền KTTT (2001), NXB Hội tin học Việt Nam, Hà Nội đã
    “phẫu thuật” rất chi tiết, có hệ thống về kinh tế các nước chuyển đổi, trong đó
    lấy kinh tế Hungari làm nội dung trọng tâm trong phân tích. Kornai tập trung
    công sức của mình cho vấn đề sở hữu, thể chế quản lý . Định hướng phát
    triển các tổ chức kinh doanh qui mô lớn được tác giả nhìn nhận như một giải pháp
    qua lăng kính cải cách sở hữu; các bài viết, thông tin trên trang thông tin điện tử
    của các TĐKT cụ thể và trên trang chính thức của hai tạp chí nổi tiếng Fortune
    (http://www.fortune.com) và Businessweek (http://www.businessweek.com) cung
    cấp khá đầy đủ, cập nhật các thông tin liên quan đến những TĐKT hàng đầu
    thế giới trên các mặt như doanh thu, lợi nhuận, lao động, lĩnh vực kinh doanh
    . cùng với những bài phân tích của các chuyên gia trên từng lĩnh vực cụ thể.
    Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả Rapld Nander, Mark Green và
    Joel Seligman (1976) với tiêu đề Thuần phục các tập đoàn lớn, New York w.
    Norton đã khảo sát các tập đoàn lớn tại Mỹ và chỉ rõ những tác động bất lợi
    của mô hình này đối với hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, đối với cổ đông,
    với chính phủ, với công nhân và mỗi người dân trong xã hội Một nghiên
    cứu của Milton Friedman (1962) với tiêu đề Độc quyền và trách nhiệm xã hội
    của các DN và người lao động được in trong cuốn Chủ nghĩa tư bản và tự do,
    Đại học Chicago, đã phân tích sâu sắc về cấu trúc độc quyền và cách thức
    chiếm lĩnh độc quyền của các tập đoàn lớn ở Mỹ. Công trình này cũng nhấn 5

    mạnh nguồn gốc độc quyền của các tập đoàn sinh ra từ quyền lực kinh tế và
    mối quan hệ với chính trị.
    Nghiên cứu của Ansel M.Sharp, Chales A.Register, Paul W.Grimes
    (2005), Kinh tế học trong kinh doanh tập đoàn – Ai làm gì cho ai?, NXB Lao
    động, Hà Nội đã tập trung phân tích quan điểm chung về kinh doanh tập đoàn
    và cách thức hoạt động của mô hình này. Nghiên cứu chỉ rõ sự chi phối của
    một số tập đoàn khổng lồ đối với hoạt động kinh tế quốc gia; sự thiếu hụt sản
    lượng được xem là cách thức hạn chế đầu ra nhằm tăng giá và mức giá của
    mỗi sản phẩm trong tập đoàn được ấn định dựa trên quyền lực độc quyền.
    Ngoài các tác giả là người nước ngoài, một số công trình tiêu biểu của
    các tác giả Việt Nam nghiên cứu về TĐKT nước ngoài có thể kể đến bao
    gồm:
    Lê Văn Sang - Trần Quang Lâm (1996), Các công ty xuyên quốc gia
    (TNCs) trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nội
    dung cuốn sách tập trung phân tích nguồn gốc hình thành, các hình thức tồn
    tại và mô hình chiếm lĩnh, khai thác thị trường của các công ty xuyên quốc
    gia. Những nội dung nêu trên vừa được phân tích chuyên sâu, tìm kiếm bản
    chất, vừa đặt chúng trong bối cảnh mới – ngưỡng cửa của thế kỷ XXI.
    Đề tài KHXH 06-05 Bản chất, đặc điểm và vai trò của các công ty xuyên
    quốc gia và đa quốc gia trên thế giới. Chính sách của ta, Chương trình KHCN
    cấp nhà nước 06 (Giai đoạn 1996-2000) do tác giả Nguyễn Thiết Sơn làm chủ
    nhiệm được xuất bản thành sách 5 cung cấp cho người đọc những kiến thức sâu
    về đặc điểm, bản chất, vai trò của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia
    trên thế giới, phân tích hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Mỹ, Nhật
    Bản, Tây Âu, hoạt động của chúng ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất quan
    điểm, đối sách phù hợp nhằm thu hút và phát huy tác động tích cực của chúng
    đối với nền kinh tế Việt Nam.
    Cuốn sách Tập đoàn kinh tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng

    5 Cuốn sách có tiêu đề: Nguyễn Thiết Sơn (Chủ biên), Các công ty xuyên quốc gia – Khái niệm, đặc trưng và
    những biểu hiện mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003. 6

    vào Việt Nam (2005) của tác giả Trần Tiến Cường (chủ biên). Nội dung cuốn
    sách đề cập khá bao quát những nội dung xung quanh TĐKT, từ quan niệm,
    phương thức hình thành, nguyên tắc và điều kiện hình thành đến các mô hình
    tập đoàn trên thế giới. Cuốn sách cũng đề cập những vấn đề từ vĩ mô đến vi
    mô, từ tổng thể đến các biện pháp cụ thể . nhằm vận dụng vào hình thành,
    phát triển TĐKT ở Việt Nam.
    Luận án của tác giả Hoàng Thị Bích Loan, Các công ty xuyên quốc gia
    của một số nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs) châu Á, Học viện Chính trị
    quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001. Tác giả luận án phân tích đặc thù của
    quá trình hình thành, phát triển các công ty xuyên quốc gia của NIEs châu Á
    và vai trò của nó trong phát triển kinh tế với điển hình lựa chọn là Hàn Quốc,
    Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, trên cơ sở đó đề xuất một số gợi ý với Việt
    Nam về phát triển các công ty xuyên quốc gia của mình và thu hút các công ty
    xuyên quốc gia châu Á trong quá trình CNH, HĐH đất nước, tạo tiền đề để
    định hướng XHCN nền kinh tế.
    Như vậy, các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về mô
    hình và hoạt động của TĐKT nước ngoài đều có định hướng rõ ràng là trên cơ
    sở phân tích mô hình, cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ giữa tập
    đoàn với chính phủ . nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng
    trong quá trình xây dựng và phát triển TĐKT ở Việt Nam.
    2.2. Các công trình nghiên cứu TĐKT ở Việt Nam
    Các công trình nghiên cứu trong nước cũng đã đề cập nhiều khía cạnh
    xung quanh TĐKT. Tuy nhiên, số lượng các công trình quy mô lớn với những
    nghiên cứu chuyên sâu còn hạn chế. Một số công trình tiêu biểu gồm:
    - Cuốn sách Thành lập và quản lý các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
    (1996) của tác giả Nguyễn Đình Phan, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội được
    xuất bản trên cơ sở đề tài khoa học có thể nói là cuốn sách đầu tiên kể từ khi
    các TCT được thành lập theo Quyết định 90 và 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ
    tướng Chính phủ. Tại thời điểm 1996, tác giả đã có nhiều ý tưởng mới và hiện
    đã, đang được thực hiện. Giá trị của cuốn sách cho đến nay là cung cấp cho 7

    người đọc ý tưởng nghiên cứu cũng như cách tiếp cận và giải quyết một vấn đề
    thực tiễn đặt ra.
    - Cuốn sách Mô hình Tập đoàn kinh tế trong CNH, HĐH (2002) của tác
    giả Vũ Huy Từ (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Với nội dung gần
    300 trang được chia làm 2 phần, 6 chương, cuốn sách đã giải quyết khá nhiều
    nội dung về TĐKT: Từ cơ sở lý luận, kinh nghiệm, nhân tố tác động đến sự
    phát triển các tập đoàn trên thế giới đến hình thành và tổ chức quản lý tập đoàn
    ở Việt Nam. Cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của tác giả theo lô gíc từ lý
    luận đến thực tiễn hình thành mô hình này ở Việt Nam và phân tích các TCT
    như một “nhân tố nền tảng”, trên cơ sở đó tìm kiếm các giải pháp quản lý nhà
    nước (QLNN) đối với mô hình này.
    - Cuốn sách Tập đoàn kinh tế và một số vấn đề về xây dựng tập đoàn
    kinh tế ở Việt Nam của tác giả Minh Châu (2005), Nxb Bưu Điện, Hà Nội. Nội
    dung cuốn sách trên cơ sở trình bày những vấn đề chung về TĐKT, kinh
    nghiệm phát triển TĐKT ngành bưu chính viễn thông ở một số quốc gia; những
    nội dung liên quan đến tập đoàn hóa DN; kinh nghiệm và bài học phát triển tập
    đoàn DN của Trung Quốc , qua đó, tác giả đề xuất định hướng về xây dựng
    TĐKT ở Việt Nam. Riêng phần giải pháp, tác giả chỉ đề xuất đối với xây dựng
    tập đoàn Bưu chính Viễn thông, các tập đoàn khác không được đề cập cụ thể.
    - Cuốn sách Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, của tác
    giả Bùi Văn Huyền (2008), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn
    sách không chỉ trình bày tổng quát những vấn đề lý luận, thực tiễn của sự hình
    thành và phát triển tập đoàn mà một dung lượng không nhỏ của cuốn sách đã
    được dành để phân tích thực trạng hoạt động của một số tổ hợp kinh doanh - cơ
    sở để hình thành các TĐKT ở Việt Nam. Trên cơ sở những đánh giá một cách
    khoa học về hoạt động của các tổ hợp kinh doanh đó, tác giả cuốn sách đã đề
    ra các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển các TĐKT ở Việt Nam.
    Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu ở các quy mô khác nhau
    bàn về TĐKT. Chủ đề này còn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các
    tác giả, các tổ chức nước ngoài. Mặc dù số lượng các công trình nhóm này 8

    không nhiều và chưa có những công trình độc lập cho riêng mô hình TĐKT ở
    Việt Nam nhưng trong các báo cáo phân tích, khuyến nghị chính sách, các tác
    giả luôn đề cập tới các tập đoàn như một nội dung cần quan tâm đặc biệt trong
    hoạch định và thực thi chính sách. Tiêu biểu trong các nghiên cứu này có thể kể
    đến:
    - Báo cáo Chiến lược cải cách ngành điện (2005), Chiến lược cải cách
    ngành viễn thông (2005), nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) tập
    trung phân tích cấu trúc ngành và cơ chế xác định giá thành sản phẩm, qua đó
    khuyến nghị chính phủ cần nỗ lực tái cấu trúc ngành bằng việc xây dựng cơ chế
    cạnh tranh. Mặc dù mô hình tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn
    Bưu chính viễn thông (VNPT) không được nghiên cứu trực tiếp nhưng các
    khuyến nghị chính sách hướng vào cải cách 2 tập đoàn này theo hướng thúc
    đẩy cổ phần hóa, giảm độc quyền trong kinh doanh.
    - Trong các Báo cáo của Đại học Harvard, TĐKT luôn được đề cập như
    một phần tất yếu của cải cách cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và
    được ưu tiên trong khuyến nghị chính sách.
    - Khảo sát của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đối với
    200 DN lớn nhất Việt Nam, theo đó, các DN này mới chỉ bằng DN vừa và nhỏ
    của thế giới xét theo các tiêu chí chủ yếu như vốn, doanh thu, lao động, lợi
    nhuận . Báo cáo phân tích dựa trên kết quả khảo sát cũng cho thấy, các DN
    lớn, các TĐKT thiếu một chiến lược phát triển rõ ràng và dài hạn, thay vào đó
    là xu hướng đầu tư ngắn hạn vào các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bất
    động sản Mặc dù số lượng các công trình của các tổ chức, cá nhân nước
    ngoài nghiên cứu về TĐKT Việt Nam không nhiều, song đây là những ý kiến
    đánh giá thẳng thắn, độc lập, tập trung phân tích những mặt trái của mô hình
    tập đoàn và những nguy cơ có thể xảy ra nếu Chính phủ không có những biện
    pháp quản lý kịp thời. Đây là những công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo
    tốt trong nghiên cứu cũng như hoạch định và thực thi chính sách.
    Như vậy, các công trình nghiên cứu ngoài nước có đề cập đến những
    vấn đề lý luận và thực tiễn của TĐKT nhưng không thể áp dụng như một công 9

    thức trong điều kiện Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trong nước đề cập
    đến nhiều khía cạnh với các cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên,
    thực tiễn vận động của nền kinh tế cũng như các TĐKT đòi hỏi cần tiếp tục có
    những nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này.
    3. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    - Mục tiêu chung: Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về TĐKT; qua
    kinh nghiệm thành công và thất bại của một số TĐKT trên thế giới; từ những
    phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các TĐKT ở Việt Nam, đề tài
    tìm kiếm nguyên nhân của những hạn chế, trên cơ sở đó xác định phương
    hướng và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển các TĐKT trong thời
    gian tới.
    - Mục tiêu cụ thể:
    a/ Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về TĐKT trên các nội dung cụ
    thể như: Tính tất yếu khách quan hình thành và phát triển mô hình kinh doanh
    quy mô lớn (gọi chung là TĐKT), đặc điểm, vai trò .
    b/ Đánh giá thực trạng phát triển các TĐKT ở Việt Nam, rút ra những kết quả
    đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
    c/ Xác định phương hướng và giải pháp phát triển các TĐKT ở Việt Nam
    trong giai đoạn tiếp theo.
    - Phạm vi nghiên cứu: TĐKT có nhiều chế độ sở hữu khác nhau, trong đó có
    TĐKTNN, TĐKT tư nhân, TĐKT hỗn hợp Trong phần lý luận, đề tài sẽ
    nghiên cứu TĐKT nói chung, còn trong phần thực trạng và giải pháp sẽ tập
    trung chủ yếu nghiên cứu TĐKTNN.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Phương pháp luận: Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
    Lê nin, bám sát chủ trương, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và
    Nhà nước về đổi mới, phát triển khu vực DNNN, TCTNN, TĐKT.
    - Phương pháp cụ thể: Do việc tiếp cận trực tiếp hệ thống tư liệu, số liệu của 10

    các TĐKT hết sức khó khăn và trong nhiều trường hợp là không chính xác.
    Do đó, để đạt mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
    hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hợp, mô hình hoá, lấy ý kiến chuyên gia .
    Trong đó, đề tài chú ý sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (dựa trên
    tài liệu thu thập được) và nghiên cứu định lượng (dựa trên các nguồn số liệu),
    kết hợp các kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin khác nhau.
    5. KẾT CẦU CỦA ĐỀ TÀI
    Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết
    cấu gồm 03 chương.
    11

    1 CHƯƠNG I
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
    1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
    1.1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế
    TĐKT là sản phẩm khách quan của nền KTTT, vì vậy, có thể nói, sự ra
    đời TĐKT chính là biểu hiện cụ thể của sự phát triển kinh tế. Ngay từ đầu thế
    kỷ 20, ở các nước tư bản đã hình thành những TĐKT xuyên quốc gia, các
    TĐKT này phát triển lớn mạnh và trở thành một trong những nhân tố quan
    trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
    Hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh khái niệm “TĐKT”
    và chưa có một khái niệm nào được xem là chuẩn mực. Vì thế trong phạm vi
    nghiên cứu này, chúng tôi chỉ giới thiệu một số khái niệm để từ đó có cái nhìn
    khái quát và toàn diện nhất về “TĐKT”.
    Theo bách khoa toàn thư Wikipedia tiếng Anh thì TĐKT được hiểu “là
    một thực thể pháp lí, mà trong khi được sở hữu chung bởi một số người tự
    nhiên hoặc những thực thể pháp lí khác có thể tồn tại hoàn toàn độc lập khỏi
    chúng, sự tồn tại độc lập này mang lại cho TĐKT những quyền riêng mà
    những thực thể pháp lí khác không có. Qui mô và phạm vi về khả năng và tình
    trạng của TĐKT có thể được chỉ rõ bởi luật pháp nơi sáp nhập”. Theo từ điển
    Business English of Longman thì “TĐKT (Group of company) là một tổ hợp
    các công ty độc lập về mặt pháp lý nhưng tạo thành một tập đoàn gồm một
    Công ty mẹ và một hay nhiều Công ty con hoặc chi nhánh góp vốn cổ phần,
    chịu sự kiểm soát của Công ty mẹ vì Công ty mẹ chiếm 1/2 vốn cổ phần”.
    Nhiều nhà kinh tế cũng đã đưa ra nhiều khái niệm TĐKT; ví dụ:
    “TĐKT là một tập hợp các công ty hoạt động kinh doanh trên các thị trường
    khác nhau dưới sự kiểm soát về tài chính hoặc quản trị chung, trong đó các
    thành viên của chúng ràng buộc với nhau bằng các mối quan hệ tin cậy lẫn
    nhau trên cơ sở sắc tộc hoặc bối cảnh thương mại” (Leff, 1978); “TĐKT là
    một hệ thống công ty hợp tác thường xuyên với nhau trong một thời gian dài” 12

    (Powell & Smith- Doesrr, 1934); “TĐKT dựa trên hoạt động cung ứng sản
    phẩm dịch vụ thông qua mối ràng buộc trung gian, một mặt ngăn ngừa sự
    liên minh ngắn hạn ràng buộc đơn thuần giữa các công ty, mặt khác ngăn
    ngừa một nhóm công ty sáp nhập với nhau thành một tổ chức duy nhất”
    (Granovette, 1994) 6 .
    Tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến “TĐKT” người ta thường
    sử dụng các từ như: “Conglomerate”, “Cartel”, hay “Group”.
    “Conglomerate” là sự kết hợp của hai hay nhiều DN trong các lĩnh vực kinh
    doanh khác nhau thành một cấu trúc thống nhất, thường bao gồm một Công ty
    mẹ và nhiều Công ty con. “Conglomerate” thường lớn và là tập đoàn xuyên
    quốc gia (hoạt động, cung cấp dịch vụ tại nhiều quốc gia). “Cartel” là một
    nhóm các nhà sản xuất độc lập có cùng mục đích là tăng lợi nhuận chung
    bằng cách kiểm soát giá cả, hạn chế cung ứng hàng hoá, hoặc các biện pháp
    hạn chế khác. Đặc trưng tiêu biểu trong hoạt động của Cartel là việc kiểm soát
    giá bán hàng hoá, dịch vụ nhưng cũng có một số Cartel được tổ chức nhằm
    kiểm soát giá mua nguyên vật, liệu đầu vào. Ở châu Á, người Nhật gọi TĐKT
    là “Keiretsu” hoặc “Zaibatsu” ; Zaibatsu để chỉ những tập đoàn công nghiệp
    và tài chính trong thời kỳ đế quốc Nhật mà quy mô và tầm ảnh hưởng của
    chúng có thể kiểm soát nền kinh tế Nhật Bản từ thời kỳ Minh Trị cho đến khi
    kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Còn người Hàn Quốc lại gọi TĐKT là
    “Cheabol”. Các Chaebol được hình thành bao gồm nhiều công ty có mối quan
    hệ liên kết về tài chính, chiến lược kinh doanh và sự điều phối chung trong
    hoạt động. Nhiều Cheabol nhận được sự ủng hộ và sự giúp đỡ về tài chính từ
    Chính phủ đã trở thành các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Samsung,
    Hyundai và LG 7 . Chaebol và Keiretsu khác nhau ở một số điểm cơ bản như
    sau:
    - Chaebol thường được kiểm soát bởi một gia đình hoặc một nhóm ít
    gia đình, trong khi Keiretsu được điều hành bởi các nhà quản lý chuyên

    1 6 http://www.massogroup.com/cms/content/view/4936/289/lang,en/
    7 http://en.wikipedia.org/wiki/Chaebol nghiệp.
    - Ở Chaebol quyền lực được tập trung trong tay chủ sở hữu, trong khi
    Keiretsu có sự phân quyền nhiều hơn.
    - Chaebol thường dựa vào sản xuất các bộ phận để xuất khẩu, trong
    khi các tập đoàn lớn của Nhật thường thuê nhà thầu nước ngoài
    - Chaebol không được phép sở hữu ngân hàng riêng, nhằm mục đích
    tăng cường sự tác động của Chính phủ đối với các ngân hàng trong lĩnh vực
    tín dụng. Còn Keiretsu đã từng làm việc với các ngân hàng liên kết, cho phép
    các công ty liên kết có thể tiếp cận không hạn chế với tín dụng 8 . Mỗi Keiretsu
    lớn thường lấy một ngân hàng làm trung tâm, ngân hàng này cung cấp tín
    dụng cho các công ty thành viên của Keiretsu và nắm giữ vị thế về vốn trong
    các công ty. Mỗi ngân hàng trung tâm có vai trò kiểm soát rất lớn đối với các
    công ty trong Keiretsu và là một tổ chức giám sát, hỗ trợ tài chính trong các
    trường hợp khẩn cấp.
    Ở Việt Nam, lần đầu tiên cụm từ "TĐKT” được đề cập tới trong Nghị
    quyết Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII: "Nhà nước hỗ trợ,
    khuyến khích và thực hiện từng bước vững chắc, phù hợp với yêu cầu phát
    triển của nền kinh tế, việc đổi mới các liên hiệp xí nghiệp, các TCT theo
    hướng tổ chức các TĐKT, khắc phục tính chất hành chính trung gian" 9 . Nhìn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...