Thạc Sĩ Phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển V

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển các sản phẩm dịch vụ
    huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi
    nhánh tỉnh Nghệ An”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên
    của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới
    tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và
    nghiên cứu.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Quản lý
    Đào tạo sau Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế -
    ĐHQGHN đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và
    hoàn thành luận văn này.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
    PGS.TS. Lê Văn Luyện
    Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà
    khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN .
    Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
    của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn ban
    lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ
    An, các bạn bè, đồng nghiệp, và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn
    thành đề tài nghiên cứu này.
    Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

    Học viên


    Nguyễn Thị Thanh Huyền TÓM TẮT LUẬN VĂN

    1. Tên luận văn: “Phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn tại Ngân
    hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An”
    2. Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền
    3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
    4. Bảo vệ năm: 2015
    5. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Văn Luyện
    6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất các giải pháp nhằm Phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động
    vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh
    tỉnh Nghệ An.
    6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn
    của NHTM.
    - Đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn
    của BIDV Nghệ An.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động
    vốn của BIDV Nghệ An.Những đóng góp mới của luận văn:
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . ii
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1 . 4
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT
    TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN
    HÀNG THƯƠNG MẠI 4
    1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài . 4
    1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của NHTM 8
    1.2.1. Khái niệm về vốn huy động 8
    1.2.2. Sự cần thiết của hoạt động huy động vốn . 10
    1.3. Phát triển dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng thương mại 12
    1.3.1. Quan điểm về phát triển sản phẩm dịch vụ huy động vốn của ngân hàng
    thương mại . 12
    1.3.2. Các sản phẩm của dịch vụ huy động vốn của NHTM 14
    1.3.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển sản phẩm dịch vụ huy động vốn của
    ngân hàng thương mại . 22
    1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ huy động vốn của
    ngân hàng thương mại . 26
    1.4. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm huy động vốn của một số ngân hàng và
    bài học rút ra cho BIDV Nghệ An 31
    1.4.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng khác . 31
    1.4.1.1. Kinh nghiệm của ngân hàng Citibank . 31
    1.4.1.2. Kinh nghiệm của HSBC . 33
    CHƯƠNG 2 . 36 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU . 36
    2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin 36
    2.1.1. Mô hình SWOT . 36
    2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp . 38
    2.1.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp . 38
    2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin . 40
    CHƯƠNG 3 . 41
    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ HUY ĐỘNG
    VỐN TAI BIDV NGHỆ AN . 41
    3.1. Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
    Nam - chi nhánh Nghệ An 41
    3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển BIDV Nghệ An . 41
    3.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Nghệ An 42
    3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
    Việt Nam- chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2012-2014 . 44
    3.2.1. Hoạt động huy động vốn . 44
    3.2.2. Hoạt động tín dụng 46
    3.2.3. Hoạt động thanh toán 48
    3.2.4. Hoạt động dịch vụ . 48
    3.3. Phân tích thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn tại
    ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Nghệ An từ năm
    2012 - 2014 50
    3.3.1. Thực trạng về sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân 50
    3.3.2. Sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp và tổ chức . 55
    3.4. Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ huy động vốn tại BIDV
    Nghệ An 62
    3.4.1. Những kết quả đạt được 62
    3.4.2. Những hạn chế 64 3.4.3. Nguyên nhân những hạn chế . 66
    CHƯƠNG 4 . 70
    GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN
    TAI BIDV NGHỆ AN 70
    4.1. Xu hướng phát triển dịch vụ huy động vốn . 70
    4.1.1. Xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành đối với dịch vụ
    huy động vốn . 70
    4.1.2. Xu hướng đa dạng hóa các nhu cầu của khách hàng về dịch vụ tiền gửi
    . 71
    4.2. Định hướng phát triển của BIDVđến năm 2020 71
    4.2.1. Định hướng phát triển chung của BIDV Việt Nam 71
    4.2.2. Định hướng chiến lược của BIDV Nghệ An trong thời gian tới 73
    4.3. Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ huy động vốn tại
    BIDV Nghệ An 74
    4.3.1. Giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn 75
    4.3.2. Giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ dịch vụ huy động vốn . 78
    4.3.3 Hoàn thiện quy trình, thủ tục theo hướng đơn giản hoá, giảm thời gian
    xử lý các giao dịch 81
    4.3.4. Giải pháp về phát triển khách hàng . 82
    4.3.5. Giải pháp về hiện đại hóa công nghệ 83
    4.3.6. Giải pháp về nhân sự . 84
    4.3.7. Giải pháp về công tác Marketing 86
    KẾT LUẬN . 90
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

    i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    STT Viết tắt Nguyên nghĩa
    1 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu
    2 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
    3 BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
    4 ĐCTC Định chế tài chính
    5 ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ
    6 HĐVBQ Huy động vốn bình quân
    7 HĐVCK Huy động vốn cuối kỳ
    8 MB Ngân hàng TMCP Quân đội
    9 NHNN Ngân hàng nhà nước
    10 NHTM Ngân hàng thương mại
    11 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
    12 NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh
    13 NHTW Ngân hàng trung ương
    14 Sacombank Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín
    15 SHB Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà Nội
    16 TCKT Tổ chức kinh tế
    17 TCTD Tổ chức tín dụng
    18 Techcombank Ngân hàng TMCP Kỹ thương
    19 VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
    20 Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

    Bảng 1.1. Ví dụ về lãi suất tiền gửi bậc thang đang áp dụng 18
    Bảng 1.2. Ví dụ về lãi suất tiết kiệm bậc thang 18
    Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư
    và Phát triển Nghệ An qua các năm 2012-2014 . 44
    Bảng 3.2: Cơ cấu dư nợ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-
    Chi nhánh Nghệ An qua các năm 2012-2014 . 46
    Bảng 3.3: Kết quả thu dịch vụ ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
    Nam - Chi nhánh Nghệ An qua các năm 2012-2014 49
    Bảng 34: Số lượng khách hàng huy động vốn của BIDV Nghệ An
    giai đoạn 2012 – 2014 . 50
    Bảng 3.5. Kết quả phát phiếu khảo sát ý kiến khách hàng huy động vốn 52
    Bảng 3.6: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn từ 2012 -2014 56
    Bảng 3.7: Cơ cấu huy động vốn theo tiền tệ . 58
    Bảng 3.8. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo hình thức huy động . 60
    iii
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

    Sơ đồ 2.1 Khung phân tích đánh giá . 36
    Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức . 43
    Hình 3.2: Huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2012 - 2014 của BIDV Nghệ
    An 58
    Hình 3.3. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tệ giai đoạn 2012 – 2014 của
    BIDV Nghệ An 60

    1
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Khi nền kinh tế càng phát triển thì yếu tố vốn càng trở nên quan trọng,
    nó là yếu tố không thể thiếu đối với các chủ thể để tiến hành hoạt động sản
    xuất kinh doanh. Tại mỗi thời điểm luôn luôn xuất hiện hai nhu cầu: nhu cầu
    cần vốn để thay đổi công nghệ, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh . và
    nhu cầu cho vay vốn tạm thời nhàn rỗi. Ngân hàng thương mại một trung gian
    tài chính có vai trò rất quan trọng trong việc huy động vốn tạm thời nhàn rỗi
    trong nền kinh tế, tiến hành cho các chủ thể cần vốn vay, nâng cao hiệu quả
    sử dụng vốn của cả nền kinh tế.
    Hiện nay, các ngân hàng đang trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về vốn,
    nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ và công nghệ nhằm tăng hiệu quả hoạt
    động, gia tăng thị phần và tối đa hóa lợi nhuận. Hoạt động huy động vốn của
    các ngân hàng phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn khi
    mà nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức hiện nay đã và đang được
    phân tán qua nhiều kênh huy động khác với hình thức ngày càng đa dạng và
    mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Chẳng hạn như: đầu tư vào thị trường chứng
    khoán, thị trường bất động sản, dự trữ vàng hoặc ngoại tệ mạnh, mua sản
    phẩm của các công ty bảo hiểm nhân thọ, mua chứng chỉ quỹ đầu tư, trái
    phiếu doanh nghiệp, gửi tiết kiệm bưu điện .
    Khó khăn trong công tác huy động vốn nói chung ở các ngân hàng và
    ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - chi nhánh tỉnh Nghệ An (BIDV Nghệ
    An) cũng không ngoại lệ. Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố
    cạnh tranh nêu trên do kinh tế của tỉnh Nghệ An có nhiều chuyển biến mạnh,
    các ngân hàng ngày càng mở rộng về quy mô và phạm vi hoạt động. Đặc biệt
    trong bối cảnh hiện nay, hoạt động huy động vốn còn chịu sự chi phối rất lớn
    bởi các qui định từ phía Ngân hàng Nhà nước – với vai trò là Ngân hàng nhà 2
    nước trong việc điều hành thực thi chính sách tiền tệ nhằm thực hiện mục
    tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội đất
    nước. Vì vậy việc đưa ra được giải pháp để vừa tăng trưởng và vừa đảm bảo
    hiệu quả hoạt động dịch vụ huy động vốn là hết sức khó khăn đối với BIDV
    Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
    Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn mà tác giả
    lựa chọn nghiên cứu “Phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn tại Ngân
    hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An” làm đề
    tài luận văn của mình.
    Câu hỏi nghiên cứu: Giải pháp nào để phát triển các sản phẩm dịch vụ
    huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi
    nhánh tỉnh Nghệ An trong thời gian tới?
    2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất các giải pháp nhằm Phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động
    vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh tỉnh
    Nghệ An.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn
    của NHTM.
    - Đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn
    của BIDV Nghệ An.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động
    vốn của BIDV Nghệ An.
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Hoạt động phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng
    TMCP đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nghệ An. 2.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Nội dung: Tình hình phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn.
    - Không gian: Ngân hàng TMCP ĐT&PT Nghệ An.
    - Thời gian: từ năm 2010 đến năm 2014.
    5. Những đóng góp của luận văn
    Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về phát triển các sản phẩm dịch vụ huy
    động vốn của NHTM. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng phát triển các sản
    phẩm dịch vụ huy động vốn của BIDV Nghệ An. Qua đó tác giả đề xuất các
    giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn của BIDV
    Nghệ An.
    6. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu kết luận, danh nục các tài liệu tham khảo, nội dung
    luận văn được kết cấu như sau:
    Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển
    các sản phẩm dịch vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại
    Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn
    tai BIDV Nghệ An
    Chương 4: Giải pháp phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn tai
    BIDV Nghệ An
     
Đang tải...