Thạc Sĩ Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài
    Từ xa xưa, các nghề tiểu thủ công nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng
    trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa tinh thần ở các vùng quê Việt Nam.
    Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế
    quốc tế, sự phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp rất có ý nghĩa trong việc
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn
    hóa truyền thống của dân tộc.
    Trong những năm qua, thực hiện chủ trương hỗ trợ và phát triển nông
    nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, các ngành nghề, làng nghề tiểu thủ
    công nghiệp ở nước ta đã và đang được khôi phục và phát triển. Một cuộc
    điều tra của Bộ công nghiệp cho thấy làng nghề Việt Nam đang sử dụng 1,3
    triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và 3 – 5 triệu lao động thời vụ đã khẳng
    định được vị trí quan trọng của làng nghề trong nền kinh tế nói chung. Làng
    nghề phát triển góp phần giải quyết việc làm cho nông thôn đang có quá nhiều
    người thất nghiệp; giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống; đặc biệt tạo ra
    bộ mặt đô thị mới cho nông thôn để nông dân ly nông nhưng không ly hương
    và làm giàu trên quê hương mình. Ngoài ra, việc phát triển các nghề tiểu thủ
    công nghiệp, đặc biệt là các nghề truyền thống còn có một ý nghĩa khác là sử
    dụng được lao động già cả , khuyết tật , trẻ em ma các khu vực kinh tế khác
    không nhận [2].
    Phổ Yên là huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên, có 18 đơn vị hành
    chính, gồm 15 xã và 3 thị trấn. Diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 256,68
    km2
    , dân số 139.961 người, mật độ trung bình 545,27 người/km2
    . Trong
    những năm qua, sản xuất nông lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong phát
    triển kinh tế huyện. Các ngành kinh tế khác trong đó có ngành nghề tiểu thủ
    công nghiệp đã và đang từng bước được khôi phục và phát triển, những kết
    quả đạt được tuy còn khiêm tốn nhưng lại có xu hướng tăng lên cùng với sự
    phát triển của nền kinh tế [24].
    Một số công trình nhằm bảo tồn và phát huy các nghề tiểu thủ công
    nghiệp, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dư thừa, tăng thu nhập cho
    khu vực nông thôn chủ yếu còn tập trung vào những vùng có quy mô sản xuất
    tiểu thủ công nghiệp lớn, việc nghiên cứu hoạt động sản xuất tiểu thủ công
    nghiệp ở những vùng có quy mô sản xuất nhỏ, đặc biệt đối với khu vực trung
    du miền núi như huyện Phổ Yên chưa thực sự được quan tâm đến.


    Nhằm góp phần hoàn thiện những vấn đề có tính chất lý luận và thực
    tiễn về phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên,
    xác định những hướng đi phù hợp trong tiến trình phát triển kinh tế, đặc biệt
    là kinh tế hộ gia đình, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển các nghề tiểu thủ công
    nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” cho Luận văn của mình.



    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa i
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn iii
    Mục lục iv
    Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt viii
    Danh muc cac bang ix
    Danh mục các biểu đồ, sơ đô x
    MỞ ĐẦU 1
    1. Sự cần thiết của đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
    4. Đóng góp mới của luận văn 3
    5. Bố cục của luận văn 3
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU

    4
    1.1. Cơ sở lý luận về nghề tiểu thủ công nghiệp 4
    1.1.1. Một số khái niệm 4
    1.1.2. Vai trò của các nghề TTCN 4
    1.1.3. Đặc trưng của nghề thủ công 9
    1.1.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của các nghề TTCN 10
    1.1.5. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta có liên quan đến phát
    triển các nghề TTCN
    15
    1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển các nghề TTCN 17
    1.2.1. Phát triển các nghề TTCN ở một số nước Châu Á 17
    1.2.1.1. Nhật Bản 17
    1.2.1.2. Ấn Độ 18
    1.2.1.3. Thái Lan 20
    1.2.1.4. Inđônêxia 21
    1.2.2. Phát triển các nghề TTCN ở Việt Nam 22
    1.2.2.1. Nghề gốm sứ 23
    1.2.2.2. Nghề đan lát mây tre, chiếu cói 24
    1.2.2.3. Nghề đóng gỗ cao cấp, chạm khắc gỗ 24
    1.2.2.4. Nghề kim hoàn 25
    1.2.2.5. Một số nét về tình hình phát triển các nghề TTCN ở tỉnh Thái Nguyên 29
    1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra đối với sự phát triển các nghề TTCN ở
    Việt Nam nói chung và đối với huyện Phổ Yên nói riêng
    29
    1.3. Phương pháp nghiên cứu 31
    1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu 31
    1.3.2. Phương pháp nghiên cứu 31
    1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 31
    1.3.2.2. Phương pháp thống kê 32
    1.3.2.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) 32
    1.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 33
    1.4.1. Những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất 33
    1.4.2. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất 34
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGHỀ TTCN Ở HUYỆN
    PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
    35
    2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35
    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 35
    2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 39
    2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện 42
    2.1.4. Đanh giá về điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên ảnh
    hưởng đến sự phát triển các nghề TTCN
    45
    2.2. Thực trạng phát triển các nghề TTCN ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 48
    2.2.1. Tình hình phát triển chung của các nghề TTCN 48
    2.2.2. Thực trạng phát triển một số nghề TTCN 53
    2.2.2.1. Nghề mây tre đan 53
    2.2.2.2. Nghề chế biến chè khô 63
    2.2.2.3. Nghề sản xuất gạch đất nung 73
    2.2.4. Những nhận xét, đánh giá chung về thực trạng phát triển các
    nghề TTCN ở Phổ Yên
    85
    2.2.3.1. Những thành tựu đạt được 85
    2.2.3.2. Những tồn tại 86
    2.2.3.3. Những nguyên nhân chủ yếu 87
    CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ
    YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC NGHỀ TTCN Ở HUYỆN PHỔ
    YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
    89
    3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển các nghề TTCN ở huyện
    Phổ Yên trong thời gian tới
    89
    3.2. Những giải pháp chủ yếu 91
    3.2.1. Những giải pháp chung 91
    3.2.1.1. Giải pháp về thị trường 91
    3.2.1.2. Giải pháp về vốn 94
    3.2.1.3. Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động 96
    3.2.1.4. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 98
    3.2.1.5. Giải pháp về quy hoạch, phát triển nguồn nguyên liệu 100
    3.2.1.6. Phát triển các nghề TTCN gắn với bảo vệ môi trường 101
    3.2.1.7. Hoàn chỉnh một số chính sách kinh tế của nhà nước trong
    việc phát triển các nghề TTCN
    103
    3.2.2. Những giải pháp riêng cho các nghề TTCN 106
    3.2.2.1. Đối với nghề mây tre đan 106
    3.2.2.2. Đối với nghề sản xuất gạch nung 107
    3.2.2.3. Đối với nghề chế biến chè khô 111
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...