MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Từ xa xưa, các nghề tiểu thủ công nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa tinh thần ở các vùng quê Việt Nam. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp rất có ý nghĩa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương hỗ trợ và phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, các ngành nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở nước ta đã và đang được khôi phục và phát triển. Một cuộc điều tra của Bộ công nghiệp cho thấy làng nghề Việt Nam đang sử dụng 1,3 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và 3 – 5 triệu lao động thời vụ đã khẳng định được vị trí quan trọng của làng nghề trong nền kinh tế nói chung. Làng nghề phát triển góp phần giải quyết việc làm cho nông thôn đang có quá nhiều người thất nghiệp; giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống; đặc biệt tạo ra bộ mặt đô thị mới cho nông thôn để nông dân ly nông nhưng không ly hương và làm giàu trên quê hương mình. Ngoài ra, việc phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là các nghề truyền thống còn có một ý nghĩa khác là sử dụng được lao động già cả , khuyết tật , trẻ em mà các khu vực kinh tế khác không nhận [2]. Phổ Yên là huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên, có 18 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 3 thị trấn. Diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 256,68 km2 , dân số 139.961 người, mật độ trung bình 545,27 người/km2 . Trong những năm qua, sản xuất nông lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế huyện. Các ngành kinh tế khác trong đó có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã và đang từng bước được khôi phục và phát triển, những kết